Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/08/2021, 08:53 AM

Xin thương nhau giữa cuộc đời vô thường

Chiều nay nhận cuộc điện thoại của dì Hai báo bà Út đã bị dương tính Covid. Giọng nói buồn bã xen lẫn sự lo lắng của dì khiến con càng hoang mang trong thời buổi dịch bệnh này.

Đời người ngắn lắm, lơ là chút thôi, quay đầu lại đã là không kịp nữa. Ý thức được điều đó nên con trân quý tất cả!

Đời người ngắn lắm, lơ là chút thôi, quay đầu lại đã là không kịp nữa. Ý thức được điều đó nên con trân quý tất cả!

Cuộc sống vô thường, càng hiểu càng thương

Trong những ngày đại dịch Covid bùng phát, tin vui nhất đến với bất cứ ai đó là những người thân và người quanh mình được bình an. Mỗi ngày có hàng ngàn người bị nhiễm bệnh, chỉ mong con số đó sẽ giảm đi và những người thương của mình sẽ không ai phải bị dương tính với Covid. Thế nhưng, khi nghe câu nói của dì Hai, trái tim con bất chợt thổn thức và không khỏi lo lắng, dù rằng con vẫn luôn thực tập sự quán sát vô thường  để tâm an nhiên, không bị cuốn theo những năng lượng tiêu cực.

Biết là tâm dao động lắm, con vẫn nhẹ nhàng động viên an ủi dì Hai. Dù lời nói tỏ ra bản lĩnh nhưng lòng thì đầy lo sợ. Con nhàng hít thở thật sâu để nhận biết các cảm xúc đang hiện diện trong tâm để rồi tự nhủ rằng bản thân phải tiến tu nhiều hơn để có năng lượng lành gửi đến người thân gặp bệnh.

Virus Corona...nó nhỏ lắm, rất là nhỏ, nhưng lại là tử thần cướp đi bao nhiêu mạng người trên trái đất. Sinh ra và lớn tại nơi này, con chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày Sài Gòn hoa lệ lại có thể tĩnh lặng như thế, những sự huyên náo nhộn nhịp của phố phường nay đã dành lại cho những tiếng còi của xe cứu thương.

Thở nhẹ một hơi, con chợt nhận ra bấy lâu nay luôn treo trên môi những lời như "mạng sống vô thường", "bệnh tật không bỏ một ai",... Nhưng đó chỉ là lời nói, nào đã thấu triệt được sự "vô thường" là thế nào đâu? Để rồi khi người xung quanh mình hoặc bản thân gặp phải những biến động như vậy, mình mới biết nhìn lại và thấm hai chữ "vô thường" kia. Vì chỉ khi ta thật biết vạn vật sinh diệt không ngừng, cái chết đến trong sát na thì mới có thể thương, mới có thể hiểu cho nhau...còn không thì mỗi ngày trôi qua, gần nhau đó, đối mặt nhau đó nhưng lúc nào ta cũng hời hợt, lạnh lùng với nhau.

Dịch bệnh Covid ập đến, đã cho con biết trân quý từ những điều nhỏ nhất. Là một bó rau, là một gói mì hoặc chăng là người mà ngày thường con vẫn không thể nào hòa hợp. Vì con biết rằng, bó rau, gói mì trên tay con đây, là từ sự nhịn ăn ít uống của một vị tín thí nào đó cúng dường. Người mà mình không thể nói chuyện kia, cũng sẽ có thể một ngày nào đó không còn ở trước mặt mình nữa. Đời người ngắn lắm, lơ là chút thôi, quay đầu lại đã là không kịp nữa. Ý thức được điều đó nên con trân quý tất cả!

Mạng người bị chi phối bởi sự vô thường, sinh đó rồi lại diệt đó, thấy đó rồi lại mất đó. Nhưng tại sao, đã thuộc lòng những câu kệ như vậy rồi mà ta vẫn chưa thể thương kính nhau? Có đôi khi chỉ vì vài câu nói, chỉ vì một số việc nhỏ nhặt mà ta lại bỏ mặt nhau và chẳng còn nói đến tình thân, tình huynh đệ chi cả.

Đôi lúc con quặn lòng khi nghe có người bảo rằng: "Đều là con cùng một "Cha" tại sao không yêu thương nhau?"

Có những người họ không quen biết nhau, nhưng khi thấy ai đó gặp nạn họ vẫn tương trợ nhau vì đó là tình đồng bào, tình người với nhau. Như các y bác sĩ, các anh hùng áo trắng, áo xanh đang ngày đêm oằn mình nơi tuyến đầu của dịch để cứu lấy những bệnh nhân Covid. Các vị ấy chiến đấu vì tinh thần dân tộc, vì sứ mệnh của một công dân đối với đất nước và hơn hết là tình yêu thương giữa người và người.

Sự đời vô thường ai biết ngày sau sẽ gặp ai

Cũng như người tu, vì sứ mạng độ sanh, liễu sanh thoát tử mà không ngại gian nan thử thách tìm thầy học pháp, trải qua nhiều khó khăn để xin xuất gia. Xuất gia rồi lại tinh chuyên tu tập, cần mẫn làm việc... nhưng vì sao đã gọi là "độ sanh" mà lại không thể bao dung cho lỗi lầm của người xung quanh? Tại sao vẫn còn tị hiềm với nhau? Suy ra cũng chỉ vì bản ngã quá lớn, chấp chặt vào những quan điểm cá nhân để rồi nhìn ai mình cũng thấy người ta xấu tệ mà bản thân mình cũng chưa hẳn là tốt đẹp gì.

Con thật may mắn rằng, trên bước đường tu tập con luôn được các vị lớn dạy bảo và nhắc nhở. Có đôi lần cũng bị "la oan" nhưng những lần như thế lại là bài học cho con thúc liễm cái tâm ngã mạn của chính mình, để con biết hạ mình khiêm cung và nhận diện để chuyển hoá tật đố sân giận.

Đạo Phật mình đẹp lắm. Người tu mình cũng đẹp lắm ạ...Đẹp vì có một tình thương bao la rộng lớn, đẹp vì sự hiểu biết cao tột và cả cái đẹp mộc mạc của những chiếc áo nâu...

Con chỉ mong rằng, bản thân con sẽ ngày càng thực hành được những gì mà Thầy đã dạy và cũng mong rằng mọi người thương của con cũng sẽ trân quý lẫn nhau giữa năm tháng có hạn này.

Nguyện cầu dịch bệnh mau qua, nhà nhà đều bình an!

Nam Mô Phật!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm