Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/07/2024, 12:15 PM

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gì?

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay.

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gạn lọc tự tâm, hay ngự trị tự tâm. Thế mà, có người cả đời không khi nào chịu khó quán xét tự tâm, cứ để nó mặc tình buông lung phúng túng gây tạo trăm ngàn tội ác, để sau này vì nó phải luân chuyển trong tam đồ ác đạo.

Người tu hành là nhắm đến con đường giải thoát khổ đau

442487130_785494617017593_5837460190894054869_n

Như ông Trưởng giả xưa kia:

Ngày xưa có ông Trưởng giả có đến bốn bà vợ.

Bà vợ chánh xinh đẹp dịu dàng, ông yếu quý chăm sóc không rời một phút giây. Bà vừa đói, ông đã dành sẵn thức ăn. Y trang vừa cũ đã có lớp mới thay thế. Nào hương xông xạ ướp, nào trang điểm châu báu ngọc ngà, hao tốn cực nhọc bao nhiêu ông cũng không nệ.

Bà thứ hai thì sắc xảo điêu ngoa, khiến ông luôn luôn lo sợ bà sẽ bỏ trốn bỏ ông. Ông xoay trái, ngó mặt nơm nớp nhắc nhở ngó chừng, chỉ sợ bà trốn mất. Ông lo bảo vệ gìn giữ từ giờ thức đến giấc ngủ.

Bà thứ ba thì lịch thiệp đon đả. Khi có việc vui buồn thì ông đem kể lể cho nghe để chia sớt với ông.

Bà thứ tư thì ông lơ là không mấy khi để ý đến. Bà có ở hay đi ông cũng không cần biết tới.

Một hôm bệnh ngặt, biết mình sắp chết, ông gọi bà vợ chánh đến yêu cầu: “Trọn đời ta yêu dấu chăm nom nàng hết dạ. Giờ đây ta sắp chết, nàng hãy sửa soạn cùng chết với ta !”.

- Đâu được ! Ông là ông mà tôi là tôi. Mỗi người chúng ta đi mỗi ngã, tại sao ông bảo tôi phải theo ông ?

Ông lại gọi bà thứ hai. Bà này chua ngoa bạc bẻo ra mặt:

- Ông vì tham dục sợ mất tôi nên chăm nom gìn giữ, chớ nào phải ân tình gì mà đem ra kể lể ?

Đến bà thứ ba, xem chừng bà cũng cảm động trước giờ ly biệt. Nhưng bà cũng khéo léo khước từ:

- Kể ra từ hồi nào đến giờ chúng ta đã cùng chia xẻ vui buồn. Ông tốt với tôi lắm. Nhưng thật ra ông chết, tôi chỉ đưa ông đến mộ là cùng, chớ làm sao chết theo ông được ?

Ông thất vọng, chán nản nhưng cũng muộn rồi ! Ông vừa xoay qua bà thứ tư, như đã sắp đặt tự bao giờ, bà này sẵn sàng chịu chết theo ông, trong khi ông chưa kịp ngỏ lời! 

Ông Trưởng giả trong câu chuyện này là ví dụ chúng ta. Bà vợ thứ nhất dụ sắc thân này. Lúc còn mạnh khỏe không phút giây nào chúng ta quên nó. Nhưng khi chết thì nó ly khai ta. Bà vợ thứ hai dụ tiền của sự nghiệp. Bình nhật chúng ta lo gìn giữ bảo thủ nó, đến lúc chết ta không mang theo được gì cả. Bà vợ thứ ba dụ gia quyến thân tộc. Lúc sống có việc vui buồn cùng tâm sự san sớt nhau. Khi chết thân tộc chỉ đưa ra tiễn đến mộ là cùng. Bà vợ thứ tư dụ tâm ý chúng ta. Bình thường chúng ta hững hờ quên nó, nhưng khi chết nó lại trung thành theo ta.

Thường nhật chúng ta không mấy khi chịu quán xét tâm ý mình, để mặc tình nó tung hoành, sai lạc, xấu xa. Nó ẩn tàng, lén lúc bỏ ta đi tận đâu đâu.. Chúng ta quên mất nó, bỏ bê nó, không ngó ngàn để ý đến nó, nhưng khổ thay chính nó là cội gốc! Khi sống nó âm thầm chi phối đời ta, đến ngày ta chết nó trung thành chịu mọi khổ vui mà ta đã gây tạo.

Đã lâu rồi, viên ngọc như ý nằm im trong lớp áo trần lao, chúng ta chỉ cần có thức tỉnh mở mắt nhìn nó và chịu khó lau chùi bụi bặm thì sẽ thấy nó hiện ánh sáng huyền diệu lung linh...Chỉ biết lo hướng ngoại, che dấu lỗi lầm tội ác của mình bằng mọi phương cách, không can đảm hồi quang phản tỉnh thì càng đi chùa càng tụng kinh, tội nghiệp lại càng sâu dày! 

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay.

Tuy sống giữa lớp sóng đời sôi động, nhưng tâm hồn chúng ta sáng sủa, trầm lặng thì phiền não bụi hồng đâu còn thao túng hoành hành làm chủ được ta?

Trích Vài vấn đề Phật Pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật thuyết kinh người phụ nữ gặp điều bất hạnh

Kiến thức 19:15 19/09/2024

Cuộc đời đâu chỉ lấy đi nước mắt của người phụ nữ bất hạnh ấy, mà còn lấy đi bao nước mắt của những con người sống trong cảnh chiến tranh, thiên tai, đói khổ, sinh tử phân ly… Dù thế giới ngày nay vô cùng tự kiêu với nền văn minh hiện đại thì chân lý khổ đau vẫn hằng ngự trị đâu đó.

Tiền của tích chứa nếu không biết dùng đó là tạo nghiệp

Kiến thức 18:50 19/09/2024

Người thế gian không ai mà không ưa thích giàu có, đối với sự giàu có này, luôn luôn cảm thấy càng nhiều càng tốt, chưa có lúc nào biết chán. Tiền của tích chứa ở đó, nếu không biết dùng nó, đó là tạo nghiệp, chính là tội lỗi.

Bổn Nguyện là gì?

Kiến thức 17:45 19/09/2024

Bổn có hai nghĩa: Trên Sự thì vô lượng kiếp vừa qua, đời nào cũng đã từng phát nguyện như vậy, phát nguyện rồi tại sao vẫn chẳng thành tựu?

Điều khó nhất trên đời

Kiến thức 14:09 19/09/2024

Chiếc lá cuối cùng đã nhẹ nhàng lìa cành, tôi vẫn điềm nhiên, vì đây là quy luật tuần hoàn của vạn vật nên sự việc ấy cũng thường thôi!

Xem thêm