Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/06/2023, 08:07 AM

Sống và chết? (phần 2)

Sau hiện tượng Thượng toạ Bộ và Đại chúng Bộ chia tách để chuyển thành hai phái Nam, Bắc Tông và từ đây biến thiên 10 tông phái. Sự sai khác thì đã rõ nhưng có thể nói tất cả đều cùng một hướng giương cao ngọn cờ xiển dương con đường giác ngộ.

Audio

Sống và chết?

Mà ngay đến hai từ giác ngộ cũng bắt đầu mơ hồ, mù mờ càng giải thích càng thoát ly pháp hành, càng đi vào những luận thuyết thuần tư tưởng. Trong khi con đường của Đức Phật không phải là lập thuyết mà là pháp hành. Lại có một loạt tổ chức khác đang hoạt động cũng thu hút mạnh môn sinh, tín đồ đó là các pháp môn Thiền chữa bệnh.

Từ đây, con đường của Đức Phật nếu có tầm nhìn chuẩn mực, nghiêm túc nên phân thành hai nhánh phái chữa bệnh và phái giác ngộ. Có lẽ hoàn toàn chuẩn xác thực trạng hơn, bởi cả hai hướng đi đều lấy danh nghĩa Đức Phật, đều hướng thượng và đối trị tham dục.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đức Phật có tầm nhìn thấu suốt từ trước nên Ngài căn dặn “sau khi ta nhập  diệt, hãy lấy giới luậtvà giáo pháp ta làm thầy”. Và thêm “Giới luật còn, đạo Phật còn, giới luật mất, đạo Phật mất”. Giáo pháp là những pháp hành cụ thể, rõ ràng không mập mờ huyễn hoặc như những gì ngày nay chúng ta nghe. Cũng dự đoán được điều này Phật Lại dặn dò 10 điều về lòng tin chấn chánh. Chớ có tin…Truyền thuyết…truyền thống…nghe nói đồn…     Dự liệu được những gì khó thực hành sẽ bị bỏ qua để thêm thắt vào đấy muôn vạn luận giải, tưởng trị của đời sau Đức Phật chuẩn bị thật kỹ dù biết sẽ không có người truyền thừa. Không chỉ cái khó của giai đọan giới luật bắt đầu với “ăn chay ngày một bữa” nó quyết định cho việc hành trì hiệu quả hơn khi mà sức khoẻ được phục hồi, minh mẫn nhờ đoạn trừ tham ái, ly dục. Nhưng vì việc ấy khó nên về sau tăng chúng sẽ biện bác thế là “chấp giới” làm suy nhược cơ thể…

Tăng đoàn Đức Phật cả 500 Tỳ kheo chứng đắc là suy nhược sao? Trong khi nhiều công năng được tạo sinh từ nghiêm trì giới luật (Giới sinh định, Định sinh tuệ) lại được hiểu như công năng đặc dị, mù mờ, huyền ảo. Như tứ thần túc và thất giác chi là ví dụ, tinh tấn, bước vào con đường của giới, bạn bắt đầu có dục như ý túc một công năng trong tứ thân túc. Chính cái khung, cái lộ trình giới-định-tuệ bị phá bỏ không thương tiếc ngay từ đầu đã dẫn đến tình trạng tồi tệ trên mỗi cơ thể. Từ đây, cơ thể bạn được điều hành bằng sự tuỳ tiện của một cái tâm thiếu trí tuệ giải thoát, tham đắm, khát ái của kẻ phá giới, bên trong nội tạng bắt đầu sự rối loạn, suy yếu.

Liên hệ đến hiện thực, việc thọ dụng thuốc men tuy nằm trong 7 pháp của Đức Phật nhưng lại bị lạm dụng bởi đắm nhiễm dục lậu sẽ dẫn đến nội bộ lục đục, rối ren, dưới dối trên, trên lừa dưới. Cứ xem thuốc như công cụ càn quét tệ nạn, trấn áp bạo loạn. Để rồi đến lúc bệnh tật ập đến không phương cứu chữa. Tây Y cũng thật tài khi đặt ra nhiều khái niệm chỉ triệu chứng căn bệnh: Rối loạn tiêu hoá, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn…hay như tiểu đường là rối loạn chuyển hoá…Để rồi, tìm loại thuốc đặc hiệu để trấn áp. Khi nào chết là… hết.

Tình trạng chia đôi chữa bệnh và giác ngộ chính là cuộc hôn phối đổ vỡ của thân và tâm. Thân ly tâm, và tâm ly thân. Phái chữa bệnh mặc tình luận giải bệnh tật có hai thể thực thể và tâm linh, là phần mờ hay bệnh thân xác và bệnh nghiệp. Trong khi tất cả có gì nằm ngoài nghiệp, nằm ngoài nhân quả. Nghiệp đến từ thân, từ khẩu, từ ý.

Tại sao có sự sống chết tiếp nối nhau?

Tôi có dẫn một trường hợp ở bài trước về bà nhạc tôi. Chay tịnh từ bé, chén đũa, ly tách dùng riêng, ai vô ý để lẫn chén đũa có dùng thịt động vật vào là bà ném tất cả xuống sông. Thân thanh tịnh là tuyệt vời như thế nhưng còn tâm thì sao. Đây mới là vấn đề bởi “Tâm (ý) dẫn đầu mọi pháp”  Và đây, khi đề cập đến vấn đề này, tôi muốn nói đến phái giác ngộ chính vì không bận tâm đến chữa bệnh nên không hiểu rằng bệnh không gì khác, nó chính là ác pháp, là lậu hoặc, là cái mà luận bảo vương tam muội lấy làm đạo bạn. Đây là một nhầm lẫn khó tha thứ vì làm sai lệch con đường giải thoát. Bệnh như đã nói, nó không phải độc quyền của thân mà nó chính là lậu hoặc xuyên suốt, dung thông, là sự tương tác, tương ứng trên toàn bộ Tứ Niệm Xứ. Đoạn diệt lậu hoặc, thanh tịnh hoá thân tâm (tứ niệm xứ) chính là giai đoạn cốt yếu trên con đường học Phật. Chỉ có ly dục, ly ác pháp nhập sơ thiền mà tứ niệm xứ là bước kế tiếp đến con đường của định.

Sống để sống và chết để giải thoát

Tất Đạt Đa con người duy nhất làm đảo lôn thế giới người lầm lạc, chìm đắm trong bể luân hồi sống để chết, chết để sống. Từ bỏ tất cả vàng son, nhung lụa để tìm đường vượt thoát. Không chấp nhận sinh ra, lớn lên giữa ngập tràn nổi khỗ kiếp người. Con đường cầu tìm chứng đắc qua bao nhiêu gian truân, vất vã. Cuối cùng cái chân lý tuyệt đối không ở đâu xa. Ngay trong tầm mắt. Con đường mà tất cả mọi con người tầm thường nhất cũng có thể đạt được. Sau tuyên ngôn chứng đắc, ngài chiêu nạp dẫn dắt được 500 trong số 1250 Tỳ kheo thoát ra sự đắm nhiễm, mê muội, giải thoát hoàn toàn khỏi vòng luân hồi tử sinh, khổ ách.           

Giờ đây, con đường men theo dấu chân Đức Phật không sáng rõ mà dày đặc rừng rậm bởi lớp bụi bặm thời gian, bởi sự phân chia cắt xén, tranh nhau lá cờ Chánh Đạo. Nhưng thật may cho chúng ta có một tTỳ kheo đã tìm lại và dọn quang lối đi nhưng chính ngài đã lặp lại đúng con đường của Đức Phật, cũng trải qua lầm lạc lúc đầu trên con đường tu tập. Cũng sự kính ngưỡng của người thầy củ, cũng sự đố kỵ, nhỏ nhen, sự ghanh ghét hằn thù.         

Sống để sống, đó là một nhân cách sống giữa cộng đồng, làm tất cả những gì có thể, độ lượng, vị tha chứ không vị kỷ, không mờ mắt trước lợi dưỡng, kể cả quyền lực, kể cả sự đối đầu xung đột. Không bị nhiếp phục bởi cường quyền, bởi quyền lực đó là bạn tuân phục lời khuyên trong “lòng tin chân chánh”. Tất cả sự xung đột đều đơn giản là xung đột trong thế giới lưỡng cực. Phó thác số phận cho bệnh viện, cho thầy thuốc, cho thực phẩm chức năng, đắm nhiễm mê hoặc bởi xung quanh tràn ngập dục lạc…bạn đang sống để rồi chết và chết để rồi sống. Bước theo con đường của chánh pháp để kết nối lại sự nghẽn tắt bởi uế trược, bởi sai lầm, bởi dục lậu. Số phận của một cá nhân hay một dân tộc đều dựa trên ý thức tự chủ. Hãy xoá đi cái tư niệm đã mục ruỗng, nhàu nát sống để chết, chết để sống. Cùng làm lại đi các bạn.     

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Tự tại giữa khen chê

Góc nhìn Phật tử 10:46 02/05/2024

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Xem thêm