Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/04/2019, 11:08 AM

Đón Tết vua Hùng ở Hải Triều Âm tự

Giữa đồng không mông quạnh, Hải Triều Âm tự như ốc đảo xanh trên sa mạc với đủ loại cây cảnh chăm tươi tốt có ở mọi chốn trong không gian rộng vừa phải, cả một giàn phong lan lủng lẳng đến không xuể trước cốc bên hữu.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Chùa Hải Triều Âm
Bài liên quan

Mất chừng 50 cây số đi về bằng xe đạp, rời quốc lộ, qua cầu treo, vào ngõ sâu hun hút băng ngang các cánh đồng khô không khốc dưới nắng cháy da hay ao tôm công nghiệp trơ trọi đồng quang vắng, ong ong nắng lại liên tưởng hình ảnh Hóa Thành khi dừng trước cổng Hải Triều Âm tự cách cửa biển Cống Cái Cùng mấy cây số, lọt trong vùng có cảnh báo "khu vực biên giới biển"- thuộc xã Vĩnh Thịnh - Hòa Bình - Bạc Liêu.

Chính điện khiêm cung, nhỏ nhắn lại càng tôn cao tượng Phật ở trung tâm; phía sau, hai tủ kinh sách khá phong phú, có nơi phụng thờ Tổ Sư Minh Đăng Quang - theo một nghi thức của hệ phái khất sĩ. Trống, gồm bệ và thân, tinh xảo, đẹp. Chính điện nhỏ nhắn mà chuông lớn - trống được tạo tác công phu và kinh sách nhiều, chim kêu ríu rít trong cảnh trang nghiêm thanh tịnh. Từ chính điện nhìn ra lộ làng hướng về cửa biển, một thảm xanh lung linh đẹp trong nắng, thánh tượng Quan Âm một màu trắng thanh khiết vươn cao trên cánh những lá sen trắng tự nhiên, và cổng Chùa kín đáo lại đẹp lạ, các mảnh gỗ sơn vàng gợi cái gì đấy xưa cũ xa xôi...

Tôi không đủ duyên đảnh lễ quý ni trụ trì, sư cô Thích nữ Liên Hòa, nhưng lại có may mắn nghe vị tỳ kheo ni trẻ  vốn có 10 năm tu học bên cạnh Sư bà Hải Triều Âm trên cao nguyên, ở ngã ba Phú An. Miên man chìm trong những kỷ niệm của sư cô về bậc ni nổi tiếng, nhân duyên của sư cô  khi về phục vụ bên cạnh quý ni trụ trì tận vùng biển xa xôi này.

20190414_133213

Vùng đất Vĩnh Thịnh của huyện Hòa Bình đối diện vùng Cái Cùng thuộc Long Điền Đông huyện Đông Hải cùng tỉnh Bạc Liêu bên kia,  vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 5 chưa xa lắm, và khi ấy trên nền Hải Triều Âm tự chỉ là am cốc đơn sơ, đã tham gia vào hoạt động cứu trợ đồng bào.

Bài liên quan

Ngày nay, Hải Triều Âm tự - theo lời Đại đức Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Hòa Bình Thích Huệ Thường trao đổi cùng tôi: "Đây là địa chỉ hàng đầu công tác từ thiện nhân đạo của Phật giáo huyện nhà", sư cô trụ trì Liên Hòa là Trưởng ban từ thiện Phật giáo huyện và tham gia thường trực ban trị sự Phật giáo tỉnh.

Là Phật tử, tôi có hạnh phúc khi được nghỉ trưa ở cốc cạnh giàn phong lan, trong một giao cảm tâm linh đặc biệt, tránh cái nắng cháy và có khoảng lặng nghỉ ngơi. Cốc đơn sơ, chỉ có bức hình Phật Thích Ca cỡ nhỏ  trên cao và hai chiếc đơn, trên cùng gác gỗ làm hạ nhiệt - la phông.

Trước khi ra về, tôi nói cùng quý ni làm công việc tri khách về ngày quốc giỗ, về Vesak cận kề....Quý ni có nói: chú thấy người  ta đặt tên chùa Hải Triều Âm có ngẫu nhiên không? Tôi đáp: không có gì ngẫu nhiên. Sư trưởng Hải Triều Âm đức cao vọng trọng sáng danh ni giới, cả đời tu học cống hiến, bậc ni có sự học uyên bác, chọn pháp danh người cho ngôi già lam là vinh dự cho cả vùng quê xa xôi này.

Chuyện hôm qua, ở ốc đảo xanh cận biển Bạc Liêu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm