Học hạnh Bồ tát Quan Âm
Bồ tát Quán Thế Âm thành tựu giác ngộ giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau, có đầy đủ năng lực trí tuệ và từ bi lớn, có thể cứu giúp muôn vạn chúng sinh thoát khổ, bớt khổ chính là nhờ tu tập pháp "Nhĩ căn viên thông".
Con người có nhiều phiền não khổ đau, một phần là do từ "cái nghe" mà ra
Nói và nghe; nghe và nói mà không có sự tỉnh giác chánh niệm sẽ gây ra phiền não khổ đau cho bản thân mình và những người xung quanh
Không ít người đụng đâu nói đó, thấy gì nói đó, nghe đâu chấp đó.
Nói theo nghiệp, nghe thêm chấp, khổ não sẽ theo sau như hình với bóng
Bồ tát Quán Thế Âm thành tựu giác ngộ giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau, có đầy đủ năng lực trí tuệ và từ bi lớn, có thể cứu giúp muôn vạn chúng sinh thoát khổ, bớt khổ chính là nhờ tu tập pháp "Nhĩ căn viên thông".
Tu pháp "Nhĩ căn viên thông" là gì? Pháp này cao siêu uyên áo không thể trong vài lời nói hết được, nói đơn giản "Nhĩ căn" là lỗ tai của ta," viên thông" là tròn đầy, sáng suốt, thông tỏ. Nói một cách đơn giản là biết nghe một cách tỉnh giác, trí tuệ, sáng suốt và thông tỏ, không vướng, không chấp.
Hạnh nguyện Bồ Tát Quan Thế âm - Giải pháp vượt qua những khủng hoảng thời đại

Ai có lỗ tai, thì sẽ nghe được mọi lời nói và âm thanh trong môt phạm vi nhất định.
Nhưng có người không biết cách nghe và có người biết cách nghe:
Người không biết cách nghe là người thường để những lời nói không hay, những âm thanh không tốt, lọt vào lỗ tai ta, tác động tâm ý ta, khiến ta bực mình, khó chịu tức giận, ưu phiền khổ não.
Ví dụ, như tai của ta nghe lời nói xấu, đâm thọc, hoặc lời mắng chửi của người khác khiến ta tức giận rồi tự mình khổ đau. Nói dễ hiểu là ta bị nô lệ, bị sai sử bởi những âm thanh xấu ác khi lọt vào tai ta. Người này chưa có trí tuệ, thiếu sáng suốt, chưa biết học cách nghe của Bồ tát Quan Âm
Người biết cách nghe là người không để những lời nói không hay, đâm thọc, chỉ trích, những âm thanh không tốt tác động đến tâm ý, cảm xúc của ta, không bị sai sử bởi những lời nói và âm thanh xấu đó.
Tức là người biết sống tỉnh giác, sáng suốt khi nghe, biết phân biệt, biết chọn lọc, đưa những lời hay, lẽ phải hướng thiện, thanh tịnh, giác ngộ của Phật, hiền thánh, thiện tri thức vào tâm mình. Biết quán xét, biết thanh lọc, không giữ lại tâm ý mình những lời xấu ác, làm ô nhiễm tâm ý mình. Đương nhiên, muốn làm được điều này phải biết tu tập sửa đỗi hàng ngày, không phải bỗng dưng mà có được khả năng này.
Quán Thế Âm bồ tát biến những phiền não khổ đau qua cái nghe của thế gian, thành phương tiện thần thông nghe tiếng kêu cứu khổ đau của chúng sinh mà ra tay cứu độ giúp đỡ
Tóm lại, ta học tập pháp nghe của Quan Âm bồ tát một cách cụ thể như sau:
1 là, Tập lắng nhiều hơn nói, không nói nhiều
2 là Tập nghe một cách tỉnh giác sáng suốt, chú tâm và chân thành
3 là Tập lắng nghe để hiều, để thương, để thông cảm chứ không phải nghe để phán xét, để chỉ trích, hơn thua
4 là Tập chỉ nghe lời thiện, lời hay, lời giác ngộ và nghe mà không nhiễm ô, không chấp trước, không dính mắc, không đưa vào tâm những lời xấu ác, bất thiện...
Đôi khi, những lúc chướng nạn, khổ đau bất an, chỉ cần chú tâm thành ý niệm: Nam mô Quan Thế Âm bồ tát đã giúp ta an ổn bớt khổ rồi
Vì chúng ta biết chỉ cần chúng ta biết cách lắng nghe một cách tỉnh giác thì đã làm cho cuộc đời của chúng ta, của người xung quanh và chúng sinh bớt khổ, thêm vui.
Người trong thế gian nếu cùng học theo hạnh Quan Âm thì có thể biến nhân gian thành Tịnh Độ
Tập pháp nghe
Quán Thế Âm
Chú tâm, chân thành
Hỷ xả cảm thông
Không dính mắc
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm