Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/10/2020, 07:30 AM

NSƯT Thúy Đạt: "Đón chữ vô thường nhẹ thảnh thơi"

Với mong muốn được đem lời ca tiếng hát đến nơi cửa chùa, NSƯT Thúy Đạt đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Nghệ thuật Phật giáo Liên Hoa dưới sự bảo trợ của Thượng tọa Thích Thọ Lạc, trụ trì chùa Yên Phú (Thanh Trì, Hà Nội).

Phật tử Hoa Phước: Yêu thương bằng trái tim tỉnh thức

Nương tâm hồn nơi cửa Phật, bà chọn cho mình lối sống lặng lẽ, bình dị, không sân si, xô bồ như câu thơ tự bạch: “Tự nhủ trẻ già cũng vậy thôi/ Miễn sao khi được sống trên đời/ Làm điều có nghĩa không ân hận/ Đón chữ vô thường nhẹ thảnh thơi”.

NSƯT Thúy Đạt.

NSƯT Thúy Đạt.

Đến với âm nhạc

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở Nam Định, cha là nghệ nhân đàn bầu Nguyễn Tiếu, một trong người sáng lập Đoàn Ca múa nhạc Trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), bởi vậy Thúy Đạt đến với âm nhạc truyền thống có nhiều thuận lợi. Khi ấy người cha đã truyền dạy cho Thúy Đạt và người anh song sinh – nhạc sĩ, NSND Nguyễn Tiến (Nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng và cũng rất nghiêm khắc.

Bởi thế, hai anh em đã sớm là những nghệ sĩ nhí “có tên tuổi” ở CLB thiếu nhi Vàng Anh, do nhạc sĩ Trần Viết Bính phụ trách. Năm 1965, bà đã cùng anh trai và chị em nhà Ái Vân, Ái Xuân biểu diễn cho Bác Hồ xem ở Phủ Chủ tịch. Khoảnh khắc được đứng bên Bác, được Bác thân mật trò chuyện, động viên rồi phát kẹo là vinh hạnh lớn với một cô bé tuổi 12 khi ấy và cũng là động lực để bà nuôi ước mơ trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Năm 1969, cô gái Thành Nam vào học khóa 3 lớp cải lương Trường Sân khấu Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội). Tại đây, Thúy Đạt đã được học các bậc tiền bối trong nghệ thuật cải lương Nam Bộ như các thầy Ba Bằng, Ba Du, Văn Bá, Ba Dậu và các thầy cô giáo ở miền Bắc như: Ngọc Trai, Quỳnh Nga, Minh Phương, Thu Vân, Quang Vinh. Có thể nói lối sống Nam Bộ và chất cải lương đã “ngấm” vào cô nữ sinh đất Bắc như hơi thở, máu thịt để rồi Thúy Đạt đã là một trong những sinh viên xuất sắc.

Nhận được lời động viên của người chị gái là đạo diễn Nguyễn Hương Liên, một trong những “viên gạch” đầu tiên đặt nền móng cho ngành truyền hình, bà đã mạnh dạn đến Đài Tiếng nói Việt Nam ứng tuyển. Và với chất giọng đẹp, giàu chất trữ tình, tiết mục thử giọng bài hát “Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng” của bà đã lọt vào “mắt xanh” của các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Triều Dâng và Dân Huyền. Bà trúng tuyển và làm việc tại tổ cải lương, Đoàn Ca nhạc của Đài khi còn 2 tháng nữa mới tốt nghiệp.

Phỏng vấn Phật tử Cheng Bảo Phương - người phụ nữ trong gia tộc đình đám nhất Sài Thành

Năm 1998, bà chuyển sang công tác biên tập tại Phòng Dân ca và nhạc cổ truyền và ghi dấu ấn với thính giả qua các chương trình “Chân dung nghệ sĩ cải lương”, “Giai điệu phương Nam”, “Yêu mãi khúc dân ca”, “Ơn nghĩa sinh thành”…

Trong cuộc đời ca hát dù đã biểu diễn ở khắp mọi miền Tổ quốc cũng như quốc tế, thế nhưng trong ký ức của người nghệ sĩ hôm nay bà vẫn rất cảm động khi nhớ về lần hát trong chương trình “Tiếng hát gửi vào Nam” trên sóng của đài khi cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt. Rồi khi cuộc bành trướng ở phía Bắc nổ ra, bà đã được biểu diễn ở một số điểm “nóng” như: Quản Bạ (Hà Giang), Hà Quảng (Cao Bằng)…

“Hồi ấy dù hát vo nhưng vô cùng sôi nổi, chúng tôi đã hát bằng cả con tim và khối óc của mình những mong người chiến sĩ sẽ vững niềm tin, chắc cây súng bảo vệ biên cương Tổ quốc. Thế rồi có người chiến sĩ còn rất trẻ, khi nghe chúng tôi hát đã rất cảm động và nói rằng: “Chúng em hứa sẽ bảo vệ chốt”. Có thể nói trong thời khắc sinh tử thì lời ca tiếng hát đã có một sức mạnh tinh thần to lớn và chúng tôi tự hào vì đã góp sức mình vào công cuộc kháng chiến của dân tộc”, NSƯT Thúy Đạt bồi hồi chia sẻ.

Một gia đình đặc biệt

NSƯT Thúy Đạt và các thành viên CLB Nghệ thuật Phật giáo Liên Hoa.

NSƯT Thúy Đạt và các thành viên CLB Nghệ thuật Phật giáo Liên Hoa.

Công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam từ năm 1973 cho đến khi về hưu vào năm 2008, với bà Đài như “bình dưỡng khí” để cả gia đình được sống trong hơi thở nghệ thuật dồi dào, bất tận. Gia đình bà là một gia đình đặc biệt khi tất cả 4 thành viên đều là những nghệ sĩ của đài. Chồng của bà là cố NSƯT trống chèo Văn Hùng, nguyên Đoàn trưởng Đoàn Ca nhạc dân tộc. Cô con gái cả theo nghiệp mẹ là biên tập Thúy Thúy công tác tại Phòng Dân ca và nhạc cổ truyền còn con gái út thì theo nghiệp bố là nhạc sĩ, nghệ sĩ Thúy My công tác tại Đoàn Ca nhạc dân tộc.

“Đài là môi trường hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, thuần khiết giúp cho các thành viên trong gia đình tôi được sống với nghề một cách chân chính. Tôi quan niệm chỉ khi nào sống không toan tính thì mới toàn tâm toàn ý hoạt động nghệ thuật phục vụ khán, thính giả tốt nhất được”, NSƯT Thúy Đạt chia sẻ.

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ phong trào chép Kinh Địa Tạng tại ngôi chùa hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nam

Nghệ sĩ Thúy Đạt cho biết, gia đình bà sống vui vẻ, đầm ấm, thoải mái như một gia đình cộng đồng. Các thành viên khi trao đổi nghệ thuật có thể đập bàn, đập ghế để ra được một tác phẩm. Cha mẹ không áp đặt mà luôn tôn trọng ý tưởng, sự sáng tạo của con trong nghệ thuật.

Họ cũng thường xuyên kết hợp để cho ra các tác phẩm như trong tập sách “Thơ và nhạc” do Đài Tiếng nói Việt Nam xuất bản nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập, đã in ca khúc “Chuyến đò nhân văn” do Thúy My phổ thơ mẹ. “Không thầy đố mày làm nên”, ca khúc với giai điệu sâu lắng, ca từ da diết đã ngợi ca công lao của những người thầy cô giáo với sự nghiệp “chở đò” đầy nhân văn, nghĩa tình.

Cũng trong tập sách này, đài đã chọn in ca khúc “Thương mẹ” do bà làm nhạc và lời. Trước đó, để cổ vũ, động viên tinh thần chống dịch Covid-19, bà đã viết 17 bài hát, trong đó nổi bật là bài “Việt Nam đất nước tôi yêu” được hai con gái của bà hoà âm phối khí, thu âm.

Cánh chim không mỏi

Vốn là người theo Phật giáo từ khi mới một tuổi (mẹ của bà “gửi” bà cho nhà chùa Vọng Cung ở Nam Định) với pháp danh Diệu Thông, vậy nên nghệ sĩ Thúy Đạt đã luôn đau đáu với việc thành lập CLB để biểu diễn trong các lễ hội Phật giáo.

Nói về việc thành lập CLB Nghệ thuật Phật giáo Liên Hoa, nghệ sĩ Thúy Đạt cho biết: “Năm 2008, dịp Đại Lễ Phật đản VESAK, Thượng tọa Thích Thọ Lạc được giao tổ chức một chương trình nghệ thuật chào mừng ở chùa Bái Đính. Do trước đó thầy đã biết gia đình tôi có ra một CD gồm những bài ca về Phật giáo nên thầy đã mời tham gia chương trình. Sau lần hợp tác ấy, tôi càng mong muốn được xây dựng một đơn vị nghệ thuật chuyên hát những bài ca về Phật pháp và được Thượng tọa Thích Thọ Lạc hết sức ủng hộ. Ngày 19-2-2009 (âm lịch), CLB chính thức ra đời với số thành viên ban đầu là 17 người”.

CLB hoạt động với tinh thần “Không đòi hỏi, không tính toán” tất cả là tự nguyện đến với Phật bởi vậy suốt thời gian qua các thành viên đã dày công vun vén cùng nhau xây dựng một “sân chơi” thực sự bổ ích, hướng con người ta đến cái thiện, cái tâm trong sáng. Họ đã biểu diễn ở gần 100 ngôi chùa ở trong nước cũng như ở các nước lân cận.

NSƯT Thanh Kim Huệ: Khi làm Phật tử rồi, tôi thấy mọi thứ chỉ là giả danh thôi

Họ vẫn hay nói đùa với nhau là đi hát ở nhà chùa “vừa được ăn, được nói, vừa được gói mang về”, tức là được ăn cơm chay ở nhà chùa, được hát, được thụ lộc mang về nữa. CLB đã được biểu diễn ở 3 kỳ Đại lễ VESAK gần đây và tham gia nhiều sự kiện Phật giáo lớn được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đông đảo tăng ni, phật tử đánh giá cao.

Với tinh thần ham học hỏi, say mê nghệ thuật dân tộc, NSƯT Thúy Đạt đã mày mò học hát văn, ca trù, xẩm… và mạnh dạn hát nơi cửa Phật. Bản thân bà cũng đã sáng tác, soạn lời cho hơn 200 bài hát, trong đó nhiều bài hát có nội dung hướng đến Phật giáo. Xấp xỉ tuổi “xưa nay hiếm”, bà vẫn tất bật, bận rộn như cánh chim không mỏi để rồi “Đón chữ vô thường nhẹ thảnh thơi”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Có Phật trên từng ngón tay

Góc nhìn Phật tử 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Xem thêm