Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/04/2020, 10:10 AM

Giáo lý nhân quả đề cao giá trị con người

Trong giáo lý nhân quả, giá trị con người không chỉ được đề cao ở vai trò và trách nhiệm mà con người còn có khả năng làm thay đổi nghiệp cũ (chuyển nghiệp). Đây là một đặc tính hết sức nhân bản trong giáo lý nhân quả của đạo Phật.

 > Không gì vượt ngoài luật nhân quả

Hơn bao giờ hết, tính triết lý nhân quả của Đạo Phật đã đặt trách nhiệm, vai trò giá trị của mỗi cá nhân lên hàng đầu. Không một tôn giáo nào có được một tinh thần cởi mở và phóng khoáng như Đạo Phật. Vì phần lớn các tôn giáo khác đều đặt nặng tính thần quyền, ban phúc của một đấng giáo chủ tối cao của mình. Với Đạo Phật luôn tôn trọng tính chất quan trọng của tự thân. Đức phật luôn khẳng định quan điểm “Ngài chỉ là người dẫn đường” chứ không hề tham dự chức năng quyết định. Con người là trung tâm điều hành chi phối mọi hành động và mọi hành động của con người đều đựoc hình thành trên nền tảng tâm thức. Tính nhân qủa trong Phật Giáo đặt ra vấn đề trách nhiệm của cá nhân , bởi con người vừa là chủ nhân của nghiệp và cũng vừa là kẻ thừa tự của nghiệp.

Theo Phật Giáo, hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống hay từ lòng đất vọt lên, lại càng không phải do sự thưởng phạt, ban ân của thượng đế hay một năng lực siêu hình nào khác.

Theo Phật Giáo, hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống hay từ lòng đất vọt lên, lại càng không phải do sự thưởng phạt, ban ân của thượng đế hay một năng lực siêu hình nào khác.

Tại sao chúng sinh sợ nhân quả?

Trong xã hội cũng vậy, không có trách nhiệm cá nhân thì không có sự hình thành của luật pháp. Do vậy, con người phải có trách nhiệm đối với những hành động mà mình đã làm cho tự thân, cho gia đình và xã hội. Nói theo ngôn ngữ thế gian thì mình làm mình chịu chứ không thể lôi kéo một cá nhân nào khác đứng lên gánh chịu trách nhiệm cho mình, và cũng không thể có cái gọi là “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” trong triết lý nhân quả của Đạo phật.

Theo Phật Giáo, hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống hay từ lòng đất vọt lên, lại càng không phải do sự thưởng phạt, ban ân của thượng đế hay một năng lực siêu hình nào khác. Hạnh phúc hay khổ đau đều do nơi chính con người định đoạt, trong đó yếu tố nhân duyên cũng góp phần quan trọng.

Trên cơ sở nhân quả, cũng như trên quan niệm luân lý đạo đức của Phật Giáo thì thiện là những gì đem lại lợi ích cho mình và người trong hiện tại và tương lai theo hướng ly tham, ly sân, ly si, không ghanh ghét, không đố kỵ, không gây tổn hại. Trái lại với quan niệm trên được xem như là bất thiện. Ở góc độ nhìn nhận của xã hội, ta có thể tạm hiểu những khái niệm như công bằng, nhân đạo, chí công, vô tư, cần, kiệm, liêm, chính, không tham nhũng, không hối lộ, không tham đắm vào các tệ nạn xã hội . . . được xem là thiện. Hiểu được điều đó tự thân mỗi chúng ta cần nổ lực phát tâm hành thiện theo phương châm “tránh các điều ác, làm các việc thiện”. Việc làm cũng ấy đồng nghĩa với hành động tích cực tham gia các hoạt động xã hội với ước vọng mang lại niềm vui, hạnh phúc cho tha nhân, cộng đồng xã hội.

Tính nhân văn trong triết lý nhân quả không phải là nhằm lý giải cái nhân cái quả khiến cho con người trở nên lo sợ hay trốn chạy, mà nó mang đến cho con người những cơ hội để tự mình khắc phục những sai lầm trong quá khứ và xây dựng cho chính mình một đời sống an vui và hạnh phúc.

Tính nhân văn trong triết lý nhân quả không phải là nhằm lý giải cái nhân cái quả khiến cho con người trở nên lo sợ hay trốn chạy, mà nó mang đến cho con người những cơ hội để tự mình khắc phục những sai lầm trong quá khứ và xây dựng cho chính mình một đời sống an vui và hạnh phúc.

Người không tin nhân quả sẽ ăn mày cửa Phật

Những hành động trên phần nào cho ta thấy được vai trò quan trọng của tự thân. Đó là nhân tố quyết định cho hạnh phúc hay khổ đau của mỗi con người. Trong kinh Pháp cú Đức Phật khẳng định quan điểm trên qua lời dạy :

“Tự mình làm điều ác

Tự mình làm nhiễm ô

Tự mình ác không làm

Tự mình làm thanh tịnh

Tịnh không tịnh tự mình

Không ai thanh tịnh ai” 

Tính nhân quả trong Đạo Phật một lần nữa đã cho xã hội nhận thức đựơc vai trò, giá trị con người trong mọi hành động mà mình tạo tác. Tính nhân quả không phải là một tín điều thần khải như lâu nay chúng ta hằng lầm tưởng. Cuộc sống con người trong vũ trụ không do một đấng sáng tạo phán quyết. Con người là chủ nhân kiến tạo nên thế giới hạnh phúc hay khồ đau cho nhân loại. Con người phải tự biết tư duy phán xét trước các thiện cái ác đang dấy lên trong xã hội. Thấy ác thì nên xa lìa từ bỏ, thiện thì nên dõng mãnh phát tâm thực hành. Đối với mọi hành động nhỏ nhặt, dù thiện hay ác chúng ta không nên xem thường mà bỏ qua. Tuy một đốm lửa nhỏ nhen nhưng lại có thể thiêu rụi một mãnh rừng to lớn, tuy một ít nước nhỏ giọt không đáng là bao nhưng trãi qua lâu ngày cũng có thể làm cho bình nước kia tràn đầy. Hình ảnh giọt nước, đốm lửa để minh chứng cho những hành động thiện ác của con người dù nhỏ nhặt nhưng kết quả cuối cùng lại rất to lớn. Hình ảnh ấy đã được nói đến trong hai câu Pháp cú sau :

“Chớ khinh điều ác

Cho rằng chưa đến mình

Như nước nhỏ từng giọt

Rồi bình cũng đầy tràn

Người ngu chứa đầy ác

Do chất chứa dần dần.”

Và :“ Chớ chê khinh điều thiện

Cho rằng chưa đến mình

Như nước nhỏ từng giọt

Rồi bình cũng tràn đầy

Người trí chứa đầy thiện

Do chất chứa dần dần.” 

Con người biết khắc phục sửa chữa cái xấu, cái ác trở thành cái hay cái đẹp. Đây là một đặc tính khác biệt giữa con người với những loài vật khác.

Con người biết khắc phục sửa chữa cái xấu, cái ác trở thành cái hay cái đẹp. Đây là một đặc tính khác biệt giữa con người với những loài vật khác.

Câu chuyện nhân quả

Trong giáo lý nhân quả, giá trị con người không chỉ được đề cao ở vai trò và trách nhiệm mà con người còn có khả năng làm thay đổi nghiệp cũ (chuyển nghiệp). Đây là một đặc tính hết sức nhân bản trong giáo lý nhân quả của Đạo phật. Nó cho phép con người có được một khả năng hướng thượng. Con người biết khắc phục sửa chữa cái xấu, cái ác trở thành cái hay cái đẹp. Đây là một đặc tính khác biệt giữa con người với những loài vật khác. Điều đó càng được khẳng định và làm cho sáng tỏ hơn thông qua triết lý nhân quả của Phật giáo. Tính nhân văn trong triết lý nhân quả không phải là nhằm lý giải cái nhân cái quả khiến cho con người trở nên lo sợ hay trốn chạy, mà nó mang đến cho con người những cơ hội để tự mình khắc phục những sai lầm trong quá khứ và xây dựng cho chính mình một đời sống an vui và hạnh phúc.

 > Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm