Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/01/2021, 11:31 AM

Được, mất ung dung

Con người sống nơi thế gian quan trọng ở cái tâm. Khi tâm luôn bị danh lợi chi phối người ta sẽ vì có lợi mới vui, mất lợi sẽ buồn phiền, đau khổ. Nhưng hễ “có được tất có mất” là chân lý của thế gian, vì thế cùng với vui vẻ khi được, con người cũng cần học cách chấp nhận khi mất.

Sống chân thành - Sự khôn ngoan đích thực

Bởi cuộc đời là vô thường nên chuyện được và mất chúng ta không thể nào biết trước được...

Bởi cuộc đời là vô thường nên chuyện được và mất chúng ta không thể nào biết trước được...

Cuộc đời con người qua đi thật không khác gì một vở kịch. Khi quay đầu ngoảnh nhìn lại, người ta mới thấy thành bại chỉ là hư ảo, công danh lợi lộc cũng thành mây thành khói. Cho dù là đế vương thừa tướng hay tiểu thương sai nha, dù là anh hùng hay kẻ nhu nhược, cuối cùng cũng chỉ là một nắm đất mà thôi. Ngay cả những dấu tích hoành tráng và hào hùng cuối cùng cũng trở thành tro bụi trên dòng sông lịch sử.

Lúc ban đầu khi được sinh ra, vạn vật tự nhiên vốn là yên bình, trăng thanh gió mát. Nhưng con người trong suốt chiều dài lịch sử, vì quan niệm ích kỷ, vì để được nhiều lợi hơn nên chỉ biết tranh giành, chiến tranh liên miên, luôn tự hủy diệt lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé. Cùng với những thay đổi đó là sự biến hóa của thiên tượng như mưa lũ, bão lụt, động đất thiên tai.

Tâm thái của con người quyết định hành vi, còn hành vi quyết định hướng đi của cuộc đời. Tâm hồn tự tại, tính cách phóng khoáng, tấm lòng rộng rãi, và khí chất thoát tục sẽ khiến cuộc sống êm đềm. Phải tu tâm dưỡng tính mới có thể đạt được cảnh giới như thế.

Là người Phật tử Phật, chúng ta nên hiểu được lời dạy của Ngài và áp dụng nó vào trong cuộc sống.

Là người Phật tử Phật, chúng ta nên hiểu được lời dạy của Ngài và áp dụng nó vào trong cuộc sống.

Người nào có thể bảo trì được tâm thái từ bi, hòa ái thì mới có thể có tâm cảnh yên bình và trí tuệ sáng suốt, tự tin và lạc quan đối diện với muôn vàn nghịch cảnh và gian khó, mới có thể lấy lòng khoan dung độ lượng để tha thứ cho người và tiếp nhận chính mình. Vì đại cuộc mà quên tư lợi.

Lợi ích vật chất trong cuộc đời rồi cũng qua đi như mây khói, giành được cũng không đáng để vui, không cần phải đắc chí, mất đi cũng không cần quá xót xa khiến tinh thần sa sút, chán nản thất vọng. Cuộc sống đơn giản, mộc mạc, tâm thái khiêm nhường, khoan dung mới khiến tâm hồn luôn thanh thản. Vạn sự đừng gò ép mà hãy thuận theo tự nhiên. '' Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung” là cảnh giới của bậc trí giả...

Các hành vô thường

Là Pháp sinh diệt

Sinh diệt diệt rồi

Tịch diệt là vui..

(Kinh Niết Bàn)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm