Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/01/2021, 20:40 PM

Giáo lý Phật giáo có thể dạy gì cho đạo đức trí tuệ nhân tạo?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã mang đến nhiều hy vọng cho loài người, những vấn đề nan giải nhất của thế giới sẽ được giải quyết. Song vẫn còn đó nhiều mối lo ngại về sức mạnh của AI. Ngày càng có nhiều người đồng ý rằng cần có "hướng dẫn sử dụng AI" sao cho không vi phạm vào quyền con người.

Vì vậy, nhiều tổ chức đã thảo luận và đề xuất những hướng dẫn đạo đức về cách phát triển hoặc ứng dụng AI. IEEE, một tổ chức nghề nghiệp toàn cầu dành cho các kỹ sư, đã ban hành một tài liệu 280 trang về chủ đề này và Liên minh Châu Âu đã xuất bản cuốn "kim chỉ nam" này. Theo thống kê toàn cầu về các Nguyên tắc đạo đức sử dụng AI, đã có hơn 160 hướng dẫn như vậy từ khắp nơi trên thế giới.

Hầu hết các hướng dẫn này do các nhóm hoặc tổ chức ở Bắc Mỹ và Châu Âu phát triển. Một cuộc khảo sát do nhà khoa học xã hội Anna Jobin và các đồng nghiệp công bố cho thấy có 21 bản hướng dẫn ở Mỹ, 19 ở EU, 13 ở Anh, 4 ở Nhật Bản, và một từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc.

Giáo lý Phật giáo có nhiều điều răn dạy dành cho những ai đang băn khoăn về việc sử dụng công nghệ một cách đạo đức, kể cả những người quan tâm đến AI.

Giáo lý Phật giáo có nhiều điều răn dạy dành cho những ai đang băn khoăn về việc sử dụng công nghệ một cách đạo đức, kể cả những người quan tâm đến AI.

Giáo dục Phật giáo và giáo dục 4.0

Điều cần nói ở đây chính là việc những bản "Nguyên tắc đạo đức" này phản ánh giá trị của những người ban hành chúng. Như chúng ta đã thấy, hầu hết các bản Nguyên tắc đạo đức AI được viết ở các nước phương Tây, có nghĩa là lĩnh vực này bị chi phối bởi các giá trị phương Tây như tôn trọng quyền tự chủ và quyền của cá nhân.

Các hướng dẫn được viết ở các quốc gia khác nhau có thể giống nhau vì một số giá trị phổ biến. Tuy nhiên, để những hướng dẫn này thực sự phản ánh quan điểm của người dân toàn thế giới, không chỉ ở các nước phương Tây, chúng cần phải đại diện cho các hệ thống giá trị truyền thống trong mỗi nền văn hóa.

 Nghĩa là, mọi người ở cả phương Đông và phương Tây cần chia sẻ ý tưởng của họ và xem xét ý tưởng của những người khác để làm phong phú quan điểm của họ. Bởi vì AI được phát triển và sử dụng trên toàn cầu, cách chúng ta nghĩ về nó phải thỏa mãn tất cả các truyền thống trí tuệ.

Như vậy, những hiểu biết sâu sắc của giáo lý Phật giáo có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ ai làm việc về AI ở bất kỳ đâu trên thế giới, và không chỉ trong các nền văn hóa Phật giáo truyền thống (chủ yếu ở phương Đông và chủ yếu ở Đông Nam Á).

Một nhà đạo đức học AI lấy cảm hứng từ Phật giáo cũng sẽ hiểu rằng sống theo những nguyên tắc này đòi hỏi sự tự tu dưỡng.

Một nhà đạo đức học AI lấy cảm hứng từ Phật giáo cũng sẽ hiểu rằng sống theo những nguyên tắc này đòi hỏi sự tự tu dưỡng.

Chánh niệm thời 4.0

Đạo đức trong Phật giáo dựa trên giả định rằng tất cả chúng sinh đều muốn tránh đau đớn. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng một việc làm được xem là tốt nếu nó giúp giải thoát đau khổ.

Hàm ý của lời dạy này đối với trí tuệ nhân tạo là bất kỳ hoạt động sử dụng AI có đạo đức nào đều phải cố gắng giúp giảm bớt đau đớn và khổ sở. Chẳng hạn, chỉ nên sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt nếu nó có thể được chứng minh giúp giảm bớt đau khổ hoặc tăng cường hạnh phúc. Hơn nữa, mục tiêu phải là giảm đau khổ cho tất cả mọi người - không chỉ những người trực tiếp tương tác với AI.

Tất nhiên, chúng ta có thể diễn giải mục tiêu này một cách rộng rãi như ứng dụng AI nhằm sửa chữa một hệ thống hoặc quy trình không đạt yêu cầu hoặc thay đổi bất kỳ tình huống nào cho tốt hơn. Sử dụng công nghệ để phân biệt đối xử với mọi người, hoặc để khảo sát và đàn áp họ, rõ ràng sẽ là phi đạo đức. Khi xuất hiện các vùng "màu xám", hay nói cách khác là bản chất không rõ ràng, trách nhiệm chứng minh sẽ thuộc về những người ứng dụng AI, làm sao nêu bật AI không gây hại.

Một nhà đạo đức học AI lấy cảm hứng từ Phật giáo cũng sẽ hiểu rằng sống theo những nguyên tắc này đòi hỏi sự tự tu dưỡng. Điều này có nghĩa là những người có liên quan đến AI nên liên tục đào tạo bản thân để tiến gần hơn đến mục tiêu loại bỏ hoàn toàn đau khổ. Đạt được mục tiêu không quá quan trọng; điều quan trọng là họ thực hành để đạt được nó. 

Lòng từ bi cũng đòi hỏi sự tu dưỡng của bản thân, nghĩa là những hành vi có hại như sử dụng sức mạnh của một người để đàn áp người khác, không có chỗ đứng trong đạo đức Phật giáo.

Lòng từ bi cũng đòi hỏi sự tu dưỡng của bản thân, nghĩa là những hành vi có hại như sử dụng sức mạnh của một người để đàn áp người khác, không có chỗ đứng trong đạo đức Phật giáo.

Quản lý Tăng Ni, Tự viện trong thời đại 4.0

Các nhà thiết kế và lập trình nên thực hành bằng cách nhận ra mục tiêu này và đặt ra các bước cụ thể mà công việc của họ sẽ thực hiện để sản phẩm của họ thể hiện đúng lý tưởng. Tức là, ứng dụng AI mà họ sản xuất ra, phải nhằm mục đích giúp công chúng xóa bỏ đau khổ và tăng cường hạnh phúc.

Để những điều này có thể thực hiện, các công ty và cơ quan chính phủ phát triển hoặc sử dụng AI phải chịu trách nhiệm trước công chúng. Trách nhiệm giải trình cũng là một giáo lý của Phật giáo, và trong bối cảnh đạo đức của AI, nó đòi hỏi các cơ chế pháp lý và chính trị hiệu quả cũng như sự độc lập về tư pháp. Những thành phần này rất cần thiết để mọi nguyên tắc đạo đức liên quan đến ứng dụng công nghệ AI hoạt động như dự kiến.

Một khái niệm quan trọng khác trong Phật giáo là lòng từ bi, hay chính là niềm mong muốn và cam kết loại bỏ đau khổ cho người khác. Lòng từ bi cũng đòi hỏi sự tu dưỡng của bản thân, nghĩa là những hành vi có hại như sử dụng sức mạnh của một người để đàn áp người khác, không có chỗ đứng trong đạo đức Phật giáo. Người ta không nhất thiết phải đi tu để thực hành đạo đức Phật giáo, nhưng người ta phải tự tu dưỡng lòng từ bi trong cuộc sống hàng ngày.

Những hiểu biết sâu sắc của giáo lý Phật giáo có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ ai làm việc về AI ở bất kỳ đâu trên thế giới, và không chỉ trong các nền văn hóa Phật giáo truyền thống (chủ yếu ở phương Đông và chủ yếu ở Đông Nam Á).

Những hiểu biết sâu sắc của giáo lý Phật giáo có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ ai làm việc về AI ở bất kỳ đâu trên thế giới, và không chỉ trong các nền văn hóa Phật giáo truyền thống (chủ yếu ở phương Đông và chủ yếu ở Đông Nam Á).

Trụ trì trong thời đại 4.0 thật không đơn giản

Có thể thấy rằng các giá trị được đề cao trong Phật giáo — như trách nhiệm giải trình, công lý và lòng từ bi — hầu hết giống với những giá trị trong các truyền thống đạo đức khác. Sau tất cả chúng ta đều là con người!

Giáo lý Phật giáo có nhiều điều răn dạy dành cho những ai đang băn khoăn về việc sử dụng công nghệ một cách đạo đức, kể cả những người quan tâm đến AI. Điều này cũng đúng với nhiều hệ thống giá trị phương Tây khác. Nguyên tắc đạo đức AI nên dựa trên sự đa dạng phong phú của những tư tưởng đến từ nhiều nền văn hóa trên thế giới. Tương lai của công nghệ sẽ chỉ tươi sáng hơn nếu được như vậy!

Theo Technology Review

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm