Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/11/2021, 16:23 PM

Dòng sông tâm thức: Đạo Phật (III)

Ra đời đã hai mươi lăm thế kỷ nay, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Suốt trong khoảng thời gian dài này, nhằm hòa nhập vào các nền văn minh và xã hội khác nhau, Phật giáo đã chuyển biến nhiều trong hình thức và phương cách hành đạo của mình.

 XIII.  Kết Luận:

Nhận định về bài diển văn của HT Thích Thiện Châu:

-Giác ra sao: Phật tánh là gì? Phật tánh là tánh giác, vậy giác là biết cái gì? Các nhà vật lý vũ trụ đều nhận thấy trong vũ trụ tất cả đều được thành lập với một cái tánh chất rất đặc biệt là tự nó biết cách nó sinh tồn không bị tiêu diệt. Ngay cả trái đất nó biết cách xoay quanh chính nó và chung quanh mặt trời với một quỷ đạo vận tốc không bao giờ thay đổi. Nó có một vòng khí quyển để tiêu diệt tất cả vật ngoài không gian rơi vào trái đất thì tiêu huỷ cháy tan thành tro bụi để nó sinh tồn. Đó là vật vô tình rồi đến vật hữu tình cũng vậy, khoa học gọi đó là bản năng sinh tồn của muôn loài vật, bản năng làm cho ta nghĩ đến cho nó có cái biết của chúng là biết tự bảo vệ lấy chính nó. Biết đó là Phật tánh, là tánh giác của muôn loài vật. Tánh giác đó ở nơi con người thì gọi là giác tri biết của ý thức. Con người biết cách bảo vệ sự sinh tồn của chính mình và bản thân cơ thể mình cũng tự bảo vệ chính nó. Giác đó là cái giác của ý thức (gọi là awareness). Nhưng Phật dạy rằng chỉ có con người và chư thiên cõi trời mới tu thành Phật vì họ có tánh giác thứ hai là giác là biết mình biết điều đó, điều bản năng sinh tồn. Con vật chỉ có cái biết thứ nhất mà thôi. Chúng không biết mình là ai nên chúng nhìn vào kính là tưởng con khác. Chính cái biết thứ hai này làm ta đạt ngộ đạo biết tu tập tự mình giải thoát sự sinh tử luân hồi và tánh giác ngộ đạo đây là giác Phật tánh. Riêng con người có hai cái biết nên phân loại là biết lần đầu là thức biết còn cái biết lần thứ hai gọi là trí biết. Theo Duy thức luận thì ý thức có 4 đặc tánh: Kiến phần là chủ thể, tướng phần là đối tượng của chủ thể biết qua nhìn thấy. Kế đến là Tự chứng phần (awareness) là cái biết mà chủ thể là ta nhìn và biết được đối tượng có hình dáng tánh chất gì.

Tự chứng phần nầy tương đương cái biết thứ nhất của vạn vật biết để tự bảo vệ sự hiện hữu của mình. Phần thứ tư là Chứng tự chứng phần (aware of awareness) là cái biết thứ hai sau cái biết thứ nhất mà chỉ có con người và chư thiên có đặc tánh này mà thôi. Biết thứ hai này chính là trực nhận trực giác. Có nghĩa là tôi chính tôi biết được là tôi biết điều đó của đối tượng. Cái biết thứ nhất là biết của não bộ hoạt động do neuron thần kinh và bán cầu não tạo ra. Cái biết thứ hai là trực giác do phần bán cầu não có bộ phận nhận biết này của não bộ. Có nhà thiền sư dùng MRI để chụp hình và đo làn sóng não của bộ phận này gọi là tánh thấy, tánh nghe tánh giác của bán cầu não.  Có nghĩa là dùng khoa học y khoa để đo tần số não sóng với bộ phận của bán cầu não để định vị là tánh giác tánh thấy tánh nghe. Việc này còn đang bàn cải chưa phổ biến rộng rãi chứng minh là đúng sự thật. Thiền tông bảo là muốn có cái biết thứ hai thì cái biết thứ nhất phải thu nhỏ lại thành triệt tiêu, tức bỏ đi ý thức phân biệt tức nhị biên. Bấy giờ gọi là trực giác trực nhận cái biết của thức biến thành trí là vậy. Ta học tập đến tiến sĩ hay gì gì đi nữa cũng là thức biết chưa là trí biết. Đạo Phật khác với mọi tôn giáo trên thế giới là đạo Phật có đôi cánh từ bi và tuệ giác. Tất cả tôn giáo chỉ có love là từ bi mà thôi. Riêng đạo Phật còn có tuệ giác là wisdom.

Phật tánh là tánh giác,

Phật tánh là tánh giác,

Tuệ giác là biết cái gì? Đầu tiên là biết Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, kế đến là biết sự luân hồi 12 nhân duyên. Kế đến là Đại Thừa là biết tánh Không, Duy thức và Như Lai Tạng. Tôn giáo khác cho là chết là về nơi cõi vô tướng thiên đàng hay địa ngục, Phật dạy về đó chưa đủ mà phải quay lại sinh ra 6 nẻo luân hồi: trời người A tu la súc sanh ngã quỹ. Như vậy mới giải đáp được nếu hàng triệu năm loài người chết đi về thượng đế thì có quá nhiều linh hồn ở với thượng đế nhiều hơn cả loài người đang sống gấp trăm lần. Phật dạy là con người chết về một cõi vô tướng, để rồi quay lại sinh ra làm người luân hồi do duyên nghiệp và nguyện hạnh mà dẫn đi đầu thai. Cõi vô tướng đó là A lại da thức theo Duy thức học, chứa đựng nghiệp lực và nguyện lực cũng như tu tập lực. Chủng tử có từ bao nhiêu kiếp chồng chất trong Tàng thức nầy muôn đời kiếp tạo thành từng tầng năng lượng có sức hút vào bào thai mà thành người hay súc sinh. Dĩ nhiên sức hút đó khi có do đồng bộ một tần số và cường độ vận tốc nếu năng lượng đó được diễn tả như là một năng lượng điện tử. Khoa vật lý lượng tử ngày nay giải thích tất cả vật chất và năng lượng trong vũ trụ. Chúng ta không thể tin rằng chết là chấm dứt là hết vì Einsten nói không có một vật chất gì mà tự nó bị tiêu diệt hết. Nó chỉ là chuyển dạng trạng thái từ mass thành energy mà thôi (mass and energy conversion). Như vậy chết của loài người thì chuyển thành năng lượng, nếu theo tôn giáo thì năng lượng là vong linh là linh hồn là tâm thức sẽ đi về cõi chúa Thiên đàng, riêng Phật thì nếu tu thành chánh quả thì đề về cõi Vô dư Niết Bàn. Nếu theo Tịnh Độ Phật Di Đà thì về cõi Tịnh Độ, và nếu không tu hành gì hết hay tu chưa đủ sẽ trở về đầu thai do nghiệp nguyện dẫn đi. 

Thân tan rã chỉ còn tâm thức thì có tu tập giác ngộ không? Vấn đề đặt ra là khi ta chết tức là uẩn sắc tan rã thì còn lại 4 uẩn kia là tâm thức của ta thành dạng năng lượng. Dạng năng lượng này còn tu tập được không? Muốn tu tập là có tánh giác mà giác là biết thì phải nhờ vào căn ý mới đạt được cái giác. Căn ý đó chính là não bộ của chúng ta là sắc, mà sắc đã chết rồi thì lấy đâu mà thiền định giác ngộ được. Như vậy khi là tâm thức thì không tu tập thiền định không giác gì được nữa sao? Có khi nào chỉ còn là tâm thức mà còn tu tập giác biết được nữa không? Mọi người giải thích là tánh giác còn có trong tàng thức và như vậy dù chết rồi vẫn tu tập thiền, biết và hiểu tánh giác được. Chính vì thế nên giải thích là về cõi Tịnh Độ để nghe Phật Di Đà giảng tu tập tiếp. Chính vì giải thích thế nên khi chết rồi làm lễ thì đọc kinh Phật hay khai thị cho người chết vì họ vịn vào 6 căn của người thân để nghe và biết qua 6 căn ấy. Có thuyết cho rằng người chết là có 6 căn của vía của năng lượng. Nhờ 6 căn người thân mà vong linh nghe hiểu và sáng suốt thiền định tu tập được? Chính vì thế nên có cõi trời, chư thiên có thể nghe kinh Phật mà tu tập được thành Phật. Chính vì thế nên Phật lên cõi trời giảng cho mẹ ruột của mình, chết khi ngài sinh ra ít lâu, tu tập hiểu được kinh Phật là kinh Vi diệu Pháp. Vấn đề này rất nhạy cảm vì nó có vẻ không logic lắm. Khi vua Tịnh Phạn bịnh nặng đức Phật về thăm cha săn sóc và giảng đạo cho cha nghe mất 10 ngày vua Tịnh Phạn đắc thành A la hán trước khi chết. Khi Cấp Cô Độc bịnh gần chết thì Phật có bảo Xá lợi Phất đến thăm và giảng cho người thiền tập thành A la Hán rồi mới chết đi. Theo kinh Nikaya thì tất cả đều giảng trước khi chết chứ không có việc giảng sau khi chết. Điều ấy có nghĩa là chết rồi mất 6 căn thì không thể tu tập được. Nếu vậy thì kinh Lăng Già cũng sai, kinh Vi diệu Pháp đều sai, kinh Hoa Nghiêm đều sai và nhiều kinh nữa đều do đức Phật giảng cho người cõi vô tướng, ma vương, Bồ tát, chư thiên cõi trời. Như vậy chư thiên tu thành Phật là không có logic. Chư thiên có thể do nghiệp thiện nhiều lên đó một thời gian rồi trở lại thành người.Tiếp theo cõi Tịnh Độ cũng không có logic. Khai thị cho người chết trong 49 ngày cũng không logic. Lễ sám hối Lương hoàng Sám cũng không có logic. Phật giáo Nguyên Thủy phủ nhận hoàn toàn các việc này, vì chết thì chỉ 17 sắc na là tâm hộ kiếp do nghiệp dẩn đi đầu thai ngay lập tức (kinh Vi diệu Pháp). Chỉ có Đại Thừa là chấp nhận sự huyền diệu của tâm thức có thể tu tiếp thành Phật. Đại thừa cho rằng tàng thức chứa tánh giác trong đó và có thể chuyển hóa bằng tu tập chủng tử chín mùi trong tàng thức. Sau khi uẩn sắc chết đi thì năng lượng còn lại là tâm thức đó không còn bị phân tán qua 6 căn nữa nên rất mạnh có thể chuyển hóa huân tập thành chín mùi. Mật tông và Tịnh Độ tông cho rằng tâm thức hay cõi thiên vẫn nghe giảng pháp và tu tập thành Phật được. Sự tu tập này không cần có 6 căn và sự huân tập của thức trong tàng thức cũng hiệu quả như có 6 căn vậy. Đã là tôn giáo thì chấp nhận có sự kỳ diệu và thần thánh (magic) do niềm tin mà ra. Nhất thiếc duy tâm tạo là đây. Đại thừa có lối tu tập tại A lại da thức bằng thức chuyển hóa thành trí ngay chính trong tàng thức không cần phải đi qua ý thức tức đi qua não bộ 6 căn. Có thể giải thích là khi chết người thành một tâm thức là một năng lượng không có hình tướng không còn 6 căn. Nhưng họ có 6 căn ở dạng vía tức là một loại 6 căn không có vật chất, nó tương tự như các thiên thần của các tôn giáo khác.

Cái vía đó có 6 căn nên vẫn có thể nghe thấy như người còn sống và nếu họ tu về cõi trời thì họ có thể được giảng Phật pháp mà ngộ đạo được. Tóm lại sự khác biệt Nguyên Thủy và Đại thừa về tu tập cần có 6 căn hay không đều do niềm tin mà thực hiện. Đại thừa tin rằng thần thức trong 49 ngày là thân trung ấm tức là trung chuyển từ thân chết qua thân mới sinh ra của ấm là ngủ uẩn. Họ có thể vịn vào 6 căn của người thân mà nghe, tư duy thiền định và hiểu đạo ngộ đạo khi nghe giảng khả thi. Lúc đó họ rất mạnh vì 6 căn của họ đã bị tiêu diệt.

Tâm có như hơi thở chỉ là năng lượng nên không có hình tướng.

Tâm có như hơi thở chỉ là năng lượng nên không có hình tướng.

Tâm thức họ dựa vào 6 căn của người thân nên họ tập trung cao độ và tập trung năng lượng dồi dào. Đại thừa cho rằng khi sanh ra chúng ta có ý thức nên che mờ tánh giác có sẵn trong Tàng thức đi đầu thai. Như vậy muốn đạt tánh giác thì vén che mờ của ý thức đi thì tánh giác lộ dạng. Như vậy tánh giác ở tàng thức có thể tu tập dễ dàng hơn khi ý thức đã chết hay thu nhỏ lại? Để đạt trực giác trực nhận. Trực giác là biết trực tiếp thẳng vào vấn đề mà không kinh qua suy luận phân tích của ý thức thì gọi là trực giác. Trực giác này không bị ảnh hưởng của ý thức, học vấn kiến thức nên người nông dân và kẻ học vị tiến sĩ đều như nhau cùng một cái biết này gọi là tánh giác. Lúc bấy giờ sư huân tập trong tàng thức thành Đại viên cảnh trí, thức biến thành trí. Đi đến kết luận là chết rồi hết 6 căn thì vẫn tu tập tàng thức được để huân tập chúng thành trí. Vì thế nên mới có giảng kinh cho mẹ Phật trên cõi trời đâu lợi kinh Vi diệu pháp, giảng cho ma vương trên đỉnh núi Lăng Già. Giảng cho chư thiên trên cõi trời kinh Hoa Nghiêm và khai thị cho người mất làm tuần 49 ngày. Và Tịnh Độ tông có cõi Tịnh Độ là nơi Phật A Di Đà giảng pháp cho chúng sanh nguyện theo người tu tập. Tất cả đều mơ hồ và do lòng tin vì có ai chết rồi mà sống lại nói cho chúng ta hiểu đâu? Khi xưa Phật có nói với Ananda rằng nếu ta giảng về bên kia của cõi chết thì Bà la môn sẽ hỏi ta có chết rồi sống lại đâu mà biết đều đó nên ta im lặng. Đạo Phật là giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau lậu hoặc, chứ không phải đạo giải thích bên kia thế giới chết rồi là gì làm gì tu tập gì? Phật dạy chúng ta là người bị tên độc tham sân si bắn thì lo chữa trị rút tên ra và trị hết tham sân si, tại sao lại lo đi hỏi tên này ai bắn tại sao bắn? Phật thường đáp trả câu hỏi như vậy bằng câu: nầy hành giã ông đừng đi quá xa!!! Các vấn nạn đề trừu tượng mà tôn giáo được đặc ra để giải đáp thì chỉ dựa vào niềm tin mới gọi là tôn giáo. Chúng ta không nên bỏ mất thời gian tìm hiểu vô ích. Mục tiêu tối thường là giải thoát phiền não tại đây và bây giờ.

Một hôm Xá lợi Phất bạch Phật rằng sao các quốc độ của các vị Phật khác thì đẹp đẻ lý tưởng vui tươi còn quốc độ của Phật là cõi ta bà này thì đầy phiền não xấu xa chiến tranh giết người đói khát và đầy tranh nhau không từ bi hỷ xã? Phật bảo hãy xem đây cõi thế giới của ta, Phật dẫm chân xuống đất thì hiện ra chung quanh Phật một thế giới đầy thanh tịnh an lạc tươi đẹp và không còn người áp hiếp người. Tất cả chỉ xảy ra một chớp mắt rồi hết trở lại như cũ. Phật bảo nhất thiết duy tâm tạo. Tâm ta thanh tịnh thì chung quanh thanh tịnh. Cho nên trong pháp môn Tịnh Độ có Tịnh Độ thế gian là cõi Tịnh Độ ngay hiện ra trong thế giới chúng ta đang sinh sống là cõi Tịnh Độ đích thật nên gọi là Tịnh Độ nhân gian. Có người còn gọi là Tịnh Độ Di lạc vì do Phật Di Lạc sẽ thống trị tương lai. Vậy tu Tịnh Độ cũng đừng mong cầu một cõi Tịnh Độ ngoài trái đất này mà phải tu tập cõi Tịnh Độ trên trái đất này. Đạo Phật bát bỏ sự thành hình chúng sinh trên trái đất này do một vị Trời sáng tạo ra. Lý do tại sao người ấy tạo ra chúng sanh lại hành hạ chúng sống khổ sở khác nhau về cuộc đời họ hoàn toàn và phải chết trong đau đớn? Như vậy trách nhiệm của người sáng tạo ra để làm gì? Ba pháp ấn của Phật dạy là vô thường vô ngã và Niết Bàn là hạnh phúc. Như thế trên trái đất nầy Phật dạy sống hạnh phúc chết bình an là điều cần thiết của người con Phật. Một hôm đức Phật bảo ông Cấp Cô độc - một thương gia danh tiếng : Này cư sĩ, sống thường nhật có 4 thứ hạnh phúc:

1/Sở hữu lạc: sự thọ hưởng bảo đảm về kinh tế hay tài sản kiếm được bằng phương tiện chính đáng.

2/ Thọ dụng lạc: Tiêu dùng tài sản đó một cách rộng rãi,cho chính mình ,cho gia đình bà con,bè bạn, trong những việc công đức.

3/ Vô trái lạc: Không bị nợ nần đeo bám.

4/ Vô tội lạc: Sống một đời sống trong sạch, không phạm những điều ác trong công việc mưu sinh ngoài xã hội".

Nếu theo 4 điều trên thì cuộc sống ta sẽ an lạc và hạnh phúc. Và như thế cõi Tịnh Độ thế gian là đây. Tâm tịnh thì quốc độ tịnh.Đúc kết tôi tìm tôi trong Phật bằng hai bài kệ kinh Pháp cú: 

Giản dị cũng như hai câu sau này của Kinh Pháp Cú:

"Không làm các điều ác,

Thành tựu những việc lành,

Giữ tâm ý thanh tịnh,

Ấy lời chư Phật dậy".

"Không Ðịnh nào không Tuệ,

Không Tuệ nào không Ðịnh,

Ai cùng lúc Ðịnh Tuệ,

Người ấy gần Niết Bàn".

Chúng ta hiểu về tánh giác, giờ đến ngộ đạo thì là bước kế tiếp. Giác là biết của ý thức, ngộ đạo là cảm nhận (recognize) biết rõ của tâm do quán chiếu tư duy mà có.

Chúng ta hiểu về tánh giác, giờ đến ngộ đạo thì là bước kế tiếp. Giác là biết của ý thức, ngộ đạo là cảm nhận (recognize) biết rõ của tâm do quán chiếu tư duy mà có.

Tương tự khi tu hành là tu tâm. Khi nói đến tâm là hiểu nó là một năng lượng tiếng mỹ gọi là mind thì nó là sự thành hình tự nhiên luồng điện trong bộ não. Tâm có như hơi thở chỉ là năng lượng nên không có hình tướng. Kinh Kim Cang Tư Bồ Đề hỏi Phật làm sao an trụ hàn phục tâm? Phật trả lời không đi thẳng vào câu hỏi hay vấn đề. Phật trả lời qua một lời nói khác là Bồ tát khi bố thí chúng sanh thì không chấp vào 4 tướng: ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giã tướng, thì mới thật sự là Bồ tát. Tương tự khi Huệ Khả hỏi Bồ Đề Đạt Ma làm sao an trụ tâm con thì Bồ Đề bảo con hãy mang tâm con ra đây ta an trụ cho, Huệ Khả ngộ được đạo. Tại sao kinh Phật trả lời về tâm một cách mơ hồ và không rõ nghĩa, trừu tượng? Vì tâm là một năng lượng, nó thay đổi không ngừng nghĩ ngay cả lúc ta ngủ đi nữa nó vẫn hoạt động. Thế giới vạn vật là một chuyển động không ngừng. Nguyên tử là electron chạy không ngừng chung quanh nhân. Vậy mà ta tu tập là tìm cái tĩnh, tìm cái dừng lại của sự chết? Vì động là đau khổ là phiền não thì hạnh phúc là tìm cái tĩnh lặng thanh tịnh. Cõi Niết Bàn cũng là cái tĩnh lặng, trạng thái của ngọn lửa đã tắt. Vậy có hợp lý không? Chính vì thế nên các kinh Phật đều nói đến bất khả tương nghị, dẹp bỏ ý thức để cảm nhận cái tĩnh lặng này thành một cảm giác chứ không có thực. Sự thực là cái động, chuyển động, còn cái tĩnh chỉ là sự cảm nhận cảm giác chứ không có cái nào đứng yên cả. Lý luận của Đại Thừa là giã là huyễn cũng do điều này mà có. Để có một cảm nhận tĩnh thì phải tư duy nó là giã là huyễn thì mới đạt cảm giác tĩnh của vạn pháp. Nếu tư duy theo ý thức thì nó thực tế là động nên tu là lìa bỏ ý thức. Khi hai đệ tử ngồi cải nhau gió làm cờ bay phất phới hay cờ làm ra gió thổi. Lục tổ Huệ Năng bảo tâm của các người động chứ không phải gió hay cờ động. Sự thực của tự nhiên là thay đổi là chuyển động không ngừng. Tâm của chúng ta động vì cho nó là động thì nó động. Tâm ta tĩnh thì nó là tĩnh. Tất cả do tâm ta tạo ra. Mà tâm ta là một năng lượng thì làm gì nó có động có tĩnh? Nó là nó không có gì ngoài nó là như thị như vậy tự nhiên chỉ có ý thức ta cho nó động cho nó tĩnh. Nhưng hạnh phúc là gì? Là tâm tĩnh tại sao? Khi ta ngồi thiền ta đạt được định là gom tụ lại một điểm tức là năng lượng tâm gom về một điểm tức là focus về một điểm thì năng lượng đó rất mạnh không bị chạy lung tung ra 6 căn làm năng lượng yếu đi.Khi dồn mạnh thì lúc đó ta hạnh phúc sống dai ít bịnh vì năng lượng không bị tiêu pha. Nếu ta để năng lượng chạy theo ngoài cảnh thì tiêu hao nhiều mà không đạt được gì lợi ích.Nếu năng lượng focus vào một thì ta có thể chuyển focus đó về một vấn đề thì nội tạng ta đầy đủ năng lượng bịnh sẽ ít khi phát sinh, ta sống hạnh phúc sức khoẻ tốt. Vậy chuyển năng lượng về một điểm là an trụ tâm điều phục tâm. Vậy cách hàng phục tâm: đưa tất cả các thực tại giả lập vào thực tại tuyệt ñối mà không còn thấy thực tại giả lập đó nữa. Nên muốn hàng phục tâm, hành giả trực nhận thể không của sự vật, ngay đó lìa tứ tướng (Xa bốn tướng: Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả là không có khái niệm, không lập lại sự vật để có ý tưởng về sự vật). Chính vì thế là ta đạt hạnh phúc tức là Niết Bàn. Thực tế khi ta bị bịnh thì thân ta cần thuốc uống để trị bịnh nhưng tâm ta cần có gom tụ lại focus lại về positive tức là lạc quan tin tưởng vui yêu đời thì mới mau lành binh, và không sợ chết. Nếu sau này khi ta chết đi năng lượng đó đi đầu thai cũng mạnh mẽ hơn và có thể ta tu chánh đẳng chánh giác thì năng lượng đó không trở lại cõi ta bà này được. Đó là vô dư Niết Bàn. Vậy tôi tìm tôi trong Phật và tôi tìm Phật trong tôi có nghĩa gì? Phật đây là phật tánh là tánh giác là chân như là chân tâm là tri kiến Phật là Niết Bàn…và tôi đây là vô ngã không có tôi của thế tục mà là có cái tôi của chân ngã. Vì chân ngã nên tôi chính là Phật và Phật chính là tôi. Khi Phật sanh ra tay chỉ trời tay chỉ đất duy ngã độc tôn là điểm chính yếu để hiểu chân ngã này. Chân ngã là duy ngã độc tôn là Phật tánh. Phật tánh với tôi là một. Kết luận tôi tìm tôi trong Phật và tôi tìm Phật trong tôi với Phật là Phật tánh và tôi là chân ngã là cái tôi thật sự tối thượng của chân đế chứ không phải cái tôi của tục đế là cái tôi do 5 uẩn vai không là do duyên mà hợp thành. Chúng ta kết luận theo mấy câu thơ của thiền sư Đạo Huệ thời Lý: Ðất, nước, lửa, gió, thức

Vốn tất cả đều là không

Cũng như mây hợp rồi tan

Còn mặt trời Phật thì chiếu vô cùng

Sắc thân và diệu thể

Không hợp cũng không chia ly

Nếu người muốn phân biệt

Thì cũng như hoa sen trong lò lửa.

- Ngộ đạo ra sao? Như đã nói trên là chúng ta hiểu về tánh giác, giờ đến ngộ đạo thì là bước kế tiếp. Giác là biết của ý thức, ngộ đạo là cảm nhận (recognize) biết rõ của tâm do quán chiếu tư duy mà có. Tánh giác có được do vô ngã, còn ngộ đạo có được do quán chiếu tu tập. Cái sai lầm của chúng ta là muốn tu tập đạo Phật là đến chùa rồi nơi đó họ dạy ta niệm Phật hay thiền là ta học làm theo mà không nghiên cứu lý thuyết về đạo Phật. Ta đi ngay vào đại học mà không qua lớp trung học. Vậy chúng ta cần học và thực hành cơ bản về đạo Phật Nguyên Thủy rồi lên Đại Thừa mà học cho hết lý thuyết , sau đó mới chuyển tu theo chuyên đề mà mình chọn lựa: Nguyên Thủy hay Đại thừa. Ngộ đạo Nguyên Thủy là tu tập 37 phẩm trợ đạo chú trọng Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo. Thiền Tứ Niệm Xứ sau khi thiền chỉ đạt định xong. Thực hành cơ bản để hiểu thấu lời Phật dạy tu là giải thoát phiền não khổ đau kiếp người. Không cần đắc quả vì A la hán vì ta học lý thuyết và thực tập mà thôi. Tu Đại thừa là học tập tư duy 3 lý thuyết về Tánh Không, Duy thức, và Như Lai Tạng. 3 thuyết này có trong các kinh luận Đại Thừa. Sau khi hoàn tấc chúng ta mới chọn chuyên ngành mà tu tập: Nguyên Thủy hay Tịnh Độ  thiền , Mật tông, Hoa Nghiêm, Thiên thai mà đi sâu vào. Tu Nguyên Thủy còn gọi là chấp thật vì nó rất thực tế không tư duy của triết lý, mục đích là giải thoát khổ bằng diệt trừ bằng như lý tác ý thủ hộ 6 căn chánh niệm tĩnh giác mà áp dụng vào đời sống mỗi ngày. Lấy thiền chỉ thiền quán mà tư duy quán chiếu Tứ Niệm Xứ để đạt A la hán. Tu này coi trọng nhất là văn tư tu và giới định tuệ. Tu Đại thừa còn gọi là chấp giả, chấp như huyễn vì nó chú trọng đến triết lý bản chất của vạn pháp. Lấy 3 lý thuyết tánh Không Trung quán , Duy thức và Như Lai Tạng. Tánh Không trung quán đến Duy thức đưa đến Chân không diệu hữu rồi kết lại Như Lai Tạng là có phật tánh tu thành Phật có một thừa của kinh Pháp Hoa. Tu Lăng Nghiêm để ngộ tuệ giác rồi tu Pháp Hoa để ngộ thành Phật. Tu dễ nhất là Tịnh Độ nhưng nay đã khó khăn vì đạt Nhất tâm bất loạn cũng là thiền định. Nhưng chỉ cần định là đủ rồi không có cần quán chiếu thêm nữa. Việc quán chiếu dành cho khi về cõi Tịnh Độ được Phật A di Đà dạy cho quán chiếu. Thí dụ hãy quán chiếu tôi sống là tôi tạo ra một vở kịch mà tôi là đạo diễn và tôi là người diễn viên trong vở kịch đó. Mỗi phút giây tôi đang đóng kịch và theo vỡ kịch làm tôi sống vui buồn đau khổ với mọi ý thức và cảm xúc. Như vậy tôi suy ra được cái mà tôi hạnh phúc cũng do chính tôi tạo ra chứ không có cái gì ngoài đưa vào, cuối cùng tôi chết đi là chấm dứt vở kịch đó tôi dàn dựng ra. Tôi sinh ra và chết đi cũng như vạn người khác đều không là gì hết với trái đất này. Cái tôi cho là tôi làm ra được cũng chỉ là một vở kịch tôi đạo diễn mà thôi. Những sáng tạo bằng cấp đều là hư ảo vì không có tôi thì cũng có người khác làm ra như vậy. Nó cũng không làm thay đổi trái đất này. Vô ngã chính là điều làm cho tôi hạnh phúc. Khi tôi thoát ra cái mà tôi cho là tôi thì tôi mới cảm nhận được điều đó. Tu vô ngã thì mình thoát phiền não rất nhiều vì căn gốc của nó là cái ngã cái tôi. Nhưng nếu không có tôi thì ai làm việc xã hội làm gì có sản phẩm vật dụng y khoa làm gì có cứu người … xã hội coi như chết. Vậy làm sao sinh sống có ngã và thiền định vô ngã? Hãy quán chiếu điều có tôi và không có tôi này để hiểu chân lý của vô ngã là sự hạnh phúc. Sau vô ngã rồi quán chiếu tánh không. Tự nhận được tâm mình trống rỗng không, tại sao? Rỗng không là giác ngộ tại sao? lợi ích của việc quán không này? Xin xem bài viết dòng sông tâm thức: Tánh Không.

Qua dòng sông tâm thức tôi chọn đường tu tập đạo Phật. Mục đích tu tập là đời nầy hiện tại đây tôi được an lành thanh tịnh không dao động giàu nghèo sang hèn khổ đau hay vui sướng. Không mong cầu thành A La Hán Bồ Tát Phật mà tu tập để hạnh phúc hiện tại và kiếp sau tu tập tiếp.

Qua dòng sông tâm thức tôi chọn đường tu tập đạo Phật. Mục đích tu tập là đời nầy hiện tại đây tôi được an lành thanh tịnh không dao động giàu nghèo sang hèn khổ đau hay vui sướng. Không mong cầu thành A La Hán Bồ Tát Phật mà tu tập để hạnh phúc hiện tại và kiếp sau tu tập tiếp.

Sau Tánh không là quán chiếu Duy thức. Xin xem bài viết dòng sông tâm thức: Duy thức luận.

Cuối cùng quán chiếu đến Như Lai Tạng. Xin xem bài viết dòng sông tâm thức: Như Lai Tạng.

Giải đáp các câu hỏi trên về trừu tượng: chết đi về đâu? Chúng ta từ đâu đến? Thế giới này có giới hạn không? Tất cả Phật đều im lặng không trả lời nên gọi là im lặng sấm sét. Sau này Long Thọ trả lời bằng Trung quán Luận. Đó là Dịch Hoá pháp tức là vạn vật sinh ra chết đi rồi lại sinh ra như vòng tròn kín nên không có bắt đầu cũng không có chấm dứt. Einstein cũng xác nhận mass and energy conversion nên không có cái gì mất hết bị tiêu diệt hết. Nếu vậy nó không có cái gì bị tiêu diệt thì làm gì có sinh ra. Không sinh không diệt là vậy. Nếu như thế thì con người có từ đâu mà sinh ra thì trả lời của Long Thọ là không có sinh và cũng không có diệt.  Vạn pháp di chuyển không ngừng nghỉ giữa hai đầu cực đoan là có và không có, sinh và diệt. Hiện hữu và không hiện hữu. Chết rồi đi về đâu. Chết rồi quay lại đầu thai tiếp. Nếu tu đạt giải thoát thì trở thành năng lượng bàng bạc trong hư không có mặt khắp nơi là vô dư Niết Bàn. 16 câu hỏi Phật im lặng sấm sét được Long Thọ giải đáp bằng Trung quán là vạn pháp hiện hữu như thị không sinh diệt và là ảo ảnh như huyễn.

