Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 18/08/2021, 13:25 PM

Đến để mà thấy

Trong bài viết này, chúng con muốn chia sẻ ý kiến của Tổng giám đốc Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF) của Pháp, bà Véronique Andrieux khi bà nhận xét rằng “Cội rễ của trận đại dịch này nằm ở trong sự lựa chọn tiêu thụ của chúng ta… và chúng ta phải thay đổi cơ bản quan hệ với thiên nhiên”.

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Quả thật, cuộc sống của chúng ta trên trái đất này là con người “cộng sinh” với thiên nhiên. Nói cho đúng hơn, loài người là “ký sinh” của trái đất và cũng như bao “ký sinh” khác” chúng ta không thể giết chết “vật chủ” vì khi vật chủ mất đi thì ký sinh cũng không thể tồn tại được. Những hậu quả ghê gớm mà đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra cho nhân loại phải chăng chính là câu trả lời cho việc con người đã đối xử tàn bạo với Mẹ thiên nhiên và cũng chính con người đang phải nhận lại những gì mà mình đã gây ra – trong mối quan hệ Nhân Quả.

Xưa kia Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống rằng mọi loài đều có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, gắn bó khăng khít với nhau.

Xưa kia Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống rằng mọi loài đều có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, gắn bó khăng khít với nhau.

Trong bài Tiểu kinh Nghiệp phân biệt Đức Phật dạy: Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?

Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ.

Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?

- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.

Lịch sử loài người cho thấy con người luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của chính mình: nhu cầu về cái ăn, cái mặc, điều kiện sống, thú vui chơi, học hành, giải trí, đi lại, những phát minh, sáng tạo. Trong chúng ta, không ai mong muốn quay trở lại thời kỳ ăn lông ở lỗ, hoặc thời kỳ mà cuộc sống chỉ gói gọn trong hai từ là ăn và ngủ, tuy nhiên, cùng với việc mức sống của con người ngày càng được nâng cao lên thì cũng chính là lúc con người đang quên đi rằng họ chính là “một phần của thiên nhiên” và việc phải bảo vệ trái đất này chính là để bảo vệ cuộc sống trong lành của con người!

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Sống biết đủ trong mùa đại dịch là hạnh phúc nhất

Những hoạt động tàn phá môi trường, làm biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ của trái đất, xả thải khí CO2 thông qua việc xây dựng tràn lan các khu công nghiệp, nạn phá rừng, chôn cất người chết không hợp vệ sinh, lạm dụng các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp, thưởng thức và buôn bán động vật hoang dã… chính là nguồn gốc của đói nghèo và dịch bệnh.

Hoạt động công nghiệp, xả thải CO2: Để đáp ứng nhu cầu của mình, con người đã bắt đầu xây dựng các nhà máy từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (giữa thế kỷ 18). Theo thời gian, các nhà máy này ngày càng lớn, càng hiện đại và càng sản xuất ra những sản phẩm đa dạng hơn. Khí CO2 và các loại khí hiệu ứng nhà kính khác, hoá chất độc hại ngày càng tăng. Riêng CO2, hàng năm chúng ta đã xả ra 36 triệu tấn và con số này còn đang tăng. Mức CO2 trong không khí trung bình hiện nay là 400 phần triệu, cao nhất từ trước đến nay. Những nước xả thải cao nhất là Trung Quốc (chiếm 25% tổng số), Mỹ (15%), Liên minh châu Âu (28%), Ấn Độ (7%) và Nga (5%). Khối lượng chất độc hoá học xả thải (chủ yếu là dioxin và methane) là khoảng 10 triệu tấn mỗi năm. Vũ Hán, nơi Covid-19 bắt đầu, có 5 khu công nghiệp, tổng cộng hơn 100 km2, tập trung sản xuất ô-tô, sắt và thép, sản phẩm công nghệ cao. Vùng Lombardia của I-ta-lia, nơi dịch bệnh hoành hành mạnh nhất, có 9 khu công nghiệp. Nhà máy ở các khu công nghiệp này xả thải ra môi trường và tạo điều kiện cho virus các loại nẩy nở. Tất cả những hoạt động này đã dẫn đến nhiệt độ trái đất tăng hơn 1oC so với thời kỳ trước công nghiệp hoá, làm mực nước biển dâng cao, huỷ hoại môi trường sống và nghiêm trọng hơn là thay đổi hệ sinh thái làm virus dễ phát triển hơn.

Một yếu tố nữa dẫn đến huỷ hoại môi trường là việc chôn cất người chết. Mỗi năm có khoảng 60 triệu người mất và cần chôn cất. Tập tục chôn người chết thay vì hoả táng làm vi trùng phát triển và là nguồn cho virus phát triển. Rác thải bệnh viện cũng là nguồn nữa. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi gường bệnh thường thải ra 0,2 đến 0,5 kg rác thải y tế mỗi ngày. Mười lăm phần trăm số rác thải bệnh viện đó có nguy cơ truyền bệnh, chất độc (thuỷ ngân và dioxin), chất phóng xạ. Nhân loại đang sống trong một bầu không khí bị ô nhiễm khủng khiếp và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm viêm phổi nặng khi bị nhiễm corona virus. Một nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy những nơi ô nhiễm nhất là những nơi có tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất. Điều này đúng với I-ta-lia ở vùng Lombardia, Emilia Romagna, Veneto, những vùng công nghiệp có số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao và tỷ lệ tử vong cũng rất cao.

Tuy nhiên con người chúng ta đã vô tình hay cố ý chậm nhận ra mối nguy hại biến đổi khí hậu đối với dịch bệnh. Ngay cả hiện nay vẫn có xu thế cho rằng biến đổi khí hậu không có liên quan gì đến hoạt động của con người. Chính vì thế phải mất nhiều năm (bắt đầu từ Hội nghị Copenhagen 2009 đến Hội nghị Paris năm 2015) thế giới mới có thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Và ngay cả khi nhận thức chung là như vậy thì Mỹ, nước xả thái CO2 lớn thứ nhì thế giới vẫn rút ra khỏi hiệp ước, không chấp nhận giảm thải CO2. Buôn bán động vật hoang dã trái phép: nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy không ít đại dịch trong vòng 20 năm qua cho thấy mối liên hệ rõ với các ổ chứa vi rút trong các quần thể động vật hoang dã. Dịch SARS cuối năm 2002 và đầu 2003 từng lây nhiễm cho hơn 8.000 người ở 37 quốc gia, khiến 774 người tử vong, xuất phát từ một chủng vi rút betacorona mới có nguồn gốc từ dơi thông qua vật chủ trung gian là cầy hương. Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-COV) bùng phát vào năm 2012 khiến 2.494 người lây nhiễm và làm thiệt mạng 858 người cũng bắt nguồn từ một chủng vi rút corona khác truyền từ dơi qua lạc đà tới người. Mối liên hệ này cho chúng ta thấy điều cấp thiết là phải chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép, hoạt động tội phạm lớn thứ tư sau buôn bán ma tuý, sản xuất và tiêu thụ hàng giả và buôn bán người.

Ở đây, đạo Phật có thể cho chúng ta một lời giải thích hợp lý. Theo đạo Phật, đó là nhân quả. Chúng ta sẽ nhận lại những gì chúng ta cho đi. Nói một cách khác là nếu chúng ta làm điều gì xấu thì sớm hay muộn cũng phải chịu hậu quả. Giáo lý này được cha ông chúng ta đúc kết lại trong câu ngạn ngữ “Gieo gió thì gặt bão”. Loài người chúng ta đã tàn phá thiên nhiên thì sớm hay muộn thiên nhiên cũng sẽ đánh trả lại, chúng ta sẽ “gặp bão”. Có lẽ sớm nhận thức được điều này nên ngay từ năm 2015, Bill Gates đã cảnh báo một đại dịch do virus gây ra và nhiều người khác nữa cũng đã có những cảnh báo tương tự. Những tiên đoán này đã thành sự thật với đại dịch Covid-19. 

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ. Con đường ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn, này Thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh không hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy.. thiện thú... người ấy được ít bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn... tánh không não hại... hay với cây đao.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... cõi dữ... xấu sắc. Con đường ấy đưa đến xấu sắc, này Thanh niên, tức là phẫn nộ... bất mãn.

Phải chăng chỉ có việc toàn tâm toàn ý hướng suy nghĩ và hành động của chúng ta vào những cố gắng bảo vệ môi trường, và hơn hết là xây dựng một nền kinh tế quay vòng và tái chế. Loài người không thể dừng đáp ứng nhu cầu của chính mình. Do vậy, loài người phải thay đổi cách thức sản xuất, không huỷ hoại môi trường nếu không thì một đại dịch nữa có thể sẽ lại xảy ra. Chúng ta phải tập trung vào phát triển bền vững thay vì tập trung vào nâng cao tăng trưởng GDP bằng bất cứ giá nào. Một điều quan trọng nữa là cần giảm chi phí quốc phòng đặc biệt là nghiên cứu và phát triển vũ khí hoá học và vũ khí hạt nhân có liên quan trực tiếp đến việc gìn giữ môi trường sinh thái cân bằng cho cuộc sống của chính chúng ta.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho bị nói đến nhiều, cũng không bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và không tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy.... thiện thú... đẹp sắc (pasadika: hoan hỷ) Con đường ấy đưa đến đẹp sắc, này Thanh niên, tức là không phẫn nộ... không bất mãn.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tật đố, đối với người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... ác thú... quyền thế nhỏ. Con đường ấy đưa đến quyền thế nhỏ, này thanh niên, tức là tật đố... ôm ấp tâm tật đố.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có tật đố, đối với những người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, không sanh tật đố, không sanh tâm, không ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy... thiện thú... quyền thế lớn. Con đường ấy đưa đến quyền thế lớn, này Thanh niên, tức là không tật đố... không ôm ấp tật đố.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ. Con đường đưa đến tài sản nhỏ. ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện thú... nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản nhỏ... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc...

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... đọa xứ... thuộc gia đình hạ liệt. Con đường đưa đến gia đình hạ liệt.. không cúng dường những người đáng cúng dường.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh lễ... cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... thiện thú... vào gia đình cao quý. Con đường đưa đến gia đình cao quý... cúng dường những người đáng cúng dường.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... đọa xứ... trí tuệ yếu kém. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém... lợi ích, hạnh phúc lâu dài?"

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện... lợi ích, an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... thiện thú... đầy đủ trí tuệ. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ... lợi ích, an lạc lâu dài?".

Ở đây, này Thanh niên, con đường đưa đến đoản thọ, dẫn đến đoản thọ, con đường đưa đến trường thọ, dẫn đến trường thọ; con đường đưa đến nhiều bệnh, dẫn đến nhiều bệnh; con đường đưa đến ít bệnh, dẫn đến ít bệnh; con đường đưa đến xấu sắc, dẫn đến xấu sắc; con đường đưa đến đẹp sắc, dẫn đến đẹp sắc; con đường đưa đến quyền thế nhỏ, dẫn đến quyền thế nhỏ; con đường đưa đến quyền thế lớn dẫn đến quyền thế lớn; con đường đưa đến tài sản nhỏ, dẫn đến tài sản nhỏ; con đường đưa đến tài sản lớn, dẫn đến tài sản lớn; con đường đưa đến gia đình hạ liệt, dẫn đến gia đình hạ liệt; con đường đưa đến gia đình cao quý, dẫn đến gia đình cao quý, con đường đưa đến trí tuệ yếu kém, dẫn đến trí tuệ yếu kém; con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ, dẫn đến trí tuệ đầy đủ.

Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.

Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp

Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp

30 khám phá giúp bạn thức tỉnh vượt qua đại dịch

Trích kinh: Ðại kinh Nghiệp phân biệt:

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn có thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người từụ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này".

Như vậy, Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... tất cả sau khi thân hoại mạng chung; họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí"; như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp

Trong quá trình đáp ứng nhu cầu của chính mình, loài người chúng ta không có cách nào khác ngoài tôn trọng trái đất của chúng ta, tôn trọng không gian sinh tồn của các sinh vật sống, động vật cũng như thực vật, đó là giữ gìn lá chắn thiên nhiên bảo vệ loài người. Tôn trọng thiên nhiên, loài người sẽ tránh được “quả báo” như dịch Covid-19 và sẽ được thiên nhiên trả lại những điều tốt lành.

Tóm lại, đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là sự chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn…

Đặc biệt nhất phải kể đến đội ngũ y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu, trực tiếp công tác tại các bệnh viễn chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ngay cả những bác sĩ đã về hưu, hay sinh viên y khoa còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng luôn sẵn sàng góp sức mình vào “trận chiến” của đất nước. Hay như hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã nhường nơi ở của mình cho những người dân đang thực hiện cách ly, những chiến sĩ bộ đội biên phòng đang ngày đêm trông coi khu vực biên giới… Thật tự hào khi mọi người dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều một lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thật đáng buồn về trường hợp của cô gái trốn cách ly vẫn ngang nhiên quay video đăng lên mạng để khoe khoang việc làm của mình, những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dẫn người nhập cảnh trái phép vào nước ta… để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Những hành vi này đều đáng lên án, vì nó có thể phá hoại công sức của cả một tập thể. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm