Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/10/2014, 11:59 AM

Đạo tràng và sự phát triển của đạo Phật

Trong Phật giáo, đạo tràng có nguyên nghĩa phát sinh từ thời đức Phật tại thế. Nguyên tự trong Phạn ngữ là Bodhi-manda, Hán ngữ dịch là đạo tràng, với ý nghĩa chỉ nơi đức Phật thành đạo, tức tòa Kim Cương dưới gốc Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, miền Trung Ấn Độ. Vì vậy, đạo tràng còn có tên gọi khác là pháp tọa.

Về ý nghĩa theo nghĩa sự tướng trực quan, thì đạo tràng là nơi hành đạo, thuyết pháp, truyền giới, thọ bát, cúng dường… của các nhà sư. Nói chung là những gì mang tính cách hình thức trong việc làm phật sự đều gọi chung là đạo tràng. Như vậy, ở nghĩa này, đạo tràng mang tính địa lý, không gian gắn với sự hành đạo của các tu sĩ Phật giáo.
Ảnh minh họa
Theo tìm hiểu trên các trang mạng về Phật giáo, hiện nay có các đạo tràng có đông thành viên như: đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc, đạo tràng Quang Minh, đạo tràng Bát quan trai, đạo tràng Phật Quang… 

Hình thức và mục đích thành lập đạo tràng cũng rất đa dạng. Có đạo tràng chuyên đi làm từ thiện, có đạo tràng niệm Phật, có đạo tràng để tham gia khóa thiền, đạo tràng chuyên đi làm phóng sinh; có cả đạo tràng trên các trang mạng xã hội với các tiêu chí khác nhau...Trong sinh hoạt hiện nay của đạo tràng trong Phật giáo thường do một hoặc nhiều vị sư chỉ dạy, thường được diễn ra trong phạm vi một ngôi chùa.

Các hoạt động sinh hoạt của đạo tràng nhằm giúp cho các thành viên nâng cao trình độ  hiểu biết về Đạo pháp, gây dựng lòng tin vững chắc đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có ý thức tôn trọng và kính ngưỡng Chư tôn đức tăng ni.

Tổ chức và hoạt động của đạo tràng được thực hiện trên cơ sở tuân thủ Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và quy chế sinh hoạt của cơ sở thờ tự tại nơi đạo tràng sinh hoạt
Ảnh minh họa
Các  hoạt động sinh hoạt của đạo tràng phải được tổ chức định kỳ, thường xuyên vào ngày nhất định hàng tuần, hàng tháng... Nội dung sinh hoạt cụ thể gồm có học nghi lễ, tụng kinh, niệm Phật, trao đổi chia sẻ Giáo lý, tập văn nghệ, sinh hoạt tập thể, thăm quan di tích danh lam thắng cảnh… với các hình thức sinh hoạt phong phú, phù hợp với từng thời kỳ và đối tượng.

Đạo tràng phải có Tôn chỉ và nguyên tắc hoạt động, các thành viên khi tham gia đạo tràng phải đầy đủ tiêu chuẩn quy định; phải có cơ cấu tổ chức; bên cạnh đó, đạo tràng phải có chức năng nhiệm vụ rõ ràng được ghi trong Nội quy; minh bạch trong tài chính; có hình thức kỷ luật cũng như khen thưởng các thành viên, tổ chức có các thành tích trong hoạt động…

Giáo hội nên tạo điều kiện, xây dựng khung pháp lý để hướng dẫn việc xây dựng và thành lập tổ chức đạo tràng quy mô toàn quốc.

Bên cạnh đó, công tác quản lý sẽ nảy sinh những khó khăn, phức tạp, đòi hỏi khâu tổ chức, nội quy, quy định phải cụ thể, rõ ràng.

Hy vọng trong tương lai không xa, ở Việt Nam sẽ có những đạo tràng quy tụ được hàng trăm ngàn, hàng triệu thành viên tham gia sinh hoạt phật sự theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

An Nga/Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5 năm 2014

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm