Shark Việt: Đạo Phật giúp thấu hiểu cuộc sống và thành công trong công việc
Shark Việt cho rằng nếu chưa biết đến đạo Phật thì đang lãng phí cuộc đời, khi biết mà không ứng dụng thì cả đời không bao giờ thành công!
Ngày nay, khi những giá trị cốt lõi trong cuộc sống ngày càng mai một, nhịp sống của con người ngày càng trở nên vội hối hả thì không ít người đã tìm đến Phật pháp, trong đó có không ít doanh nhân thành công lẫy lừng. Nhiều người thậm chí chấp nhận dừng cả sự nghiệp chỉ để đi tìm một khoảng tĩnh lặng và xem đó như là cách tìm ra lối đi đúng đắn.
Trong số dó, doanh nhân Nguyễn Thanh Việt là tiêu biểu cho hình ảnh đại gia Việt thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Theo ông, mọi việc từ văn hóa, tinh thần, cuộc sống, công việc… đều có thể áp dụng giáo lý đạo Phật.
Doanh nhân Nguyễn Thanh Việt hiện đang là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom và là Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông. Ông là một doanh nhân được mọi người yêu mến không chỉ bởi những thành công trong sự nghiệp mà còn bởi vì lẽ sống và chữ tâm trong kinh doanh.
Cống hiến cho cộng đồng và đem lại hạnh phúc cho người khác chính là mục tiêu mà ông và tập thể Intracom hướng tới. Trong gia đình Intracom, mọi người đều được hướng tâm đến triết lí sống của Phật giáo. Trong chương trình Bước Ngoặt cuộc đời của An Viên TV, doanh nhân Nguyễn Thanh Việt đã chia sẻ về triết lý trong Phật pháp và những nguyên tắc của bản thân trong việc quản lý công ty.
Chia sẻ về sự ảnh hưởng của Đạo Phật đến bản thân, Shark Việt nhấn mạnh: “Đạo Phật đã thay đổi cuộc đời tôi. Đó là một góc thiêng liêng như tôn giáo. Mục tiêu phấn đấu của tôi không phải là nhiều tiền, nhiều dự án, giúp được nhiều người vì ‘nhiều’ cũng chỉ là hữu hạn. Mục tiêu cuối cùng của tôi là quên mình đi. Làm được điều đó rất khó, phải thực tập, tu tập từng ngày và dù con đường ấy nhiều gian nan nhưng tôi luôn tâm niệm đó là lẽ sống”.
Quá trình khởi nghiệp và cơ duyên giác ngộ Phật pháp
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Thủy lợi, ông Nguyễn Thanh Việt đã về công tác tại Tổng công ty Sông Đà. Khi ấy, ông còn là chàng trai 22 tuổi đầy nhiệt huyết. Sau đó, ông tham gia công trình xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Với ông đây là quãng thời gian gian khổ nhưng đem lại những trải nghiệm và kinh nghiệm quý báu.
Chia sẻ trong chương trình, ông cho biết những kinh nghiệm mà ông học được tại đây chính là những kiến thức cốt lõi giúp ông đi đến được thành công. Khoảng thời gian này cũng là khoảng thời gian giúp ông cảm nhận rõ nhất về “tình người”. Đó là tình người giữa người lao động với người lao động, giữa người chỉ huy với người lao động.
Kết thúc công việc tại thủy điện Hòa Bình, shark Việt tiếp tục làm việc tại công trình thủy điện Yaly trong 2 năm. Khi ra Hà Nội tiếp tục học tập và công tác năm 1992, ông đã được gặp những người trong thế hệ đi trước và học được rất nhiều điều. Đây cũng chính là cơ duyên giúp ông biết đến Phật pháp.
Tuy nhiên, khoảng thời gian đầu này vẫn còn nhiều khó khăn khi ông bước đầu tiếp xúc với đạo Phật. Ông vẫn còn những sự nghi ngờ, chưa thấu hiểu hết những triết lý đạo Phật. Theo ông chia sẻ: “Trong vòng 10 năm từ năm 1995-2005, tôi đọc nhiều nhưng sự hiểu biết thì không đến đâu.” Từ năm 2005, với sự giúp đỡ của các quý thầy và tìm hiểu kỹ càng, ông đã hiểu và giác ngộ ra chân lý, đối với Shark Việt, việc đến chậm với Phật pháp chính là điều tiếc nuối nhất trong đời.
“Việc tự giác là quan trọng nhất trong đạo Phật”
Shark Việt nói rằng ông luôn đặt ra câu hỏi: “tại sao mình được sinh ra?”, “mục tiêu sống của mình là gì?”. Ông cho rằng những câu hỏi này chính là sự khơi gợi khát khao để cho người trẻ có được sự nhiệt huyết trong quá trình xây dựng sự nghiệp riêng cho mình.
Ban đầu, ông vẫn cho rằng con người vẫn cần coi trọng cuộc sống cá nhân và trách nhiệm với gia đình. Vậy việc đến với Phật pháp là đúng hay sai? Tuy nhiên, sau khi được giải thích ông nhận ra rằng: “Phật giáo là tự giác, tự mình giác ngộ. Việc tự giác là quan trọng nhất trong đạo Phật và sau khi mình đã tự giác được rồi thì mình hãy giác ngộ những người xung quanh”.
Tự giác theo đạo phật chính là việc mình tự ý thức được lời nói hay hành động của mình là hướng thiện hay ác. Nếu bạn nói một điều thì chỉ có chính bạn mới biết được bạn nói điều đó là thật hay dối trá. Chúng ta trong xã hội hiện đại luôn bị cuốn theo những thứ mà chúng ta cho là cần thiết, quan trọng, theo đuổi những tiêu chuẩn mà ta tự đặt ra trong cuộc sống. Con người bị cuốn theo vòng xoáy của công việc, gia đình và cuộc sống riêng.
Đối với ông Nguyễn Thanh Việt, tâm linh và tôn giáo chính là những thứ giúp ta vượt qua được hết những khó khăn trong cuộc sống. Ông đã giác ngộ được: “Ung dung trong ràng buộc, tự tại trong đau khổ chính là suy nghĩ của người ngộ đạo. Người khác thấy khổ mà mình không thấy khổ, người khác thấy không vui mà mình thấy vui mới là thấm nhuần tư tưởng bát nhã, mình mới sống được với những khó khăn của cuộc sống. Đạo Phật là thứ tinh túy quý giá hơn cả của cải vật chất mà ta xem là đáng mơ ước trong cuộc sống”.
Trước đây, ông Nguyễn Thanh Việt cũng là một người của công việc, mong muốn thể hiện bản thân và quyết tâm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Thậm chí, ông cảm thấy đau khổ khi không đạt được mục đích và không hài lòng với bản thân. Tuy nhiên, khi giác ngộ Phật pháp ông nhận thấy chỉ cần cố gắng làm tốt, suy nghĩ tỉnh táo còn việc có thành công hay không lại không dựa vào bản thân mình.
Không chỉ giữ riêng lý thuyết Phật pháp cho riêng mình, ông còn áp dụng vào cả văn hóa của Intracom để xây dựng những giá trị cốt lõi riêng biệt. Ông lan tỏa cho mọi người suy nghĩ phật tại tâm và mọi người đều phải biết mục tiêu cuối cùng của mình là gì. Tại Intracom, con đường kinh doanh và con đường của mỗi người là con đường gột bỏ chính mình, từ bỏ cái tôi của mình.
Theo ông, công ty là sự phối hợp của nhiều người và tất cả mỏi người đều cùng phải nhìn về một hướng. Con đường chúng ta cùng đi là con đường bỏ cái tự thân thì công ty mới lớn mạnh được. Mọi người cần bỏ qua những khuyết điểm và nhìn vào những ưu điểm thì mới đạt được mục tiêu chung. Và để làm được điều này thì mỗi người đều cần tự mình giác ngộ được triết lý Phật pháp.
Ngoài ra, ông cũng luôn áp dụng lý thuyết lục hòa trong đạo Phật để quản lý công ty: Sống cùng nhau, tranh luận nhưng không tranh cãi, các ý nghĩ đều hòa thuận, cùng chia sẻ khó khăn, cùng nhau giúp đỡ, thưởng theo sức đóng góp.
Với doanh nhân, đây chính là phương pháp hiệu quả để quản lý công ty. Ông Việt cho rằng việc khen thưởng cấp dưới, nói lời dễ nghe, thấu cảm và cùng chia sẻ là những yếu tố mà người lãnh đạo cần có để có thể xây dựng một doanh nghiệp lâu bền.
Phật pháp là những gì quý giá hơn cả vàng và kim cương nhưng cũng dễ làm giả. Lý thuyết và triết lý của đạo Phật rất hay cho nên nhiều người muốn lợi dụng để chuộc lợi. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi của đạo Phật không phải là của cải vật chất mà là giá trị tinh thần trong nhận thức của mỗi người.
Một triết lý của đạo Phật đều ứng dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống “Chúng ta phải tập cách quên mình đi, để hướng tới lợi ích xây dựng xã hội cộng đồng giúp đỡ những người xung quanh. Kinh doanh không chỉ là tạo ra những giá trị vật chất mà quan trọng chính là ý nghĩa mà nó đóng góp cho xã hội cộng đồng”, đó chính là phương châm sống và kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Thanh Việt.
Ông cũng nói rằng trước khi làm tốt cho những người xung quanh thì chúng ta phải hiểu bản thân, biết yêu thương chính bản thân mình. Tuy nhiên, yêu mình quá đáng lại có ý nghĩa hoàn toàn cũng khác. Đối với ông, mọi lý thuyết của đạo Phật đều có ý nghĩa đối với cuộc sống. Những việc ta làm, cách cư xử, đối xử với xã hội đều là lý thuyết của đạo phật.
Là doanh nhân từ tay trắng đi lên, vất vả, bầm giập để tạo dựng được một thương hiệu Intracom vững mạnh, ông Nguyễn Thanh Việt thấu hiểu những khó khăn của người trẻ khởi nghiệp. Để lựa chọn một doanh nghiệp trẻ cần giúp đỡ, ông luôn nhìn vào cách mà họ cùng nhau làm việc, hiệu quả và mục đích hướng tới của doanh nghiệp. Ông luôn ưu tiên những doanh nghiệp hướng tới mục đích vì xã hội, vì con người và cộng đồng.
Là một người theo đạo Phật, ông Việt cho hay luôn sống và làm việc theo triết lý của Phật giáo “Từ bi – Vị tha – Trí tuệ”. Trong chiến lược phát triển, Intracom và Phương Đông luôn nêu cao tinh thần doanh nghiệp vì cộng đồng: tích cực giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách; hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó và người dân tại các vùng dự án, tổ chức thăm khám, chăm sóc sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho cộng đồng…
Ở tuổi 55, ông vẫn luôn trăn trở sứ mệnh phục vụ và sự đóng góp của mình cho xã hội. Ông cũng lan tỏa tinh thần lạc quan và hướng Phật của mình đến với mọi người: “Nếu chưa biết đến đạo Phật thì đang lãng phí cuộc đời của chính mình. Còn khi biết mà không ứng dụng thì cả đời không bao giờ thành công”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm