Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/04/2022, 15:25 PM

Đời người là vô thường, nên đừng gây buồn khổ cho nhau

Trong cuộc đời, người ta thương nhau rồi bỏ nhau rất nhiều.Trong cuộc đời này người ta chụp mũ kết tội nhau cũng rất nhiều và nỗi buồn xuất hiện vì những điều ta làm buồn nhau. Đó là buồn trên tình cảm thôi, trên sự xúc phạm thôi. Còn những loại buồn khổ vì sự mưu hại.

Trong cuộc đời, người ta thương nhau rồi bỏ nhau rất nhiều.Trong cuộc đời này người ta chụp mũ kết tội nhau cũng rất nhiều và nỗi buồn xuất hiện vì những điều ta làm buồn nhau. Đó là buồn trên tình cảm thôi, trên sự xúc phạm thôi. Còn những loại buồn khổ vì sự mưu hại.

Ví dụ: vì cạnh tranh, rồi người này mưu hại, giết một người kia. Gài bẫy cho chiếc xe lao xuống vực, rồi người kia chết. Khi người kia chết đi thì để lại vợ con thì vợ con cả đời đau khổ. Cứ nhớ tới chồng mình, rồi thương con vì đứa bé nhớ đến cha mà khóc. Tất cả nỗi buồn đó cộng lại thành nghiệp. Mà trên đời này chuyện đó không ít.

Ví dụ: Một cuộc chiến tranh đi qua thì nỗi buồn để lại trên mặt đất là tràn ngập, nỗi buồn nhiều hơn máu rơi. Máu rơi xuống vài lít thôi nhưng mà nỗi buồn để lại là lênh láng tràn ngập. Một người chết thì vài lít máu chảy ra. Nhưng nỗi buồn sau đó là lênh láng. Nên nghiệp cuồn cuồn trói lại, bó lại cả cái thế giới này. Cả thế giới này bị bó lại, bị nhấn chìm trong nghiệp của chúng sinh làm buồn khổ lẫn nhau.

Xin thương nhau giữa cuộc đời vô thường

an.phatgiao.org.vn

Và nỗi buồn đó, cái nghiệp đó bay lẫn quẫn trong không gian này. Nó gặp đúng người nào ngày xưa đã từng gây nỗi buồn cho người khác. Nó nhập vào trong tâm người đó. Thế là người đó xuất hiện ung thư tâm lý, bị một nỗi buồn vô cớ, không biết nguyên nhân và cứ tự mình làm mình buồn tiếp. Tự nghĩ những ý nghĩ buồn tiếp cho đến ngày tự kết thúc mình bằng cái chết là xong. Bệnh trầm cảm là như vậy.

Nên chúng sinh khắp thế giới này thường gây cái nghiệp làm buồn lòng nhau. Có những chuyện buồn ít thôi, nhưng có những chuyện làm buồn sâu sắc, kéo dài và như thế. Ngưới có đạo đức, người biết tu hành. Một bậc hiền thiện thì tâm lúc nào cũng tinh tế để đừng làm buồn lòng người khác. Càng tinh tế chừng nào, càng đạo đức chừng nào. Thì ta cẩn thận từng lời nói một để không làm buồn lòng ai.

Chúng ta nhìn lại lòng mình xem, mình đạt đựơc đạo đức đó chưa? Đựơc sự tinh tế đó chưa? Hay là ta muốn nói gì thì nói, muốn cư xử ra sao thì cư xử? Ai thấy buồn thì kệ. Thì ta là một loại vô minh, ngu dốt và ác độc. Còn nếu mà ta thuộc loại người tinh tế, khi cư xử lúc nào cũng cẩn thận. Đừng để người khác buồn, hoặc buồn rất ít, thì ta được xếp vào bậc hiền thiện, đạo đức. Mà cái ranh giới này rất mong manh. Nếu chúng ta ích kỷ, tham lam sân hận thì ta sẵn sàng làm cho người khác buồn. Thì người đó thuộc loại ác độc, không có đạo đức.

Còn người tu hành chân chính theo lời Phật dạy là biết yêu thương, biết xót xa tới nỗi buồn khổ của người khác. Thì hết sức cẩn thận trong từng lời ăn tiếng nói, trong từng cư xử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sống đời dễ chịu

Sống an vui 19:00 17/04/2024

Hãy là một người đơn giản với trái tim có chủ kiến riêng. Không cô phụ mỗi tấm chân tình trong cuộc đời, cũng không nuông chìu những kẻ lợi dụng, vô nghĩa.

Cuộc sống đã không dễ dàng, đừng làm khó mình thêm nữa

Sống an vui 11:30 17/04/2024

Mỗi ngày, mở mắt ra sẽ có những cuộc gặp khác nhau chờ đón, dù thích hay không cũng đều phải đối diện. Cuộc sống, không phải bạn muốn thì sẽ được như ý, mà những tốt xấu, thật giả, ấm lạnh đều phải tự mình kinh qua.

Hai nguyên tắc làm vơi đi phiền não

Sống an vui 10:39 16/04/2024

Trên thế gian này chỉ có lòng từ bi mới có khả năng làm vơi đi những nỗi khổ niềm đau. Các bạn nhất định phải hỷ xả, cần phải mở lòng khoan thứ, bao dung, thương yêu mọi người, mọi chúng sanh. Thương yêu và tha thứ mọi người, bạn sẽ sống những ngày rất hạnh phúc.

Tham ái là nguyên nhân dẫn đến đau khổ

Sống an vui 08:37 16/04/2024

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh. Đức Phật chẩn đoán và tìm ra bệnh của chúng sinh, biết bệnh của chúng sinh là đau khổ, và đau khổ này có nguyên nhân là tham ái.

Xem thêm