Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/04/2014, 09:50 AM

Đức Pháp Vương và Tăng đoàn truyền thừa Drukpa

Chương trình sinh hoạt tại Việt Nam, đây là lần thứ năm của đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, kể từ năm 2007 đến nay, nghĩa là trong 7 năm, đức Pháp Vương đã đến Việt Nam 5 lần. Đặc biệt có sự trùng hợp hai lần cận ngày Vesak (2008 – 2014).

Đoàn đến Việt Nam vào ngày 04/04/2014 tại Hà Nội, thì trước đó, một số trang báo đã loan tải tin tức của đoàn, sau đó thời gian, địa điểm sinh hoạt đã được sắp đặt tại hai miền Nam - Bắc.

Phía Bắc các chùa nghinh đón và hành lễ như:

- Chùa Quang Ân (huyện Thanh Trì, Hà Nội); chùa Trùng Khánh (Tp.Nam Định); chùa Vân Sơn (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc); chùa Hoàng Long (Phú Thọ); Tây Thiên cổ tự, tịnh thất Tây Thiên, chùa Tây Thiên Phù Nghĩa (Vĩnh Phúc); thăm chùa Báng cổ tự, đại Bảo tháp Manđala Tây Thiên, chùa Hà Tiên (Vĩnh Phúc)...

Phía Nam gồm các điểm như: Chơn Đức thiền viện (Hốc Môn); chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3), Quan Âm tu viện (Q.Phú Nhuận); chùa Thiên Quang (Bình Dương); chùa Giác Lâm (Q.Tân Bình)

Đoàn rời Việt Nam vào ngày 21/4/2014, tại Sài Gòn;

Sau đó, đoàn của Ngài Nhiếp chính Vương Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn truyền thừa Drukpa lại tiếp tục viếng Việt Nam, hạ cánh tại Sài Gòn, cũng vào ngày 21/4, để rồi rời Việt Nam tại Hà nội.

Đoàn sẽ làm lễ tại chùa Từ Quang (huyện Bình Chánh); Quan Âm tu viện (Q.Phú Nhuận); Tịnh thất Từ Đức (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai); chùa Giác Sanh (Q.11); chùa Phổ Quang (Tp.Đà Nẵng), chùa Nam Hải (Đà Nẵng); chùa Tây Thiên Phù Nghi (Vĩnh Phúc); chùa Sủi (Gia Lâm, Hà Nội).

Đoàn Ngài Nhiếp chính vương rời Việt Nam vào ngày 06/05/2014, tức trước ba ngày khai mạc Vesak. Một câu hỏi đặt ra là tại sao đoàn không tham dự Đại lễ Vesak 2014?

Có lẽ, đây là lần đầu tiên đoàn Phật giáo Kim Cươngng thừa thuộc truyền thống Tây Tạng sinh hoạt tại Việt Nam khá dày đặc. Mặc dù Mật thừa tại Việt Nam chưa được phổ biến, nhưng cũng đã có vài cơ sở thọ pháp hành trì từ các Lạt Ma trong nhiều năm qua.

Trong gia đình hành giả Kim Cang thừa tôn quý, Ngài sinh ra năm 1963 tại Bắc Ấn,  gần hổ Thiêng Liên Hoa trùng dịp các đạo sư tổ chức đại pháp hội Tse Chu; Theo truyền thuyết, ngài là hóa thân của Bồ Tát Quán thế Âm,Pháp vương đời thứ XII của giòng truyền thừa Drukpa. Ngài cũng là người đầu tiên của Phật giáo Tây Tạng chủ xướng quyền bình đẳng nữ giới vì thế.

Ngài đã thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở ngoại ô Kathmandu, Nepal và ở Ladakh, Ấn Độ để hướng dẫn tâm linh và giáo dục cho ni chúng. Ngài nói: .: “Giác ngộ không phân biệt giới tính, Đại trí tuệ không phân biệt giới tính, Đại từ bi không phân biệt giới tính và Chân lý cứu kính cũng không phân biệt giới tính”.

Nữ giới và Giác ngộ sẽ là một trọng tâm Phật sự của Đức Pháp Vương trong chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm động viên, sách tấn nữ giới cũng như tất cả những ai mong nguyện tiến bước trên con đường tâm linh siêu việt hướng tới hạnh phúc tự do chân thật.

Ngoài ra, Ngài còn hoạt động khá nổi tiếng về các lãnh vực như: 

Phát động chuyến hành hương Pad Yatra (bộ hành tâm linh), thu hút hàng trăm  người tham gia mỗi năm. Đây là chuyến đi bộ vì môi trường. Thành viên trong đoàn sẽ thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường. khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng với tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa Drukpa. Một trong những dự án tiêu biểu nhất là Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.

Những thành quả mà dự án trên đem lại đã được quốc tế công nhận. Năm 2010, Đức Pháp Vương được Liên Hợp Quốc trao tặng giải thưởng "Vì mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ" . Năm 2013, Liên Hợp Quốc tiếp tục vinh danh Đức Pháp Vương là “Người bảo hộ của vùng Himalaya” và trao tặng giải thưởng “South - South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới của Ngài.

“Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là bậc sáng lập Truyền thừa Drukpa khởi nguồn cách đây 1.000 năm từ Ấn Độ. Ngài được chúng dân nhiều quốc gia trên dãy Himalaya như Ấn độ, Nepal, Ladakh, Bhutan kính ngưỡng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm và hóa thân chuyển thế của nhiều Đại Thành Tựu Giả trứ danh  như Đức Naropa, Đức Gampopa,… liên tục quay trở lại nhân gian để phổ độ chúng sinh. Truyền thừa giác ngộ của Ngài bắt nguồn từ Đức Phật Kim Cương Tổng Trì, được tiếp nối qua các Đại Thành Tựu Giả là các Ngài Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa, Rechungpa, Phagmo Drupa và Lingchen Repa. Dòng Truyền thừa của Tâm Đại Từ Bi nổi tiếng với sự thanh tịnh, đức chân tu khổ hạnh cùng những pháp tu trì thâm diệu thành tựu Phật quả ngay trong một đời như “Sáu Yoga của Naropa”, giáo pháp khẩu truyền tâm yếu “Đại Thủ Ấn”, những pháp thiền định đặc biệt “Sáu Pháp Vị Bình Đẳng”, “Bảy Pháp Duyên Khởi”... Đây là truyền thống Phật giáo Đại thừa - Kim cương thừa với di sản lịch sử và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngày nay với hệ thống hàng ngàn tự viện tại các quốc gia vùng Himalaya cùng hàng chục trung tâm Phật pháp trên toàn thế giới. Ngạn ngữ dân gian vùng núi tuyết còn lưu truyền câu kệ sau:

“Một nửa người dân là đệ tử Truyền thừa Drukpa, Một nửa đệ tử Truyền thừa Drukpa là hành giả Yogi, Một nửa hành giả Yogi là Đại Thành Tựu Giả”

Trong suốt 30 năm qua, với tâm nguyện đem tình yêu thương trong hành động vì một thế giới hòa bình, hòa hợp và an lạc, Đức Pháp Vương thường du hóa chia sẻ thông điệp Từ bi Trí tuệ của Đức Phật và khuyến khích thực hành thiện hạnh tại nhiều nơi. Những nỗ lực không mệt mỏi vì hạnh phúc an sinh và bảo vệ môi trường của Đức Pháp Vương đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh qua các giải thưởng cao quý như “Vì Mục Tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ”, danh hiệu “Bậc Bảo Hộ của vùng Himalaya”, giải thưởng “South - South Awards” của Liên Hiệp Quốc, cúp “Anh Hùng Xanh” của Tổng thống Ấn Độ…”
 
Trước 2007, các Lạt ma  Kim Cang thừa cũng từng lưu tâm đến vùng đất Phật tại Việt Nam, nhưng đến 2007 mới đủ cơ duyên thăm viếng. Miền Nam Việt Nam, chùa Tây Tạng Bình Dương, Ht trụ trì, cách đây hơn 300 năm, cũng đã sang tận Tây Tạng tu học Mật pháp; Khi về lại Việt Nam, Ngài tiên đoán sau nầy, tại chùa Tây Tạng sẽ có người con lai, thật vậy, chị Phượng, vợ của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn cũng từng xuất thân tại chùa Tây Tạng BÌNH DƯƠNG, chị là con lai Pháp. Hòa thượng trụ trì chùa Tây Tạng lúc bấy giờ đã đắc pháp với một Lạt ma nổi tiếng tại Lhasa. Sau khi về nước, ngài ẩn tu, không có truyền nhân nên mạch pháp bị thất truyền.

Trước 1975, miền Nam có Hòa thượng Viên Đức chuyên hành trì Mật pháp, nhưng không được tiếp nối mạch pháp truyền thừa.  Một thời gian dài, người Việt có khuynh hướng về mật pháp, nhưng đắc pháp của Kim Cang thừa hình như chưa có.

Gần đây, theo một số Lạt Ma gốc Tạng và những Lạt ma gốc Âu châu có đến Việt Nam, vì theo các ngài, đã cảm ứng được đất thiêng xứ Phật tại Việt  Nam. Năm 2012,  Lạt Ma Sonan, người Đức theo lệnh thầy, đã về Yên Tử lễ bái Phật hoàng và tìm huyệt mạch  Phật pháp.

Như thế, việc Pháp Vương, Nhiếp chính vương và những đoàn Lạt Ma sang Việt Nam gần đây không còn chuyện lạ. Phải chăng đây là hiện tượng PGVN được tái phục hồi về tâm linh mà  một thời gian dài do nghiệp vận dân tộc đã bị gián đoạn.
 
Hầu hết các pháp hội đều cử hành nghi thức Quán Đảnh cộng đồng, cầu nguyện quốc thái dân an. Tùy mỗi đạo tràng mà quán đỉnh cộng đồng với một danh hiệu khác nhau như: Quán đảnh cộng đồng Mạn Đà La Tăng Ích Quán Âm; quán đảnh cộng đồng Mạn đà la Tức tai Dược Sư; quán đảnh cộng đồng Mạn đà la Liên Hoa Bộ…Riêng hôm nay, 19/4, tại Thiên Quang Ni Tự, Đại pháp hội quán đảnh cộng đồng Mạn Đà La Di Đà Vô lượng thọ, được Đức Pháp vương và Nhiếp chánh vương cùng đoàn truyền thừa Tăng Ni Drukpa  có mặt hơn 40 vị. Tuy chùa xa Thành phố gần 30 km, Phật tử khiếm thị, sinh viên, khuyết tật, giới trí thức…cũng đã có trên ba nghìn người tham dự. Được  câu lạc bộ Nhân Sinh, tình nguyện viên và giới sinh viên tiếp sức phục vụ rất chu đáo.
 
Cũng như hầu hết các đạo tràng được Đức Pháp vương chủ trì, trên bầu trời đều xuất hiện điềm lành như rồng, Phật, hào quang, hoa mạn đà la…chùa Vĩnh Nghiêm xuất hiện Phật Quán âm (xem video clip) thì chùa Thiên Quang xuất hiện Phật Di Đà, chùa Chơn Đức xuất hiện Phật Bổn sư...Theo Đức Pháp Vương, do lòng thành của tín đồ Việt Nam mà  có cảm ứng.
 
Quần chúng phật tử tỏ ra nao nức khi đón đoàn Pháp Vương, chẳng phải vì cầu lạ, nhưng đa phần phật tử quen với PGVN qua nghi thức tôn giáo, nên gặp pháp thiêng hướng tâm linh như mưa rào giữa nằng hạ; Tuy nhiên, dù Đại thừa, Tiều Thừa, Kim Cang thừa đều là phương tiện dẫn dắt người về đạo lộ giải thoát.

Việt Nam là mãnh đất hội tụ cả ba giòng truyền thừa, đây là duyên hy hữu để đạo Phật Việt Nam có một tương lai vững chắc, huy hoàng hơn, sản sanh nhiều bậc chân đức đắc pháp làm điểm tựa tâm linh cho dân tộc.
 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm