Đọc “Lắng nghe hơi thở” để cảm thấy nhẹ nhõm trong tâm hồn
Làm sao có thể nhẹ nhàng “thở và mỉm cười” khi phải lao chen khổ nhọc ngoài kia? Làm sao “để gió cuốn đi” khi mỗi ngày đời sống có đủ lý do oằn lên vai người những điều không lường trước được?
Lắng nghe hơi thở là tập sách viết về những giá trị sống, chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả 8X Lưu Đình Long, được ra đời từ năm 2012 (NXB Trẻ) - vừa mới tái bản, bổ sung và chỉnh sửa, do NXB Dân Trí và SaigonBooks ấn hành tháng 5-2021.
Cuốn sách ban đầu khá mỏng, được viết khi Lưu Đình Long mới 26 tuổi - không phải là một người đã quá già dặn, từng trải - nhưng có lẽ chính độ lùi của sự chiêm nghiệm, trầm tĩnh và am hiểu Phật pháp đã cho anh có được những chia sẻ sâu sắc trong từng trang. Với bản in mới này, cuốn sách dày dặn hơn cả về số trang, chất lượng bìa và cảm quan từ những bài viết mới được bổ sung.
Ngay từ những trang viết đầu tiên, tác giả đã khiến người đọc phải chú ý “nhận diện chính mình”. Anh viết: “Hiểu mình, ưu ái với mình - đó là bước đi đầu tiên để có thể hiểu người, hiểu đời và yêu thương người khác”. Khái niệm “nhận diện” luôn cần cho mọi cuộc đời. Ai có được cả một thế giới bình an trong trái tim là người đủ trầm tĩnh để phân tích vấn đề một cách thấu đáo, nhìn nhận mọi sự việc theo những mặt tích cực, hiểu rõ chính mình và thấu hiểu và cảm thông cho người khác.
“Xin ngồi xuống đây, trao nhau nụ cười, trao nhau tình thân ái”, “Nhẹ nhàng lắng nghe hơi thở trong giây phút tĩnh tâm. Để mỗi ngày qua bạn sẽ thấy lòng bình an và sự nhiệm màu của Phật pháp”… Có thể, đọc những dòng này mọi người sẽ cảm thấy điều gì đó xa xôi, thiếu thực tế trong cuộc sống vội vã hôm nay.
Làm sao có thể nhẹ nhàng “thở và mỉm cười” khi phải lao chen khổ nhọc ngoài kia? Làm sao có thể “để gió cuốn đi” khi mỗi ngày đời sống vẫn có đủ lý do để oằn lên vai người những điều không lường trước được? Làm sao có thể thanh thản chỉ “sống cho ngày hôm nay” khi vốn dĩ tự trong mỗi người đã có một nỗi lo về tương lai, và quá khứ cũng hiện hữu với tất cả những hình tướng của thời gian? Làm sao có thể vô ưu để nói về những triết lý sống mà lắm khi bị cho là “kẻ sống trong nhung lụa thì làm sao hiểu được bước chân người phải đi trên hố chông”? Và làm sao có thể để “tâm an” trước những phức tạp của dịch bệnh Covid-19…
Luôn có nhiều suy nghĩ trái ngược trước những thông điệp làm người. Nhưng hãy cứ từ từ, cứ chậm rãi lần giở những trang viết của tập sách Lắng nghe hơi thở. Cứ đọc thong thả nhất có thể trong nhịp điệu bình an nhất của không gian, thời gian, bạn sẽ từng khoảnh khắc một nhận diện chính mình. Nhận thấy chuỗi hành trình bạn đã và đang đi qua, trong mỗi sát-na (khoảnh khắc) mà lúc nào trong trong vội vã của đời: bạn lãng quên, trong nông nổi của những lý giải: bạn sai lầm, trong sự mất phương hướng giữa cuộc sống: bạn quỵ ngã…
Ngày còn rất bé, tôi đã được nghe rằng: “Một lời nói thẳng có thể là một chén thuốc đắng với người nghe nhưng âm ỉ qua thời gian nó sẽ trở thành mật ngọt, thẩm thấu trong trái tim để nuôi dưỡng giá trị sống cho mỗi con người”. Lắng nghe hơi thở của Lưu Đình Long cũng có những lời nói thẳng như vậy. Nói thẳng để hướng đến chân thiện mỹ - mà hơn hết là giúp mỗi người có thể “nhẹ nhàng bỏ đá trong lòng” để thong dong bước đến bình an.
Lưu Đình Long từng là người phụ trách tư vấn cho tuổi mới lớn trên tập san Áo Trắng, từ làm “chuyên viên tâm lý”, giải tỏa khúc mắc cho độc giả gần xa trên trang Facebook cá nhân. Cùng vốn kiến thức tự học về Phật pháp với các bậc tôn đức mà anh có duyên và lựa chọn sống về phía an lạc trong Lắng nghe hơi thở, một lần nữa, anh truyền tải được những giá trị sống đầy ý nghĩa đến mọi người.
Cách tác giả phân chia rõ ràng từng cảm xúc trong mỗi đoạn đời ở cuốn sách này giúp người đọc hiểu, mọi chuyện trải trong cuộc sống này dù có khác nhau, chung quy lại, chúng đều phải bắt nguồn từ những lý do, cội rễ nào đó và dẫn đến một kết quả nào đó. Mọi việc tốt hay xấu đều do chính sự lựa chọn của chúng ta, tùy theo thái độ sống và hành động.
Đọc Lắng nghe hơi thở của Lưu Đình Long cũng chính là cách ta chọn cho mình một hành trình trở về với tâm tưởng, “nhận diện chính mình’, “gọi tên hạnh phúc” “học cách buông bỏ”, “sống cho hiện tại”…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama
Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.
Chúng ta sống vì điều gì?
Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.
Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye
Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.
CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Nhờ sách của Thiền sư Nhất Hạnh tôi đã vượt qua nỗi đau mất mẹ"
Sách Phật giáo 09:30 18/10/2024Cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi giúp Nguyễn Tuấn Quỳnh hiểu sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, mang lại sự an ủi trong thời khắc đau buồn
Xem thêm