Thứ bảy, 29/01/2022, 13:18 PM

Giảng nghĩa chữ Phật

“Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh... nhưng chỉ do vọng tưởng, chấp trước nên không thể chứng đắc được”

Phật: tiếng Phạn là Buddha. Phiên âm sang tiếng Trung Hoa là Phật-đà-da, gọi tắt là Phật. Nhiều người cứ nghĩ rằng chữ Phật là tiếng Hán chuyển ngữ, phát xuất từ chữ Buddha, nhưng thực ra đó chỉ là âm đầu của toàn bộ tiếng phiên âm từ chữ Buddha mà thôi. Buddha nghĩa là giác ngộ, tỉnh thức.

Có ba hình thức giác ngộ: tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Đức Phật là người tự mình giác ngộ. Trạng thái giác ngộ ấy khác xa với trạng thái hiện thời của người phàm phu, là kẻ chưa được giác ngộ.

Tự mình giác ngộ chưa đủ, mà còn phải giúp cho kẻ khác được giác ngộ. Việc giác ngộ người khác có nghĩa là tìm một phương pháp để giúp cho họ được giác ngộ.

Giữa tự giác và giúp cho người khác được giác ngộ phải trải qua rất nhiều giai đoạn và có nhiều trình độ khác nhau. Giác ngộ có hai trường hợp: đại ngộ và tiểu ngộ.Tiểu ngộ là giác ngộ chưa được hoàn toàn. Đại ngộ là giác ngộ hoàn toàn. Đức Phật đã tự tu tập và giác ngộ hoàn toàn và Ngài còn giúp cho người khác được giác ngộ.

Đức Phật là người đã có đầy đủ ba phương diện giác ngộ nên Ngài được gọi là người có vạn đức trang nghiêm.

Đức Phật đã dạy: “Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà chúng sinh không thể nhận ra được Phật tánh.”

Đức Phật đã dạy: “Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà chúng sinh không thể nhận ra được Phật tánh.”

“Tam giác viên, vạn đức bị.”

(Khi ba phương diện giác ngộ đã được viên mãn thì có đầy đủ muôn vạn công đức trang nghiêm, nên được gọi là Phật).

Có người tự hỏi tại sao ta lại tin vào Đức Phật. Do vì chính chúng ta xưa nay vốn là Phật rồi. Chẳng qua hiện nay chúng ta bị mê mờ, không thể chứng được quả vị Phật. Do đâu mà nói chúng sinh xưa nay vốn là phật? Chính là do Đức Phật đã từng nói:

“Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh... nhưng chỉ do vọng tưởng, chấp trước nên không thể chứng đắc được”

Vọng tưởng đã đưa con người chúng ta từ Đông sang Tây, rồi đưa từ Nam sang Bắc; đưa ta từ dưới đất lên trên trời; vọng tưởng ấy bỗng chốc đưa ta lên thiên đàng, bỗng chốc đưa ta xuống địa ngục. Nó đưa ta đến những nơi bất khả tư nghì và không thể suy lượng được. Quý vị có biết mình có khởi lên bao nhiêu vọng tưởng trong một ngày không? Nếu quý vị biết thì mình trở thành bồ-tát. Còn nếu không biết thì mình vẫn là phàm phu.

Con người trở nên chấp trước vào sự sở hữu, thường xuyên lập nên sự phân biệt về “tôi” và “cái của tôi.” Họ không thể dẹp sang một bên sự sở hữu những của cải vật chất hay sự hưởng thụ thú vui tinh thần. “Đó là máy bay của tôi”, “Đây là chiếc xe của tôi, bạn biết không nó thuộc về model mới nhất.” Bất luận khi người ta sở hữu một vật gì, thì đều bị dính mắc vào vật ấy. Đàn ông có sự dính mắc của đàn ông, phụ nữ có sự chấp trước của phụ nữ. Người lương thiện có sự chấp trước của người lương thiện. Kẻ xấu ác có sự chìm đắm của kẻ xấu ác.

Bất luận những chấp trước ấy thuộc loại gì người ta cũng khó lòng xả bỏ được nó. Họ chiếm đoạt rồi níu giữ, kiên trì bám riết lấy nó. Càng lúc càng trở nên cố chấp hơn. Tiến trình này vô tận vô biên. Những khoái lạc như thức ăn ngon, nhà cửa tiện nghi, những món giải trí hấp dẫn và những thứ thường được xem như là lợi nhuận.

Những thứ này không bền vững trường cửu như nó đang hiện hữu. Mặc dù quý vị chưa nhận ra điều ấy. Nhưng đó chỉ là sự tham đắm dục lạc làm chướng ngại việc chứng đạt Phật tánh của quý vị mà thôi. Nên Đức Phật đã dạy: “Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà chúng sinh không thể nhận ra được Phật tánh.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm