Thứ, 20/02/2023, 16:18 PM

Phật tử đeo trang sức dự khóa tu Bát quan trai có đi ngược với giới luật không?

Khi tham dự các lễ lạt, tiệc tùng tôi mới sử dụng các phụ kiện trang sức có giá trị, phù hợp với y phục. Vừa qua, khi tham dự khóa tu Bát quan trai, có người góp ý là không nên đeo vòng và nhẫn vàng vì không phù hợp với tinh thần giới luật. Mong được Thầy chia sẻ về vấn đề này.

Hỏi:

Tôi là Phật tử, hàng ngày vẫn thường đeo một chiếc vòng và nhẫn trơn bằng vàng. Trong tâm tôi nghĩ đeo vòng và nhẫn như là thói quen, để kỷ niệm chứ không nhằm trang sức. Khi nào tham dự các lễ lạt, tiệc tùng tôi mới sử dụng các phụ kiện trang sức có giá trị, phù hợp với y phục. Vừa qua, khi tham dự khóa tu Bát quan trai, có người góp ý là không nên đeo vòng và nhẫn vàng vì không phù hợp với tinh thần giới luật. Mong được Thầy chia sẻ về vấn đề này.

Khi thọ bát quan trai vào giờ ngọ thì có được thọ đồ mặn không?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Trong khóa tu Bát quan trai, người Phật tử tham dự có phát nguyện thọ giới không trang điểm, ca múa hát và cố ý xem nghe. Nguyên văn của giới này là “Con thọ trì điều học là tránh xa chuyện múa hát, thổi kèn đờn cùng xem múa hát, nghe đờn kèn; tránh xa sự trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn sáp, đeo tràng hoa”. Giữ giới này với mục đích giúp cho hành giả sống một ngày đêm tĩnh lặng, giản dị, trong sáng; tạo duyên lành để cho tâm được khắng khít với các thiện pháp, tránh xa sự buông lung phóng dật.

Thời Đức Phật, cụm từ “sự trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn sáp, đeo tràng hoa” tương tự như việc làm đẹp để tham gia sự kiện hay dự tiệc tùng ngày nay gồm “làm tóc, phấn son, nước hoa, quần áo và phối với các phụ kiện thời trang” sao cho đẹp đẽ, sang trọng, thanh lịch. Nôm na là sự ăn diện, làm đẹp để nổi bật, được chú ý nhằm thể hiện bản thân trước số đông. Như vậy, việc đeo vòng và nhẫn hàng ngày, có giá trị thấp, dùng để kỷ niệm thì không mang ý nghĩa làm đẹp; không phải cố ý trang sức hay chưng diện trong ngày tu Bát quan trai nên không phản cảm hay trái ngược với giới luật. Do vậy cần cảm thông hơn là phê phán hay chỉ trích.

Nếu bạn cố ý đeo nhẫn, mang vòng vàng cho đẹp đẽ, có giá trị lớn với dụng ý trang sức, khoe bày, tạo sự chú ý (như lúc tham dự tiệc tùng, hội hè) thì không phù hợp với tinh thần giới luật. Còn việc đeo các loại nhẫn, vòng đã trở nên quá quen thuộc và thiết thân với bạn trong đời sống hàng ngày (như đeo nhẫn cưới chẳng hạn) thì trong tinh thần phương tiện vẫn tham dự tu học Bát quan trai bình thường.

Chúc bạn tinh tấn!

Theo Báo Giác Ngộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm