Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/10/2022, 09:00 AM

Dinh dưỡng tốt nhất cho thân thể con người là hoan hỷ

Người học Phật, người chân thật dụng công, dù tuổi tác lớn cũng không già. Vì sao họ lại không già? Ngày ngày họ tưởng Phật, Phật không già. Ngày ngày tưởng Bồ Tát, Bồ Tát không già. Ngày ngày nghiên cứu kinh giáo, pháp hỷ sung mãn.

Mỗi một người đều hy vọng chính mình lớn lên xinh đẹp, các vị thử so sánh với Bồ Tát Quan Thế Âm xem, so sánh với A Di Đà Phật xem. Tướng mạo của A Di Đà Phật là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, một chút kém khuyết đều không có.

Trên kinh Đức Phật nói với chúng ta: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Thân thể dung mạo của chúng ta là tâm tưởng sanh. Mỗi ngày bạn nghĩ tham, khi nghĩ tham nhiều rồi thì mặt người sẽ giống như mặt quỷ. Ngày ngày tham tài, tham sắc, tham danh, tham lợi. Bạn từ từ tỉ mỉ mà xem, tướng mạo đó dần dần lộ ra mặt quỷ. Tâm sân hận quá nặng thì mặt địa ngục hiện ra, ngu si là mặt súc sanh.

Vì sao bạn không tưởng Phật chứ? Ngày ngày nghĩ Phật, khuôn mặt chúng ta liền sẽ biến thành mặt của Phật. Cho nên nếu các vị muốn chính mình lớn lên xinh đẹp dễ thương, thì mỗi ngày quý vị nghĩ tưởng Quan Thế Âm Bồ Tát, tưởng A Di Đà Phật. Bạn nghĩ tưởng ba năm, tướng mạo của bạn liền giống như Phật, như Bồ Tát. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, pháp môn niệm Phật của chúng ta nói phương pháp niệm Phật rất tường tận, gọi là Thập Lục Quán Kinh, quán tưởng. Nguyên lý của quán tưởng chính là “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Tưởng cái gì thì biến ra cái đó.

Tâm hoan hỷ nghĩa là gì?

311462722_105964648966121_7424755425047613372_n

Cho nên những người tuổi tác lớn, tại vì sao không nghĩ là trẻ, thường hay nghĩ trẻ thì họ sẽ không già. Vạn nhất không nên khi tuổi tác lớn thì nghĩ: “Ây da, không được! Già rồi”. Ngày ngày nghĩ già thì năm sau sẽ già hơn năm trước, già đến rất nhanh. Bạn tỉ mỉ mà quan sát người thế gian, thông thường trước khi họ chưa về hưu thì họ không nghĩ họ già. Ngày ngày bận lo làm việc quên mất đi tuổi già, cho nên họ không dễ gì già, tốc độ của sự lão hoá rất chậm. Sau khi vừa thoái hưu, hai năm không gặp mặt mà tưởng gần như hai mươi năm rồi không gặp mặt vậy.

Do nguyên nhân gì vậy? Họ không có việc gì làm, mỗi ngày đều nghĩ già, nghĩ bệnh thì nguy to rồi! Lại già lại bệnh, sau khi thoái hưu rồi thì đến nơi nào để làm việc? Ngày ngày đi bác sĩ khám, ngày ngày khám bệnh, khổ không nói ra lời. Vì sao họ lại biến thành như vậy? Chính họ không hề biết quan niệm của họ là sai, một ngày từ sớm đến tối nghĩ già, nghĩ bệnh, nghĩ chết… Bạn nói xem, có đáng lo hay không? Đó là sai lầm nghiêm trọng.

Người học Phật, người chân thật dụng công, dù tuổi tác lớn cũng không già. Vì sao họ lại không già? Ngày ngày họ tưởng Phật, Phật không già. Ngày ngày tưởng Bồ Tát, Bồ Tát không già. Ngày ngày nghiên cứu kinh giáo, pháp hỷ sung mãn. Các vị phải biết, dinh dưỡng tốt nhất cho thân thể con người là hoan hỷ. Người thế gian không phải nói là “Người gặp việc vui tinh thần phấn khởi” hay sao? Người gặp được việc vui tinh thần đặc biệt phấn chấn, đặc biệt hoan hỷ. Đạo lý chính là như vậy.

Nếu bạn chân thật vào được Phật pháp, bạn có thể thể hội được nghĩa thú của kinh điển, thì pháp hỷ sung mãn. Một ngày từ sớm đến tối hoan hỷ, số lượng công việc có nhiều hơn cũng không biết mệt, không cần đến bất cứ dinh dưỡng hay thuốc thang gì của thế gian.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm