Tôi học Phật
Phần nhiều Phật tử học Phật là miệt mài lao vào kinh tạng, tụng niệm, trì chú. Tôi bắt đầu con đường của mình là Trường Sinh Học (TSH), một phái thiền chữa bệnh. Khi ấy tôi đến với TSH là để chữa trị hàng loạt bệnh tật đang ập đến.
“…Ức chế ý thức không có nghĩa ức chế tâm. Tâm là toàn bộ hệ điều hành 4 uẩn thọ, tưởng, hành, thức. Hành trì theo thoát ly bạn ức chế 1 còn 3 thọ, tưởng, hành (tương tự trạng thái đi vào giấc ngủ) mà Tứ thánh định thì thức là chủ lực và chủ yếu thức dành cho nhị, tam và tứ thiền. Thiền “ngồi như con cóc”- lời Trưởng lão khi nói đến thiền tưởng. Thực sự thọ, tưởng, hành đã tích cực đóng góp rất nhiều vào hệ thống tuần hoàn, bài tiết, tiêu hoá…bằng thần kinh cảm giác, đối cảm giác, tự trị. Đó chính là lý do mà TSH hay thiền tưởng tồn tại mạnh mẽ…”
Tôi bắt đầu con đường của mình là Trường Sinh Học (TSH), một phái thiền chữa bệnh. Khi ấy tôi đến với TSH là để chữa trị hàng loạt bệnh tật đang ập đến.
Cái công năng mà TSH đem lại đới với tôi là những đổi thay sinh lý để dần đưa đến tâm lý chứ không phải ngược lại. Tôi dùng những từ này để dễ hình dung bước đệm từ tưởng qua thức liên quan đến con đường học Phật của tôi.
Cuối cùng khi quyết định từ biệt đồng môn tôi để lại "Bức tâm thư cho đồng môn trường sinh học" và luôn hy vọng còn rất nhiêu đồng môn cỡ như tôi nhưng chưa biết đến sự liên quan rất lạ kỳ giữa tưởng với thức trong lịch sử về Đức Phật cũng như cuộc đời của Trưởng lão Thích Thông Lạc. Và đặc biệt vấn đề là những người đang đi theo con đường nguyên thuỷ, đi theo Đức Trưởng lão lại vô tư hướng đến tinh thần mà xem nhẹ yếu tố vật chất, yếu tố sinh lý. Trưởng Lão là một trường hợp khá đặc biệt, chay tịnh từ bé, học Phật từ bé. Môi trường sinh hoạt, học tập, cho đến làm giáo viên trường Bồ Đề…đều ít tiếp nhận ác pháp, lậu hoặc. Nếu xét phần thân có thể gọi là hoàn hảo, ít nghẽn tắt, uế trược. Do vậy con đường tu tập khi bắt gặp định tứ thánh (trong thân hành niệm) dễ bén rễ. Vì nhầm lẫn, nhiều người ứng dụng hỗn loạn cả hai phương pháp thoát ly và hợp nhất. Không nhận ra vấn đề “cải thiện, điều chỉnh” về mặt sinh lý, về mặt thể chất của những người thọ dụng “thịt chúng sinh” lưu cữu vào cơ thể, vào toàn bộ kinh mạch, khí huyết một lượng khổng lồ uế trược nhiều năm nhiều tháng…là không thể tìm thấy con đường giải thoát rốt ráo, đưa đến thanh tịnh đạo lộ là vậy. Tôi mất gần 7 năm chay tịnh để thanh lọc với một tư niệm xuyên suốt Tứ niệm xứ kết hợp các phương pháp dân gian, nó không dễ dàng như cho tay vào túi.
Quan niệm thiền TSH thuộc phái thoát ly (hay giải phóng) giải thoát tâm linh, linh hồn khỏi sự câu thúc ràng buộc của cái thân phàm tục, uế trược, đầy dục lậu, tham sân. Người ta mong muốn tìm con đường cho tâm thoát ra theo cách nào đó. Và… tâm như là cái gì vĩnh cửu, vĩnh hằng, cái thiện lương, trong sạch thanh cao, chịu lệ thuộc cái thân phàm tục, cái tâm cần được trân quí, nâng niu, thiền định để cho tâm được bay bổng, giải thoát khỏi cái thân tạm bợ, uế trượt (đó là nhầm lẫn sự vĩnh hằng phổ biến nhất). Khác với hợp nhất chỉ có Đức Phật sau khi trải qua sai lầm của Thiền vô sắc đã tìm đúng hướng đi, hợp nhất để thân định trên tâm, tâm định trên thân. Do đó muốn bàn đến Thiền định cần thấu triệt một cách nhất quán thoát ly hay hợp nhất thân tâm.
Và để tâm có thể định trên thân được thì thân phải thanh tịnh. Đó chính là giai đoạn của sơ thiền. Thân thanh tịnh tức thân đã giải trừ, đã chuyển hoá, đã đoạn dứt được những chướng ngại thô lậu, bệnh tật đã mang, đã có sẵn trong người. Giới (sơ thiền) tức giai đoạn thanh lọc cơ thể mà 320 Tỳ kheo trong tăng đoàn Đức Phật đã chứng đạt. Giới sanh định, định sanh tuệ, chính là đây. Giới Định Tuệ chính là ba bậc chứng đắc trong tăng đoàn 500 Tỳ kheo của Đức Phật, (giới: 320, định: 90, tuệ tức A-la-hán: 90).
Trong kinh Bát Thành, trước câu hỏi của gia chủ Dasama “Có pháp gì độc nhất đưa đến giải thoát”, A Nan đã nêu lên đến 8 pháp đó là 1/ Tứ thánh định và 2/ Tứ vô lưọng tâm. Thực ra Tứ thánh định theo thứ bậc bạn có thể hành trì đạt đến A-la-hán nhưng vào sơ thiền là đã nhập lưu đã hoàn thành giới tương đương tứ vô lượng: Từ, bi, hỷ, xả. vậy là đã làm chủ sanh y, già yếu, bệnh tật. (Giải độc 3: Chuyện về linh miêu tráo chúa).
Hành trì thiền tưởng vô tình ta lại đạt được kết quả của hợp nhất mà không hay dù trong thiền định chỉ ức chế tâm. Nhưng ngay tư thế kiết già là hành trình khai thông dòng chảy năng lượng, sự nghẽn tắt, rối nhiễu do những lậu hoặc xâm nhiễm. Hai hướng đi của chữa bệnh và giác ngộ lại rất lạ, ngược chiều nhau.
Ức chế ý thức không có nghĩa ức chế tâm. Tâm là toàn bộ hệ điều hành 4 uẩn thọ, tưởng, hành, thức. Hành trì theo thiền tưởng (thoát ly) bạn ức chế 1 còn 3 thọ, tưởng, hành (tương tự trạng thái đi vào giấc ngủ) mà Tứ thánh định thì thức là chủ lực và chủ yếu thức dành cho nhị, tam và tứ thiền ( Đã qua giai đoạn giới, đã hợp nhất ). Vậy nên ở sơ thiền không cần “ngồi như con cóc”- lời Trưởng lão khi nói đến thiền tưởng.
Thực sự thọ, tưởng, hành đã tích cực đóng góp rất nhiều vào hệ thống tuần hoàn, bài tiết, tiêu hoá…bằng thần kinh cảm giác, đối cảm giác, tự trị. Giai đoạn trị bệnh chính là giai đoạn hợp nhất làm thay đổi sinh lý, đó chính là lý do của sự tồn tại dù còn nhiều điều cần chỉnh lý đối với TSH, đối với thiền tưởng. Nhưng với Nguyên thuỷ cũng không phải hoàn hảo khi giai đoạn sơ thiền được xem là xả tâm trong khi nhất tâm (điều chỉnh thân tâm) là định tức giai đoạn hợp nhất rất cần sự thanh lọc ráo riết về thân một thành phần trong tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp). Mà đặc biệt cái sai ngay trong hợp nhất chính là “để dành” Tứ niệm xứ vào giai đoạn định trong khi nó hêt sức cần thiết ở ngay giai đoạn giới. Vì quá chú trọng “ý thức lực” người ta không thấy rằng nó chỉ là một phần trong hệ điều hành mà hệ điều hành nào cũng cần một “thiết bị hoàn hảo”. Chính sự hoàn hảo giúp nó đều hành tốt. Và cả hai là “ngũ uẩn giai không”, khi thiết bị hỏng hóc, hoại diệt, chẳng còn cái gì là ta, của ta, bản ngã của ta.
Trong định tứ thánh thì bậc sơ thiền là giai đoạn (Nhất tâm là định). Thực hiện 5 chi thiền: Tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. (Hợp nhất tâm trên thân, thân trên tâm) tịnh hoá thân, điều phục tâm. Nếu phái thoát ly chủ yếu tĩnh tâm vô thức lại được kết quả mỹ mãn (tịnh hoá thân, chữa trị bệnh) nhờ sự kiên trì thời khoá, tăng thời lượng. Thì ngược lại phái hợp nhất chú tâm, hướng tâm nhưng với việc thoả hiệp cảm thọ, thoả hiệp cơn đau cho nên ít tác dụng điều trị bệnh. Nhiều năm ở TSH tôi chứng kiến thật nhiều tu sĩ đến học thiền, có lớp đến năm mười thậm chí 20, 30 học viên. Không trách những tu sĩ thuộc Đại thừa mà ngay cả nguyên thuỷ thì đến nay vẫn chưa phân rõ 3 chặng đường Giới Định Tuệ, trong đó giới chưa được xác định là giai đoạn tiên khởi chữa trị bệnh.
- Nhất tâm là định
- Bốn niệm xứ là định tưởng.
Định trực nghiệm, thường xuyên, sự quán chiếu không ngừng nghỉ
- Bốn tinh cần là định tư cụ.
Định của công cụ chuyên nhất ngăn và diệt ác pháp
- Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
- Thở vô và thở ra là thân hành (thân)
- Tầm tứ là khẩu hành (khẩu)
- Tưởng thọ là tâm hành (ý)
(Tăng Nhất A Hàm tập 3).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm