Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/12/2023, 14:33 PM

Giác là Phật pháp, mê không là Phật pháp

Giác ngộ rồi thì hết thảy pháp đều là Phật pháp; chưa giác ngộ thì hết thảy pháp đều chẳng là Phật pháp. Khi bạn chưa giác ngộ, vẫn còn mê hoặc điên đảo, hỏi bạn thêm lần nữa: ‘pháp nào là Phật pháp?’

Chẳng pháp nào là Phật pháp cả. Kinh Ðại Phương Quảng Hoa Nghiêm cũng chẳng phải là Phật pháp. Một ngày bạn niệm mười vạn câu Phật hiệu, thì như lời Liên Trì, Ngẫu Ích đại sư nói cho dù công phu niệm Phật của bạn có giỏi hơn nữa, niệm đến mức ‘gió thổi chẳng động, mưa rơi chẳng thấm’, sau đó phê bình bạn: ‘hét bể cổ họng cũng uổng công’. Tại sao vậy? Chẳng thể vãng sanh, vẫn kẹt trong lục đạo luân hồi. Vì vậy nếu chẳng giác ngộ, một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu cũng chẳng là Phật pháp, quý vị phải hiểu đạo lý này.

Phật dạy chúng ta: lục đạo là do chấp trước hiện thành; thập pháp giới là do phân biệt hiện thành.

Phật dạy chúng ta: lục đạo là do chấp trước hiện thành; thập pháp giới là do phân biệt hiện thành.

Phật pháp thay đổi quan niệm, cách suy nghĩ của chúng ta. Khi khởi tâm động niệm đều nghĩ cho mình, như vậy là sai lầm, đó chẳng là Phật pháp; khởi tâm động niệm đều nghĩ đến hết thảy chúng sanh, nghĩ đến sự an toàn của cả xã hội thì hết thảy pháp đều là Phật pháp. Tôi thường nói những việc mà bạn làm hằng ngày như uống nước, mặc áo, ăn cơm chẳng có thứ nào không là Phật pháp. Bạn giác ngộ chưa? Người giác ngộ sẽ vì hết thảy chúng sanh, người mê chỉ vì cá nhân mình, mê và ngộ khác nhau tại chỗ này. Lúc khởi tâm động niệm còn vì mình thì không được. Tại sao không được? Phật nói: ‘Hết thảy chúng sanh vốn thành Phật’. Tại sao bây giờ bạn biến thành chúng sanh? Tại sao bây giờ bạn còn trong lục đạo luân hồi? Phật dạy chúng ta: lục đạo là do chấp trước hiện thành; thập pháp giới là do phân biệt hiện thành. Nói cách khác nếu bạn có thể phá trừ chấp trước, lục đạo sẽ chẳng còn nữa, bạn sẽ vượt ra khỏi tam giới; nếu bạn phá trừ phân biệt, bạn sẽ vượt thoát thập pháp giới và đến Nhất Chân pháp giới. Nhất Chân pháp giới là Hoa Tạng thế giới trong kinh Hoa Nghiêm, là cảnh giới của Tỳ Lô Giá Na Phật. (Tây phương Cực Lạc thế giới cũng là Nhất Chân pháp giới). Vì vậy khi khởi tâm động niệm mà còn một cái ‘TA’ thì ngã chấp của bạn làm sao có thể phá trừ được?

‘Cách phá ngã chấp’ trong Ðại thừa cao minh hơn Tiểu thừa. Trong pháp Ðại thừa Phật dạy chúng ta khi khởi tâm động niệm đều vì chúng sanh, đừng nghĩ cho cá nhân mình, lâu dần biến thành thói quen, niệm niệm đều vì chúng sanh, đem ích lợi cho chúng sanh, vì chúng sanh tạo phước, quên mất mình. Phương pháp này đích thật là rất tốt, chẳng nghĩ đến mình, chỉ nghĩ cho người khác. Dần dần không hay không biết thì ngã chấp sẽ biến mất hết. Nói một cách khác không hay không biết bạn bèn vượt thoát tam giới, lục đạo. Phương pháp này vô cùng kỳ diệu! Thêm phần bạn nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ thì làm sao chẳng nhanh chóng được? Thành Phật rất nhanh chóng! Thành Phật tức là thành tựu trí huệ, đức năng viên mãn, nhất định phải hiểu đạo lý này, nhất định phải hiểu phương pháp. Hiểu đạo lý rồi, biết phương pháp rồi, vấn đề sau đó là mình phải nỗ lực thực hành. Ðây đích thật là con đường thành Phật nhanh chóng vậy!

Nếu bạn hỏi: ‘Trong xã hội ngày nay làm theo cách này thì chỗ nào tôi cũng chịu thiệt thòi, bị gạt rồi sao? Người ta ai cũng vì mình, nhưng tôi lại vì họ, họ lại chẳng chịu vì tôi, làm sao tôi phải làm việc khờ dại này!’ Nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn mới thiệt là ngu si, chẳng phải người khác ngu; nếu bạn chịu làm thì bạn sẽ được đại tự tại! Bạn thực sự có thể đạt được những quả báo mà Phật nói trong kinh. Phải tin Phật, phải mạnh dạn làm, tôi nói những lời này với mọi người khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột, chẳng có một tơ hào hoài nghi gì hết. Tại sao vậy? Vì tôi đã làm được rồi. Những gì Phật nói trong kinh, những gì thầy tôi dạy cho tôi, trong vòng mấy chục năm nay những gì tôi làm bây giờ đã có kết quả, hiện nay tôi đạt được những gì? Ðược đại tự tại.

Tôi thường nói: ‘Trên thế giới này tôi sung sướng nhất’.

Nếu bạn hỏi: ‘Sung sướng ở chỗ nào?

‘Trong tâm tôi chẳng có lo lắng, âu sầu, phiền não, thì làm sao chẳng sung sướng, chẳng tự tại được? Trong tâm của các bạn có lo âu, nhớ nhung, phiền não thì dù bạn có nhiều tiền, có địa vị cao, bạn cũng chẳng tự tại. Bạn sinh sống rất khổ sở, tôi sinh sống rất thong dong, rất vui sướng, rất tự tại’. Cho nên những gì đức Phật nói trong kinh câu nào cũng chân thật, chẳng có câu nào giả dối, tại sao bạn chẳng chịu làm? Tại sao lại hoài nghi? Chẳng chịu làm là vì chẳng giác. Dùng một thuật ngữ trong Phật pháp [thì đây] là nghiệp chướng sâu nặng! Nghiệp chướng nặng phải tự mình tiêu trừ, người khác chẳng có cách chi tiêu trừ dùm bạn, Phật, Bồ Tát cũng chẳng có cách gì hết. Phật, Bồ Tát chỉ có thể nói rõ những lý luận và phương pháp này cho bạn biết, bạn phải tự mình giải quyết vấn đề của bạn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mỗi người là chủ nhân của chính mình

Kiến thức 21:24 07/05/2024

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường ít có thời gian để sống trọn vẹn cho chính mình và cho người thân của mình.

Làm sao để Đức Phật luôn có mặt với bạn?

Kiến thức 16:58 07/05/2024

Dưới lăng kính của Phật giáo Đại Thừa, Đức Phật được biểu  hiện qua nhiều hình ảnh và ý nghĩa, như chúng ta nghe nói đến “Tam Thân” của Phật, đó là: Báo thân, Hóa thân và Pháp thân.

28 điều lợi ích khi niệm danh hiệu, đọc tụng và cúng dường Ngài Địa Tạng Bồ tát

Kiến thức 16:00 07/05/2024

Bồ tát Địa Tạng là một trong vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Bồ tát Địa Tạng có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh.

Thức ăn tinh thần của người tu

Kiến thức 13:47 07/05/2024

Nói về thức ăn, Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng; theo Ngài, người tu có bốn món ăn là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực.

Xem thêm