Ngộ đạo theo Đại Thừa là biết rõ tánh Không, Duy thức và Như Lai tạng (xin xem lại bài), riêng về tánh Không:

- Tu Bồ Đề Đón Phật

Trong hàng Thánh chúng, Tu Bồ Đề dùng trí quán chiếu soi thấy tánh không của các pháp, thể chứng lý không, từ đó Tôn giả thưòng nói lý không và các oai nghi tế hạnh đều biểu thị lý không. Tương truyền một hôm, tại động Kỳ Xà Quật trên núi Linh Thứu, trong lúc đang vá áo, Tôn giả dùng trí quán chiếu biết Đức Phật du hóa phương xa sắp trở về. Tôn giả ngưng việc vá áo định đi đón Phật nhưng liền nghĩ rằng: Phật là bậc vô ngã, pháp thân không tịch vắng lặng, ngã và ngã sở đều không, tuyệt dứt đối đãi. Phật đã từng nói không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ giả, các pháp rỗng lặng pháp tánh biến khắp không gian và thời gian. Pháp thân Phật ở đâu mà chẳng có, vì thế ta đi đón Phật có thể bị Phật quở trách là người hành tà đạo. Trong hội Bát Nhã Đức Phật đã nói:

· Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, đó là người tà đạo, không thể thấy Như Lai.

Sau khi suy nghĩ, Tôn giả ngồi vá áo một cách bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Lúc bấy giờ trên đường trở về Phật được Tăng đoàn và đông đảo quần chúng chuẩn bị đón tiếp vô cùng trang trọng. Trong số đó có Tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc, vị chứng thần thông đệ nhất bên nữ, vận dụng thần thông để đón Phật trước nhất. Khi gặp Phật Liên Hoa Sắc đảnh lễ và bạch Phật:

· Bạch Đức Thế Tôn! Nhờ có phép thần thông con hay tin Thế Tôn về và đến đây chờ đảnh lễ Thế Tôn trước hơn ai hết.

Trước nét hân hoan của Liên Hoa Sắc, Phật mỉm cười từ tốn nói rằng:

· Liên Hoa Sắc! Người nghinh đón ta trước tiên chẳng phải là ngươi. 

Nhìn bốn phía chẳng thấy ai, tất cả đều còn ở sau xa, với vẻ hoài nghi bàng hoàng, Liên Hoa Sắc quỳ thưa:

· Bạch Đức Thế Tôn! Con vận dụng sức thần thông khi đến đây chẳng thấy có ai cả. Thế ai là người đón Đức Thế Tôn trước con?

Trong lúc Liên Hoa Sắc vừa chấm dứt câu hỏi, Ca Diếp và Tăng đoàn từ từ tiến đến. Đợi chúng Tăng quy tụ đông đảo, Phật mỉm cười nói với tất cả mà cũng để trả lời cho Liên Hoa Sắc, Phật nói:

· Này các Tỳ kheo! Ta cám ơn tất cả, các ông đã không quản xa xôi để đến đây đón ta, nhưng người gặp ta trước tiên chính là Tu Bồ Đề. Hiện giờ tại núi Kỳ Xà Quật, Tu Bồ Đề đang chiếu quán tánh không của các pháp. Người thấy thể tánh rỗng lặng như như bất động, chính là người trực tiếp nghinh đón ta trước nhất. Chúng đệ tử kể cả Liên Hoa Sắc, nghe Phật nói mới thấu rõ tướng của các pháp là hư vọng như chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai, điện chớp. Thể tính các pháp là pháp không tịnh, ly ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả, Tu Bồ Đề đã thấu rõ chân lý đó nên Tôn giả là người đón Đức Thế Tôn trước hơn ai hết. Tôn giả xứng đáng là vị Giải Không Đệ Nhất trong hàng Thánh chúng.

-Tu Bồ Đề xướng Minh Lý Không.

Một hôm tại hội Bát Nhã, trước 1.250 vị Tỳ kheo, hướng về Tu Bồ Đề, Phật nói:

· Tu Bồ Đề! Ông có biện tài thể hội sâu xa đạo lý chân không, giờ này trước đại chúng ông hãy thuyết về không lý Bát Nhã cho tất cả cùng nghe. Nghe Phật dạy Tu Bồ Đề, đại chúng đều không rõ Tu Bồ Đề sẽ dựa vào biện tài của tự thân hay nhờ oai lực của Phật để nói lý chơn không của Bát Nhã? Rõ biết tâm lý đại chúng Tu Bồ Đề rào đón nói rằng:

· Thưa đại chúng! Muốn tỏ lòng cung kính Phật là phải vâng mệnh lệnh của Phật, tôi vốn biết sức mình có hạn, trí tuệ biện tài còn non, nếu không nương sức oai lực của Phật tôi phải thúc thủ. Chân lý của Phật nói thật là sâu xa huyền diệu, như chúng ta đã biết muôn sự, muôn vật, nói khác hơn là các pháp đều do nhân duyên mà sanh khởi, cho nên các pháp là không thực thể, không tự chủ, thực tướng các pháp là chân không diệu hữu. Trong hội Bát Nhã Đức Phật nói: - Sắc tức là không, không tức là sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, thọ tưởng hành thức cũng giống như vậy.

Cái có của các pháp là giả danh, không có thật, bởi thế các pháp chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng dị, chẳng lai, chẳng xuất. Các pháp vốn không tướng cho nên đâu còn tướng sanh, diệt, sạch, dơ, thêm, bớt. Rồi từ đó lục căn, lục trần, lục thức, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới, không vô minh diệt, cũng không vô minh tận. Đã là giả danh cho nên không những sinh, lão, bệnh, tử, khổ, tập, diệt, đạo đã không mà không luôn cả trí và cái sở đắc, kể luôn cả cái tâm.

· Phật nói: Các tâm đều là phi tâm, thế mới gọi là tâm, tâm quá khứ, hiện tại và vị lai đều không nhận được. Các pháp vốn không nên không có chủ thể, gọi là vô ngã, vì ngã cũng là giả danh. Có ly tất cả mới đạt trung đạo, mới thật đạt tướng Niết Bàn tịch diệt vắng lặng.

Trong giáo đoàn của Phật, chỉ có Tôn Giả Tu Bồ Đề nhận thức sâu sắc về không tánh của các pháp, hiểu thấu đáo không lý và thật chứng không trí, bởi thế Ngài được tôn xưng là bậc Giải Không đệ nhất

 -Về Như Lai Tạng là triết lý về tánh Chân Như có sẵn trong chúng sanh khi còn vô minh . Chủng tánh Như lai nầy bất biến và nó còn gọi là thanh tịnh tâm tự tánh. Học thuyết (phenomenon) Như Lai Tạng để thuyết rằng chúng sanh có Phật tánh nên tu thành Phật là một điển hình của Đại Thừa vì Đại Thừa là tu thành Bồ Tát và Phật. Tất cả được chứng minh qua kinh điển và luận của Đại Thừa và dĩ nhiên không có trong kinh điển Nguyên Thủy. Vấn để ngã được giải thích và bàn cãi suốt từ cả ngàn năm nay về việc cái gì, ai chịu trách nhiệm của nghiệp báo đi đầu thai. Ai qua bên kia bờ mà thuyền không có người chèo thuyền đi qua. Tất cả chỉ là một dòng tâm thức nên chúng ta là một dòng sông tâm thức trôi chảy không ngừng kiếp người.

- Tôi chọn đường tu: Qua dòng sông tâm thức tôi chọn đường tu tập đạo Phật. Mục đích tu tập là đời nầy hiện tại đây tôi được an lành thanh tịnh không dao động giàu nghèo sang hèn khổ đau hay vui sướng. Không mong cầu thành A La Hán Bồ Tát Phật mà tu tập để hạnh phúc hiện tại và kiếp sau tu tập tiếp. Như vậy tu này là tu tâm điều phục tâm an trụ tâm và hướng dẫn tâm đi về đạo Phật để khi mất đi thì nhất thiếc duy tâm tạo đi theo đường Phật mà đầu thai kiếp sau đi tiếp. Lấy căn bản là Nguyên Thủy tôi áp dụng 37 phẩm trợ Đạo Đế mà tu tập. Những cơ bản đó trong bài Nguyên Thuỷ áp dụng hàng ngày trong tư duy, trong chánh niệm làm việc là người cư sĩ hay người tăng ni. Lúc nào cũng dùng thiền chỉ thiền quán mà tư duy. Tư duy đó là triết lý của tánh không Duy thức và Như Lai Tạng mà tư duy ứng dụng. Dĩ nhiên ngồi thiền Tứ Niệm Xứ đã được áp dụng nhưng không đi quá sâu mà bỏ qua phần triết lý Đại Thừa. Cùng Tứ Niệm Xứ ấy nhưng quán thân thọ tâm pháp xong thì quán không quán tâm do thức biến quán Phật tánh trong thân thể chính mình. Dĩ nhiên phải dành cho chính mình thời gian buông xã mọi việc đời để đi vào đạo. Không thường xuyên nhập thất trong đạo thì cũng cấy vào A Lại Da thức chủng tử tu đạo Phật để khi chết mình biết được mình có con đường để đi. Tất cả có nhiều đường ra khỏi cõi ta bà nhưng đạt chánh giác chỉ có một con đường Đạo Đế theo Nguyên Thủy và theo Đại Thừa. Đại thừa đạo đế là tánh Không Duy thức và Như Lai tạng. Con đường ấy qua kinh luận đốn ngộ rồi tiệm tu. Kinh luận thì chỉ chuyên môn sâu xa vào một pháp môn mình chọn sau khi xong dòng sông tâm thức này. Kinh luận ấy phải biết 4 y với y nghĩa bất y ngữ, y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Đừng tự trói buộc mình vào một cái gì trong đạo pháp. Phải được tự do tuyệt đối trong tu tập. Chỉ có tự do mới tu thành chánh quả, mới đạt Bát Nhã tuệ giác. Phải luôn luôn tư duy quán chiếu kiểm soát chính mình không chấp ngã kiến bám trụ vào bất cứ pháp nào.

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật!!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm