Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 14/09/2020, 16:13 PM

Du lịch tâm linh là gì, hiểu thế nào cho đúng?

Du lịch tâm linh (tiếng Anh là Spiritual tourism) mấy năm gần đây được các nhà quản lý, doanh nghiệp và quần chúng dùng đến rất nhiều. Vậy du lịch tâm linh nghĩa là gì?

Du lịch tâm linh là gì?

Có nhiều Phật tử hỏi Ban biên tập (nay trả lời 1 lần):  Bạch Thầy, có thể hiểu du lịch tâm linh là gì?

Du lịch tâm linh, tiếng Anh được gọi là Spiritual tourism.

Ấn Độ là địa điểm thu hút Phật tử du lịch tâm linh, hành hương đến các Thánh tích Phật giáo.

Ấn Độ là địa điểm thu hút Phật tử du lịch tâm linh, hành hương đến các Thánh tích Phật giáo.

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. 

Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. 

Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch.

Phân loại du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều cung bậc, nhiều dạng:

- Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất hiện nay; 

- Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng; 

- Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các triết lí, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình.

Sơ lược về khái niệm du lịch tâm linh trên thế giới và Việt Nam

Khái niệm du lịch tâm linh đã có từ lâu trên thế giới, nhưng ở nước ta mới chỉ được nói đến trong khoảng hơn chục năm qua khi mà điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần con người được nâng lên. Đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh tại Ninh Bình (tháng 11-2013) theo sáng kiến của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Taleb Rifai thì du lịch tâm linh ở nước ta càng nở rộ.

Một Thánh tích Phật giáo Ấn Độ được nhiều Phật tử mộ đạo ghé thăm.

Một Thánh tích Phật giáo Ấn Độ được nhiều Phật tử mộ đạo ghé thăm.

Theo đánh giá của UNWTO, du lịch tâm linh là loại hình du lịch mà Việt Nam là nước có thế mạnh về lĩnh vực này. Vậy phải hiểu thế nào là du lịch tâm linh?

Có thể nói một cách ngắn gọn du lịch tâm linh là một loại hình du lịch lấy yếu tố tâm linh là mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu từ con người. Vì thế du lịch tâm linh thường diễn ra các hoạt động khai thác giá trị văn hóa phi vật thể về tín ngưỡng, tôn giáo để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, mang đến cho du khách những cảm xúc thiêng liêng, sâu thẳm trong tâm hồn. Du lịch tâm linh là chuyến du lịch khám phá thế giới tâm linh để trở về với thế giới nội tâm, lắng nghe và tìm về những điều tốt đẹp. Đi sâu vào cuộc hành trình tâm linh này, người ta có thể rũ bỏ những ưu phiền, khổ đau để có được một tâm hồn tự do và hạnh phúc, lòng ngập tràn niềm vui sống cùng tình yêu thương bao la, vô tận… Về bản chất, tâm linh gắn liền và biểu hiện những cái thiêng liêng, cao cả, siêu việt trong đời sống tinh thần, đời sống sinh hoạt xã hội của con người, nhất là những cư dân vùng Á Đông nói chung trong đó ở Việt Namvăn hóa tâm linh đã tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa cộng đồng, dân tộc.

(Bài viết của tác giả Ngọc Hà đăng trên tạp chí Công tác Tôn giáo, số 7/2019)

Phật tử có thể gửi câu hỏi xung quanh các vấn đề Phật giáo về: info@phatgiao.org.vn cho mục Hỏi đáp hoặc inbox trên fanpage của trang nhà!

> Địa chỉ du lịch tâm linh mà ai cũng đến thăm khi đến Hà Nội

> Phút bình yên nơi đất Phật tại Chùa Hòn Một Bà Rịa - Vũng Tàu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm