Điều gì nguy hiểm hơn cả vách núi sâu
Ở đời có lắm mối nguy, ai cũng sợ nguy hiểm và tìm cách đề phòng. Tuy vậy, theo tuệ giác của Thế Tôn, mối nguy lớn nhất ở đời là không biết như thật về già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não của kiếp người.
Trí viên giác chiếu soi vô minh
Vì không thấy rõ sự thật khổ của thế gian nên con người mải mê, vui thích chạy theo những điều mình cho là đúng, là hạnh phúc nhưng kỳ thực vẫn đang vun vén, hướng về một điểm chung là già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Người tu Phật mà không nhận ra điều này để định hướng cuộc đời, Đức Phật gọi là nguy hiểm còn hơn đứng chênh vênh bên vách núi sâu.
“Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Các ông hãy đi cùng Ta đi đến vách núi sâu nguy hiểm.
Các Tỳ-kheo bạch Phật: Thưa vâng Thế Tôn.
Bấy giờ, Thế Tôn cùng đại chúng đến vách núi sâu nguy hiểm, trải tòa ngồi, sau khi đi quan sát chung quanh hang núi sâu hiểm trở xong, rồi bảo các Tỳ-kheo:
- Hang núi này thật là sâu và nguy hiểm.
Lúc ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn, vách núi này thật là sâu hiểm, nhưng còn có thứ gì sâu hiểm cùng cực và đáng sợ hơn nó không?
Phật biết ý của Tỳ-kheo này nên đáp liền:
- Như vậy, này các Tỳ-kheo, vách núi này rất sâu hiểm, nhưng đối với nó còn có thứ sâu hiểm đáng sợ hơn nữa, đó là Sa-môn, Bà-la-môn không biết như thật Khổ Thánh đế; không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Những vị này hoan lạc nơi các hành vốn là cội gốc của sự sanh; hoan lạc nơi các hành vốn là cội gốc của sự già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não, mà tạo tác các hành này, khiến cho các hành lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não càng ngày càng tăng trưởng, để rơi vào chỗ sâu hiểm của lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như vậy, Tỳ-kheo, cái này rất sâu hiểm; nguy hiểm hơn cả cái kia. Cho nên Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 421)
Làm sao để cân bằng giữa sự nghiệp và tu hành?
Đức Phật đã chỉ dạy thật rõ ràng, chúng sinh vì không thấy rõ sự thật về Khổ đế nên ‘hoan lạc nơi các hành vốn là cội gốc của sự sanh; hoan lạc nơi các hành vốn là cội gốc của sự già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não’. Có nghĩa là, chúng sinh đang vui thích với những suy nghĩ, việc làm mà mình nghĩ là quan trọng và cần thiết cho đời sống nhưng cuối cùng cũng chỉ đi đến khổ, không thoát khỏi khổ.
Thế nên, về mặt đời sống thực tiễn thì người con Phật vẫn cần làm ăn, tạo ra sự sung túc, đủ đầy nhưng đó chưa phải là cứu cánh đích thực của đời người. Quan trọng là thấy rõ bản chất đời sống để tìm cách vượt ra khỏi khổ, không ‘khiến cho các hành lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não càng ngày càng tăng trưởng, để rơi vào chỗ sâu hiểm của lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não’.
Vô minh và tham ái là cội nguồn của mọi khổ đau. Bát Thánh đạo là con đường chân chính giúp người con Phật vượt thoát khổ đau. Người tu Phật tinh chuyên thực hành Bát Thánh đạo chính là cách đúng đắn nhất để thoát khổ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngũ giới là gì?
Kiến thức 09:20 24/12/2024Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử.
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Kiến thức 16:17 23/12/2024Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Xem thêm