Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/02/2020, 20:27 PM

Thiền chế ngự dục lạc

Ham muốn dục lạc bắt nguồn từ tâm vọng tưởng nên khi có mặt ánh sáng thiền định chánh niệm tỉnh giác, tâm vọng tưởng tiêu tan, những ham muốn về thỏa mãn giác quan phải nhường chỗ cho nhu cầu thánh thiện của tâm linh là điều tất yếu.

>Thái tử Tất Đạt Đa sớm nhận ra đời sống dục lạc thế gian là đau khổ

Theo bài kinh Tứ Niệm Xứ thực tập thiền với bốn đề mục thân, thọ, tâm, pháp theo hơi thở.

Theo bài kinh Tứ Niệm Xứ thực tập thiền với bốn đề mục thân, thọ, tâm, pháp theo hơi thở.

Ai cũng hiểu, để duy trì một cuộc sống, cuộc sống đó phải có niềm vui, nếu dục lạc là niềm vui trần thế để duy trì đời sống trần tục, tôn giáo cũng có niềm vui để duy trì đời sống tôn giáo, hành thiền cũng có niềm vui để duy trì nếp sống tâm linh, nếp sống thiền. Nói đến thiền là nói đến sự tỉnh giác, sự chú tâm và dừng lại, bấy nhiêu đặc tính cũng đã thấy được thiền có thể chế ngự dục lạc, bởi lẽ do tỉnh giác và dừng lại, ham muốn không thể bị trượt dài, sự tỉnh giác và dừng lại khiến người ta thấy “như vậy là vừa đủ” không tìm cầu gì hơn vì đã đủ rồi cầu làm gì.

Bài liên quan

Niềm vui của thiền là gì? đó là sự thảnh thơi nhẹ nhàng, bằng lòng với những gì đang hiện tại. Khi bạn bước chân đi, với đôi chân tiếp xúc với đất, bạn cảm nhận tất cả những cảm xúc này với một niềm hạnh phúc có sẵn: ta được đất nâng đỡ trên thế giới này, với hơi thở vào và hơi thở ra, bạn ý thức được sự có mặt ngay trong hiện tại, hơi thở là sự duy trì để ta hiện hữu trên cuộc đời này, thật trân quý biết bao, hạnh phúc biết bao ta đã thở. Thiền là vậy, chỉ có vậy thôi bạn cũng đã thấy cuộc sống này hạnh phúc và thiêng liêng. Theo bài kinh Tứ Niệm Xứ thực tập thiền với bốn đề mục thân, thọ, tâm, pháp theo hơi thở.

Khi bạn đạt được sơ thiền một niềm vui khởi lên trong tâm thay thế cho niềm vui của sự ham muốn gọi là “hỷ lạc do ly dục sinh”, đó là lúc hành giả thật sự xóa bỏ lòng dục, xóa bỏ niềm ham muốn giác quan, có được niềm vui nhờ đã lìa ham muốn.

Khi bạn đạt được sơ thiền một niềm vui khởi lên trong tâm thay thế cho niềm vui của sự ham muốn gọi là “hỷ lạc do ly dục sinh”, đó là lúc hành giả thật sự xóa bỏ lòng dục, xóa bỏ niềm ham muốn giác quan, có được niềm vui nhờ đã lìa ham muốn.

1. Quán thân trên thân:

Hơi thở vào dài, tôi biết hơi thở vào dài.

Hơi thở  ra dài, tôi biết hơi thở ra dài.

Hơi thở vào ngắn, tôi biết hơi thở vào ngắn .

Hơi thở ra ngắn, tôi biết hơi thở ra ngắn.

Cảm giác thân hành, tôi sẽ thở vô.

Cảm giác thân hành, tôi sẽ thở ra.

An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô.

An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra.

2. Quán thọ trên các cảm thụ :

Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô

Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra.

Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô

Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra.

Cảm giác tâm hành,  tôi sẽ thở vô

Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra.

An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô

An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra.

Những ham muốn thỏa mãn giác quan nhường chỗ cho sự nhẹ nhàng thanh thản của tâm linh.

Những ham muốn thỏa mãn giác quan nhường chỗ cho sự nhẹ nhàng thanh thản của tâm linh.

3. Quán tâm trên tâm:

Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô

Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra.

Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô

Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra.

Với tâm tịnh chỉ, tôi sẽ thở vô

Với tâm tịnh chỉ, tôi sẽ thở ra.

Với tâm giải thoát , tôi sẽ thở vô

 Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra.

4. Quán pháp trên các pháp

Quán niệm vô thường, tôi sẽ thở vô

Quán niệm vô thường, tôi sẽ thở ra.

Quán niệm tan rả, tôi sẽ thở vô

Quán niệm tan rả, tôi sẽ thở ra.

Quán niệm hoại diệt,  tôi sẽ thở vô

Quán niệm hoại diệt, tôi sẽ thở ra.

Quán niệm từ bỏ, tôi sẽ thở vô

Quán niệm từ bỏ, tôi sẽ thở ra.

Thiền là con đường đáng tin cậy nhất để dẹp trừ dục lạc bởi vì nó phù hợp với khoa học, đã được thực tập bởi Đức Thế Tôn.

Thiền là con đường đáng tin cậy nhất để dẹp trừ dục lạc bởi vì nó phù hợp với khoa học, đã được thực tập bởi Đức Thế Tôn.

Theo dõi hơi thở và những gì xảy ra với thân, với cảm giác về thân, những gì xảy ra về cảm thọ, về tâm hành, về sự tịnh chỉ, về vô thường và hoại diệt, theo dõi những diễn biến về tâm lý, về cảm giác qua hơi thở để thấy mình hạnh phúc trong hiện tại này và đó cũng chính là hạnh phúc của thiền. Từ những hạnh phúc về thiền như vậy, với sự tỉnh giác, ham muốn dục lạc không thể còn cơ hội để khởi lên trong tâm.

Bài liên quan

Những ham muốn thỏa mãn giác quan nhường chỗ cho sự nhẹ nhàng thanh thản của tâm linh. Bên cạnh đó, khi bạn đạt được sơ thiền một niềm vui khởi lên trong tâm thay thế cho niềm vui của sự ham muốn gọi là “hỷ lạc do ly dục sinh”, đó là lúc hành giả thật sự xóa bỏ lòng dục, xóa bỏ niềm ham muốn giác quan, có được niềm vui nhờ đã lìa ham muốn. Tuy nhiên, niềm vui từ sự ly dục sinh cũng giống như niềm vui của sự chiến thắng khi vừa ra khỏi chiến tranh, tuy đã ra khỏi chiến tranh nhưng niềm vui đó từ chiến tranh mà có, niềm vui do ly dục sinh tức nó vẫn còn liên hệ đến dục nên cần phải tu lên thiền nữa để có niềm vui duy trì sự sống là từ định sinh, xa hẳn dục, và cứ vậy đi lên dục không còn dấu vết nữa.

Ham muốn dục lạc bắt nguồn từ tâm vọng tưởng nên khi có mặt ánh sáng thiền định chánh niệm tỉnh giác, tâm vọng tưởng tiêu tan, những ham muốn về thỏa mãn giác quan phải nhường chỗ cho nhu cầu thánh thiện của tâm linh là điều tất yếu.

Ham muốn dục lạc bắt nguồn từ tâm vọng tưởng nên khi có mặt ánh sáng thiền định chánh niệm tỉnh giác, tâm vọng tưởng tiêu tan, những ham muốn về thỏa mãn giác quan phải nhường chỗ cho nhu cầu thánh thiện của tâm linh là điều tất yếu.

Bài liên quan

Đó chính là lợi ích đích thực của thiền khi nói thiền có công năng đoạn trừ dục lạc, bởi lẽ những thiền lạc trên thù thắng, tích cực, vô hại, hơn dục lạc nhiều. Thiền là con đường đáng tin cậy nhất để dẹp trừ dục lạc bởi vì nó phù hợp với khoa học, đã được thực tập bởi Đức Thế Tôn. Ngài đã từng khẳng định tầm quan trọng của thiền trong việc loại bỏ sự chi phối của dục như sau: “Này Mahanama, thuở xưa khi còn là Bồ tát chưa chứng được Bồ đề, chưa thành chánh đẳng giác, ta khéo thấy với như thật chánh kiến: các dục vui ít khổ nhiều, não nhiều.

Sự nguy hại ở đây càng nhiều hơn. Dầu ta khéo thấy với như thật chánh kiến như vậy, nhưng ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy, Ta biết rằng Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này, Mahanama, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh kiến, các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại càng nhiều hơn, và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly bất tiện pháp sinh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối.”

Dục lạc chỉ biến mất khi thiền giả có thiền lạc, có sự hỷ lạc ngoài dục.

Dục lạc chỉ biến mất khi thiền giả có thiền lạc, có sự hỷ lạc ngoài dục.

Bài liên quan

Như vậy, dục lạc chỉ biến mất khi thiền giả có thiền lạc, có sự hỷ lạc ngoài dục. Thiền lạc thù thắng, vi tế và thánh thiện nên dục lạc thấp kém phàm phu phải đầu hàng.

Ham muốn dục lạc bắt nguồn từ tâm vọng tưởng nên khi có mặt ánh sáng thiền định chánh niệm tỉnh giác, tâm vọng tưởng tiêu tan, những ham muốn về thỏa mãn giác quan phải nhường chỗ cho nhu cầu thánh thiện của tâm linh là điều tất yếu. Pháp Cú Kinh Phật dạy:

“ Như mưa xâm nhập vào cái nhà vụng lợp

   Cũng vậy dục vọng xâm nhập tâm không tu tập”

“ Như mưa không xâm nhập ngôi nhà lá khéo lợp

Cũng vậy dục vọng sẽ không xâm nhập tâm khéo tu tập”

Thiền lạc thù thắng, vi tế và thánh thiện nên dục lạc thấp kém phàm phu phải đầu hàng.

Thiền lạc thù thắng, vi tế và thánh thiện nên dục lạc thấp kém phàm phu phải đầu hàng.

Bài liên quan

Ở Trung Bộ I Phật dạy rằng: “ Này các Tỳ Kheo, những Sa môn, Bà la môn nào bị trói buộc, bị tham đắm say mê bởi năm dục trưởng dưỡng, không thấy sự nguy hại của chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: các ngươi đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai hoạ, đã bị ác ma sử dụng theo nó muốn. Này các Tỳ Kheo, như một con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy cần được hiểu là bị rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị thợ săn sử dụng như nó muốn, khi người thợ săn đến, con nai ấy không thể bỏ đi như nó muốn. Này các Tỳ Kheo, những Sa môn hay Bà la môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm, không bị say mê bởi năm dục trưởng dưỡng này, thấy sự nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏi chúng và thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là nó không rơi vào bất hạnh, nó không rơi vào tai hoạ, nó không bị thợ săn sử dụng như nó muốn, khi người thợ săn đến con nai ấy có thể bỏ đi như nó muốn”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những lý do bạn nên đi chùa

Kiến thức 15:35 29/03/2024

Đi chùa sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tinh thần.

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Kiến thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Kiến thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Kiến thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Xem thêm