Chủ nhật, 24/07/2022, 15:49 PM

Đức Phật dạy 10 điều chớ vội tin

Tôi nghe như vầy, một hôm nọ Đức Thế Tôn và đại chúng Tỳ-kheo du hành đến thị trấn Kê-sa-pu-ta của sắc dân Ka-la-ma thuộc nước Kô-sa-la. Hôm ấy dân chúng cung kính quây quần bên Đức Phật.

Có người thành kính vấn an sức khỏe. Có người cung kính đảnh lễ. Có người lễ phép khoanh tay. Và có người lặng lẽ chăm chú ngắm nhìn tôn nhan của Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo. Rồi vài người trong số họ bắt đầu thưa chuyện:

- Bạch đức Thế Tôn! Có một số Sa-môn, Bà-la-môn đi đến Kê-sa-pu-ta này truyền đạo, vị nào cũng hết lời tán thán, khuyến dụ người khác theo đạo của mình, đồng thời họ không tiếc lời chê bai, phê phán, khinh miệt lời dạy và đạo của vị khác. Sự việc này làm chúng con phân vân: Vị nào tuyên bố sự thật? Đạo nào là chân lý? Vị nào tuyên bố sai sự thật? Đạo nào không phù hợp chân lý? Chúng con nên theo ai và phụng sự đạo nào?

Đức Phật dạy, việc phân vân, nghi ngờ khi chưa hiểu rõ là điều tất yếu, hợp lý khi nghe nhiều lời tuyên truyền, thuyết giảng.

Đức Phật dạy, việc phân vân, nghi ngờ khi chưa hiểu rõ là điều tất yếu, hợp lý khi nghe nhiều lời tuyên truyền, thuyết giảng.

Đức Phật ôn tồn dạy bảo:

- Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.

Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

- Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.

- Này các vị hãy nghĩ xem, khi lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng… đã được vứt khỏi nội tâm con người, thì con người sẽ được hạnh phúc hay bất hạnh?

Dân chúng Ka-la-ma trả lời:

- Bạch Thế Tôn, người ấy sẽ sống hạnh phúc.

Khi học, khi đọc, khi nghe một học thuyết nào đó, điều quan trọng bậc nhất là chúng ta phải áp dụng, thực hành. Khi chính mình thực hành và trải nghiệm theo giáo pháp đó mình cảm thấy bình yên, hạnh phúc ngay trong hiện tại và lâu dài thì đó đúng là những lời dạy chân chính, chúng ta hãy nên có lòng tin tuyệt đối vào giáo pháp đó.

Khi học, khi đọc, khi nghe một học thuyết nào đó, điều quan trọng bậc nhất là chúng ta phải áp dụng, thực hành. Khi chính mình thực hành và trải nghiệm theo giáo pháp đó mình cảm thấy bình yên, hạnh phúc ngay trong hiện tại và lâu dài thì đó đúng là những lời dạy chân chính, chúng ta hãy nên có lòng tin tuyệt đối vào giáo pháp đó.

Đức Phật dạy tiếp:

- Này các thiện nam tín nữ, đúng vậy. Vì khi họ không còn lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng chi phối, chinh phục, họ sẽ không khởi lên ý nghĩ hay hành động bức hại sinh linh, lấy của không cho, quan hệ tình cảm bất chính, nói láo, uống rượu, cũng như họ không còn khích lệ người khác làm những điều xấu ác trên. Như Lai tuyên bố sự xa rời ấy giúp cho con người sống hạnh phúc, an lạc lâu dài.

- Này các thiện nam tín nữ, xa lìa tham, sân, si và các pháp nhiễm ô là thiện hay ác, là có phước hay tội, có được người trí tán thán hay không?

- Bạch Thế Tôn, theo chúng con hiểu, đó là khuynh hướng thiện ích, là việc làm phước báu, bậc trí sẽ tán thán và người làm được như vậy sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Đức Phật tán thán: 

- Lành thay, lành thay, hỡi dân tộc Ka-la-ma như mười đức tin nền tảng mà Như Lai vừa giảng dạy cũng như những điều vừa thảo luận: Chỉ khi nào quý vị suy tư, chiêm nghiệm và nhận thức xác đáng điều gì là chân chính, lợi ích cho mình và người khác rồi hãy đem lòng tin tưởng và làm theo. Đó là tiêu chuẩn của đức tin chân chánh, các vị nên học hỏi.

Khi nghe Đức Phật phân tích, khai thị về đức tin chân chánh, bất động, dân tộc Ka-la-ma vô cùng thán phục, cung kính đảnh lễ Đức Phật và phát nguyện trở thành các Phật tử tại gia, tinh cần phụng sự Tam Bảo và vâng giữ năm nguyên tắc đạo đức. 

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!!

Trích Kinh Kalama

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm