Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/02/2020, 10:27 AM

Dục lạc nuôi lớn dục lạc

Con người cần là bạn của thiên nhiên, chỉ khi làm bạn với thiên nhiên con người mới được tiếp thêm sức mạnh, thách thức với nó tức bị cô lập ngay, bởi chính thiên nhiên là nguồn lực của con người, là hơi thở, là bầu khí quyển chung quanh con người, thiếu nó là mạng sống chấm dứt.

> Phương pháp chế ngự và đoạn trừ dục lạc

Dục lạc là sự ham muốn giác quan, sự thỏa mãn của giác quan mà ở đó không có điểm dừng nào, chưa có sự giải đáp nào được xem là thỏa mãn, là đủ rồi để dừng lại. Ham muốn của con người là một vòng xoáy mở rộng hình con nước khi ném một hòn đá vào, ban đầu nhỏ nhưng rồi lan rộng dần, với sự tiếp sức từ nguồn nội lực của ham muốn, ham muốn cứ tỏa rộng ra dần làm biến động, xao động mặt hồ vốn tỉnh lặng.

Dục lạc là sự ham muốn giác quan, sự thỏa mãn của giác quan mà ở đó không có điểm dừng nào, chưa có sự giải đáp nào được xem là thỏa mãn, là đủ rồi để dừng lại.

Dục lạc là sự ham muốn giác quan, sự thỏa mãn của giác quan mà ở đó không có điểm dừng nào, chưa có sự giải đáp nào được xem là thỏa mãn, là đủ rồi để dừng lại.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Đức Phật dạy: Con người hiện diện ở đời như một người khát nước ở ngoài biển khơi đang uống nước mặn. Càng uống càng khát, nước mặn không phải là thức giải khát nhưng con người vẫn cứ uống. Con người ở đời cũng vậy: ham muốn cảm giác và ham muốn sự vật, đáp ứng nó không phải giải pháp để giải tỏa cho lòng tham, đó không phải là lời giải đáp cho nỗi khổ đau. Dục vọng là nguyên nhân của khổ đau nhưng thỏa mãn nó lại là sự nuôi lớn khổ đau, vì dĩ nhiên, sự thỏa mãn đó chưa bao giờ thật sự thỏa mãn mà ngược lại, vừa  được thỏa mãn lại trở nên khao khát.

Về dục lạc thuộc cảm giác:

Khi nói về sự thỏa mãn của dục lạc, người viết muốn trình bày phần này riêng về dục lạc thuộc cảm giác để tạm khu biệt những ham muốn khác cũng để phục vụ ham muốn con người nhưng có vẻ gián tiếp hơn, trừu tượng hơn lãnh vực này.

Dục lạc thuộc cảm giác ở đây người viết muốn đề cập sự ham muốn thỏa mãn về sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu. năm thứ này là nhân tố chính của sự ham muốn và cảm giác ở đây có phần nghiêng nặng một chút về thân xúc.

Vật chất là thứ cần thiết phục vụ đời sống con người, với mục đích đem lại đời sống hạnh phúc cho con người. Ảnh minh họa.

Vật chất là thứ cần thiết phục vụ đời sống con người, với mục đích đem lại đời sống hạnh phúc cho con người. Ảnh minh họa.

Mắt ham sắc đẹp, nhu cầu đó tăng dần lên, thấy cái này đẹp rồi một thời gian thấy cái khác đẹp hơn tức có sự thay thế về cách nhìn cái đẹp, thị hiếu con người là vậy. Với tai thích tiếng, hay mũi, lưỡi…cũng vậy, thích, thỏa mãn rồi thích, ham muốn này là nấc thang để bước lên ham muốn khác cao hơn. Ham muốn trở thành thực nghĩa của sự sống, là sự đòi hỏi - đáp ứng - và đòi hỏi.

Ở một chừng mực nào đó, ham muốn và sự thỏa mãn các giác quan là cần thiết, nhưng tới một mức nhất định, ham muốn thỏa mãn cảm giác là sự sa đoạ, là sự suy thoái đạo đức mà con người cần thức tỉnh. Do đâu mà trai gái làng chơi tìm vào sự thỏa mãn nhục dục, nạn mại dâm, mãi dâm làm nhức đầu các nhà chức trách trên thế giới? do đâu mà những kẻ nghiện nhập lạc đường vào quỷ đạo của cảm giác ma tuý?

Đó chính là những cảm giác dục lạc được làm thỏa mãn, thỏa mãn dục lạc không bao giờ dừng lại mà luôn dẫn đến nguy cơ trượt dài, làm suy thoái cả một nền đạo đức mà loài người nói chung cố tìm cách khắc phục. Đó là hệ quả đơn cử về sự thỏa mãn dục lạc thuộc cảm giác.

Con người hiện hữu ở đời với mục đích sống là hạnh phúc, vì mục đích ấy con người hướng đến sự hưởng thụ vật chất nên chẳng ngại ngần gì trên đường chinh phục thiên nhiên.

Con người hiện hữu ở đời với mục đích sống là hạnh phúc, vì mục đích ấy con người hướng đến sự hưởng thụ vật chất nên chẳng ngại ngần gì trên đường chinh phục thiên nhiên.

Về dục lạc thuộc danh dự:

Con người trong xã hội hiện nay học tập, nghiên cứu, … cố chạy theo học hàm học vị, vì đầy dẫy lòng tự trọng, sợ tổn thương và dễ tự ái, cộng với lòng tham vượt khả năng của mình, nên khi đời sống phát triển, trí tuệ được xem là nhân tố chủ lực, người ta thi nhau nâng cao trình độ, bằng cấp trở thành một minh chứng cho trình độ của mình, thế là người ta lại cố vươn lên với tấm bằng này nọ, nạn phao trắng trường thi, nạn học giả thi thật, bằng giả bằng thật đánh lộn con đen tạo nên một không khí nhếch nhác trong giáo dục, nền giáo dục trở nên mất uy tín do bằng cấp không phù hợp vơí khả năng. Đó chính là hậu quả của lòng ham muốn danh dự, sự ham muốn vượt quá khả năng của mình.

Về dục lạc thuộc sự vật:

Vật chất là thứ cần thiết phục vụ đời sống con người, với mục đích đem lại đời sống hạnh phúc cho con người. Thay vì ăn xong là rửa chén bát, con người đã phát minh ra máy rửa chén, cần giặt đồ có máy giặt đồ, cần lau nhà có máy lau nhà, cần lên lầu có thang máy,… con người đã đạt đến một nền văn minh công nghệ tột bực, nhưng chưa thấy ai nói như vậy là đủ rồi, con người đã lạm dụng quá đỗi đến vật chất, hậu quả của nó là chứng Béo phì, Tăng xông hoặc Nhồi máu cơ tim…. Con người tự cho mình là chủ nhân của vật chất nhưng vô tình đã trở thành nô lệ nó, chạy theo nó. Con người khi đã có được cái này lại khởi tâm muốn có cái kia, đã có xe máy lại muốn xe hơi, đã có chỗ ở tốt lại đòi biệt thự, v.v…nghĩa là đáp ứng lòng tham để được thỏa mãn, để thấy đủ là một phạm trù rất xa lạ đối với con người, vì tất nhiên rằng chưa hề có sự thỏa mãn tuyệt đối.

Con người chinh phục thiên nhiên hay thiên nhiên chinh phục con người?

Con người chinh phục thiên nhiên hay thiên nhiên chinh phục con người?

Con người hiện hữu ở đời với mục đích sống là hạnh phúc, vì mục đích ấy con người hướng đến sự hưởng thụ vật chất nên chẳng ngại ngần gì trên đường chinh phục thiên nhiên. Con người đã phát minh ra những lãnh vực khoa học mà quên nhìn lại mặt trái của nó để chất độc da cam, hạt nhân nguyên tử tàn phá trái đất này. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên mà quên rằng thiên nhiên là vị thần chúa ghét lòng tham, tài nguyên thiên nhiên đã đem đến cho con người sự sung túc về vật chất, con người tự hào về mục đích, nhiệm vụ và sứ mạng của mình đối với loài người, nhưng thật trớ trêu, vị thần thiên nhiên đã nỗi giận.

Con người vốn dĩ yêu hoà bình, thích hạnh phúc, ai cũng biết vậy nhưng làm gì có hoà bình và hạnh phúc khi bạn lại luôn gây chiến tranh, lòng ưu đãi của thiên nhiên đã bị tổn thương khi con người đã tấn công khai thác cạn kiệt, thiên nhiên đã nỗi giận với con người, những trận động đất, núi lửa, sóng thần ,…xảy ra liên tiếp để trừng trị lòng tham của con người. Vậy con người chinh phục thiên nhiên hay thiên nhiên chinh phục con người?

Thỏa mãn ham muốn trở nên thực nghĩa của cuộc sống để tạo thành dòng luân hồi quay mãi trong khát khao, đòi hỏi và thúc bách mà chưa từng dừng lại bao giờ. Ảnh minh họa.

Thỏa mãn ham muốn trở nên thực nghĩa của cuộc sống để tạo thành dòng luân hồi quay mãi trong khát khao, đòi hỏi và thúc bách mà chưa từng dừng lại bao giờ. Ảnh minh họa.

Trận chiến này ai thắng ai thua dĩ nhiên đã có lời giải đáp. Xưa nay loài người tự hào là đã chinh phục được thiên nhiên, vâng, đó là khát vọng của con người, nhưng một minh chứng hùng hồn để lật đổ luận điệu này là những dòng thời sự về sóng thần Ấn Độ Dương, về động đất và núi lửa. Với hình ảnh ông cụ đánh cá, Hemingway đã dàn dựng ra một hoạt cảnh con người đọ sức với thiên nhiên, trải qua mấy ngày liền gây chiến trên mặt biển dậy sóng, cụ già của Hemingway đã chiến thắng trở về với tâm trạng phấn khởi đầụy kiêu hãnh sau mấy ngày hao tâm tổn lực, nhưng thật trớ trêu, chiến lợi phẩm của cụ bấy giờ là một bộ xương thay vì một con cá lớn, biển cả đã lấy lại tất cả!

Khác với Hemingway, ông lão câu cá của Nguyễn Khuyến đi câu cá trong một không gian hiền hoà và yên tĩnh của một làng quê Việt Nam, mặt hồ tĩnh lặng, ngỏ trúc vắng teo, một vài lá trúc thỉnh thoảng đưa vèo, và một vài con cá chốc chốc đớp động dưới chân bèo, tất cả đều như hoà vào nhau để tạo ra một bức tranh bình yên của cuộc sống. Con người đến với thiên nhiên với một tâm trạng hoà hoản và thiên nhiên cũng chẳng hẹp hòi gì với anh bạn nhỏ bé này, cả hai hoà vào nhau như một đôi bạn.

Đã đến lúc con người cần quay lại với thiên nhiên để tiếp thêm sức mạnh.

Đã đến lúc con người cần quay lại với thiên nhiên để tiếp thêm sức mạnh.

Đúng vậy, con người cần là bạn của thiên nhiên, chỉ khi làm bạn với thiên nhiên con người mới được tiếp thêm sức mạnh, thách thức với nó tức bị cô lập ngay, bởi chính thiên nhiên là nguồn lực của con người, là hơi thở, là bầu khí quyển chung quanh con người, thiếu nó là mạng sống chấm dứt. Đã đến lúc con người cần quay lại với thiên nhiên để tiếp thêm sức mạnh. Con người đã quá tham lam, đáp ứng quá nhiều cho lòng tham và đã trượt dài theo vật chất. Đó chính là nhân tố tạo nên cuộc khủng hoảng môi sinh mà đến bây giờ con người mới sực tỉnh, tìm cách làm hoà, tái tạo hành tinh đã bị tổn thương này.

Trên đây người viết không hề phủ nhận những thành công của con người, nhưng vấn đề đặt ra là con người đã tiến quá xa, đã lạm dụng quá nhiều và giá phải trả quá đắt. Chúng ta thấy rằng dục lạc khi được đáp ứng, được thỏa mãn thì chỉ nuôi lớn thêm dục lạc mà thôi, ham muốn - đáp ứng - và ham muốn, đó là một vòng tròn mở rộng. Thỏa mãn ham muốn trở nên thực nghĩa của cuộc sống để tạo thành dòng luân hồi quay mãi trong khát khao, đòi hỏi và thúc bách mà chưa từng dừng lại bao giờ. Đó chính là vấn đề mà người viết muốn nói: “dục lạc nuôi lớn dục lạc”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Kiến thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Kiến thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Kiến thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Kiến thức 09:05 29/03/2024

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Xem thêm