Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/06/2021, 10:10 AM

Điều thiện vĩ đại không gì bằng xây dựng đạo đức cho con người

Người tu sĩ tu hành chân chính là đem cả cuộc đời mình ươm mầm đạo đức, nên ta hiểu vì sao các vị nhận được sự quý kính từ mọi người.

Nếu nhìn một tu sĩ mà ta thấy vị đó tuy hiền lành, thâm trầm, lặng lẽ, nhưng khi cần, dù chỉ một, hai lời cũng có thể dạy cho ta đạo lý thì ta vẫn phải cúi đầu đảnh lễ. Bởi vì chư Tăng Ni chuyên tâm vào điều thiện rất lớn là dạy đạo đức cho con người.

Nhưng đáng tiếc nếu như hiểu không tới, nếu tu sĩ chỉ chuyên tâm làm việc từ thiện như cứu trợ xóm nghèo này, cứu trợ xóm nghèo kia rồi đăng báo, lên mạng… mà quên tu, quên mất nhiệm vụ chính của mình là dạy đạo đức cho con người thì đó là điều thiện cạn. Cứu trợ từ thiện là một việc rất tốt, nhưng phải nhớ rằng nhiệm vụ chính của người tu sĩ là chịu trách nhiệm về đạo đức và tâm linh cho xã hội. Đó mới là điều thiện tạo ra phước rất lớn.

Điều thiện vĩ đại không gì bằng xây dựng đạo đức cho con người

Điều thiện vĩ đại không gì bằng xây dựng đạo đức cho con người

Trong Kinh có câu chuyện: Một người ngoại đạo hỏi Đức Phật: “Nếu chúng tôi không tu theo đạo Phật, thì khi chết, chúng tôi có được sinh lên cõi Trời không?” Đức Phật trả lời: “Trong chín mươi mốt kiếp qua, từ hồi tạo thiên lập địa tới bây giờ, ta không thấy một người ngoại đạo nào được sinh lên cõi Trời, trừ một hạng người – đó là người thường hay tuyên giảng về Nhân Quả Nghiệp Báo”.

Ý của Phật trong câu chuyện này là người nào hay nhắc nhở người khác về luật Nhân Quả Nghiệp Báo, người đó sẽ được phước rất lớn. Vì vậy, từ đây ta phải luôn luôn nhắc nhở người khác về nhân quả. Nếu ta không nói được thì nhờ người khác nói, hoặc tặng sách, tặng băng đĩa về nhân quả. Như vậy, cũng có nghĩa là ta đã giáo hóa được người khác. Đó là một điều thiện lớn.

Trích sách: Trí tuệ phân biệt thiện ác

Thượng tọa Thích Chân Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Kiến thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Kiến thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm