Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/01/2021, 09:54 AM

Đâu rồi ngày tết tuổi thơ

Nhiều. Nhiều lắm những thú vui dân gian ngày tết chốn quê xưa nay đã dần đi vào quên lãng. Tôi thật buồn, thật tiếc nuối vì đã không còn nghe, còn thấy, còn chơi những thú vui ngày xưa ấy.

Những hình ảnh quý hiếm về chợ Tết Hà Nội năm 1920

Năm nay gia đình tôi chuẩn bị về quê đón tết với nhiều nguyên nhân. Một là để tận hưởng không khí xuân yên bình, thanh thản để không phải đón tết ồn ào, tất bật chốn đô thành như những năm trước. Hai là để các con tôi có dịp biết đến những cảm xúc ngày tết thôn quê với những hoạt động thật dân dã, chân quê như: tảo mộ ông bà; “quết” bánh tráng, bánh phồng; dựng nêu; đưa “ông táo” về trời; rước ông bà đêm ba mươi; nấu bánh tét, bánh ú; làm bánh bông lan; tát “đìa” bắt cá ngày xuân…

Thật buồn vì những sinh hoạt văn hóa ấy hầu như đã đi vào quên lãng. Hiếm hoi lắm mới thấy được một cây nêu giữa làng quê rộng mở; không còn thấy cảnh người người tất bật “quết bánh”; làm mứt, phơi bánh tráng, bánh phồng. Những khuôn bánh kẹp được “xếp xó”; những cái cối xay bột im lặng cùng thời gian; những nồi bánh tuy còn duy trì nhưng số lượng nấu rất ít ỏi, chiếu lệ. Cũng có gì là lạ. Thời buổi hiện đại mà. Làm chi cho mệt, cho tốn công. Muốn mua gì thì cứ ra chợ, vào siêu thị thì có hết. Tha hồ lựa chọn. Mẫu mã phong phú. Màu sắc lập lòe.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi nhớ lúc xưa tết đâu có ai nói đến hàng giả, hàng kém chất lượng như bây giờ, mua gì cũng ngán ngẫm hàng “dõm” không rõ nguồn gốc. Hàng Trung Quốc, Thái Lan chiếm lĩnh thị trường. Chưa kể nỗi lo ăn gì cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm từ trái cây, các loại thực phẩm đã qua chế biến, các loại thịt, nước chấm…Các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin “…dùng ……có nguy cơ bị ung thư cao…”.

Tôi không thể nào quên tiếng "quết" bánh phồng phát ra những tiếng kêu thình thịch suốt đêm ngày như những bản nhạc xuân rộn rã khắp làng quê; những ánh lữa đốt cháy những khuôn bánh kẹp, bánh bông lan phát ra những tiếng kêu xèo xèo đi kèm mùi thơm phưng phức đến nao lòng; những vĩ tre, trúc, dừa nước chất đầy bánh, chuối ép phơi dọc theo các tuyến đường làng, những tiếng kêu phát ra “ọt ọt” từ các cối xay bột kèm theo những dòng bột chảy xuống những cái thau ngày một đầy. Cực nhưng vui, nhưng hạnh phúc đầy tràn. Lũ trẻ con như tôi chạy lăng xăng tiếp giúp công chuyện của người lớn, vừa được nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích mùi mẩn như “Thạch Sanh – Lý Thông”; “Cây tre trăm đốt”; “Công dã tràng”…do người lớn kể lại có khi bằng lối kể chuyện lại có khi bằng những câu ca dao có vần có điệu rất hấp dẫn.

Đêm về, chúng tôi còn “khoái” cái trò đi phát mấy cái bãng dò số lô tô cho người chơi tụ tập rất nhiều tại cái sãnh to tướng của nội tôi. Dưới ánh đèn “măng sông” sáng rực phát ra những tiếng kêu phù phù, tay “làm cái” đọc thơ rất vần trước khi đưa ra kết quả con số vừa “bốc” được trong chiếc túi vãi (ở Nam bộ gọi là cái bồng bột). Ai không chơi “lô tô” thì chọn thú vui đánh bài “tứ sắc”; bài “cào dùa”; bài “cát tê”…Những ai mê đờn ca tài tử thì xúm xít bên mấy tay đờn để hát hò thỏa thích kèm theo những ly rượu và mớ “mồi bén”. Nhiều người lớn ngồi canh những nồi bánh tét “khổng lồ” để kịp cúng ông bà sau thời khắc giao thừa. Ngoài sân banh, sân đình là nơi biểu diễn của những đoàn cải lương “bồ tèo” hay hoạt động của các trò chơi quay số, ném cổ vịt, bắn súng trúng mục tiêu, thảy tiền xu vào các cái dĩa trôi trên thau nước lớn…

Nhớ cây nêu ngày Tết

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sáng mùng một, những đoàn lân chuyên nghiệp có, “tự chế” (đa phần là trẻ em) có bắt đầu “kiếm ăn” với những màn biểu diễn chào mừng gia chủ. Tôi nhớ lúc này đoàn lân chỉ có mấy nhân vật chính như: một “ông” lân, một “ông địa” là đủ không như bây giờ múa lân có thêm nhân vật “thần tài”; “Tôn Ngộ không” cho thêm phần xôm tụ, vui nhộn. Lũ trẻ chúng tôi tụ tập để chúc tết ông bà, cha mẹ để nhận những phong bao lì xì màu đỏ, bên trong là những tờ giấy bạc mới “toanh” thơm phức rồi “biến mất” lẹ làng để có mặt tại các sòng “bầu, cua, cá, cọp” đang gọi mời.

Nhiều. Nhiều lắm những thú vui dân gian ngày tết chốn quê xưa nay đã dần đi vào quên lãng. Tôi thật buồn, thật tiếc nuối vì đã không còn nghe, còn thấy, còn chơi những thú vui ngày xưa ấy. Điều buồn hơn là các con tôi đã không còn có dịp "mục sở thị" những cảm xúc ngày xuân xa xưa ấy. Và rồi chúng lại chăm chú vào những điện thoại thông minh để tìm những thú vui riêng trong sự bất lực, xót xa của tôi mà tết thì cứ ầm ập ùa về. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngọn rau quê mẹ

Góc nhìn Phật tử 10:15 29/03/2024

Thị thành rau nhiều vô kể. Từ khắp nơi đổ về những cọng rau xanh um, non mượt, ú nu khoe dáng trong những khu chợ đông người. Loại nào cũng làm người ta mê mắt, nhìn là muốn mua về trổ tài nấu nướng cho cả nhà dùng.

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm