Gieo trồng hạt giống Thánh Nhân
Hãy thực tập đời sống chánh niệm của bậc thánh, bằng cách chánh niệm tỉnh giác trong từng hành động, như ăn uống, ngủ nghỉ, đắp y… hãy buông xả tâm niệm tham lam, hãy đoạn trừ tâm đắm nhiễm thế gian, hãy đặt tâm chấp thủ của ngã và ngã sở xuống, hãy hoan hỷ an trú trong chánh pháp...
Tôn giả Đại Ca Diếp: Thánh nhân có giới hạnh vô song
Tu tập là quá trình chuyển hóa, chuyển hóa những hạt giống bất thiện thành hạt giống thiện, những tâm niệm bất thiện thành tâm niệm thiện, những hành động không tốt thành những hành động tốt, phiền não chuyển hóa thành Bồ Đề và từ địa hạt của phàm phu chuyển hóa để thể nhập chứng đắc vào thánh địa. Nhưng để quá trình chuyển hóa có kết quả, chúng ta cần phải gieo trồng những hạt giống thánh thiện. Vậy những hạt giống ấy là gì? Trong bài viết này, tác giả dựa vào những ghi chép của các kinh luận để tìm đáp án cho vấn đề trên.
Trong Phật giáo khi đề cập đến những hạt giống làm nhân để đưa đến thánh quả thường được nêu ra bốn yếu tố, bốn yếu tố này được gọi là Tứ thánh chủng. Tứ thánh chủng, Phạn ngữ: catvāra ārya-vajśāh, Pali ngữ: cattāro ariya-vajsā. Tức bốn loại chủng tử sanh ra thánh quả. Bốn hạt giống này cũng chính là thắng pháp, là chủng tánh, là khả lạc, luôn thanh tịnh, không bị nhiễm ô trong quá khứ, hiện tại cho đến tương lai, là pháp được tán thán.[1] Vậy những gì là bốn? Trong Trường Bộ Kinh, Kinh Phúng Tụng đã ghi chép như sau:
Bốn Thánh chủng:
1. Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ loại y nào, không cố gắng tìm cầu y một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được y, nhưng khi được y, vị này, không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng y, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, vị ấy không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.
10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy
2. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, không cố gắng tìm cầu món ăn khất thực một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được món ăn khất thực. Nhưng khi được món ăn khất thực, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng các món ăn khất thực, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, vị này không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.
3. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, không cố gắng tìm cầu phòng xá một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được trú xứ. Nhưng khi được phòng xá, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng các phòng xá, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, vị này không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.
4. Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo ưa thích đoạn trừ, hoan hỷ đoạn trừ, ưa thích tu tập, hoan hỷ tu tập. Nhờ ưa thích đoạn trừ, hoan hỷ đoạn trừ, ưa thích tu tập, hoan hỷ tu tập nên không khen mình chê người. Ở đây, vị Tỷ-kheo này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.[2]
Từ dẫn chứng của kinh văn trên, chúng ta thấy có bốn thiện pháp phù hợp với con đường của bậc Thánh, mà mỗi vị hành giả cần phải thực tập và hành trì, đó là sống hoan hỷ tri túc không tham cầu, không sanh tâm phiền não, không tham đắm, không ái nhiễm đối với y phục, ẩm thực, phòng xá và tinh tấn đoạn trừ phiền não. Trong bốn thiện pháp này, chúng ta có thể phân thành hai loại. thứ nhất thuộc vật chất: tri túc đối với y phục, ẩm thực, phòng xá. Thứ hai thuộc về phần tinh thần: tinh tấn đoạn trừ phiền não. Đối với bốn thiện pháp này, nếu hành giả nào tinh tấn thực hành, thì như đã và đang gieo trồng hột giống thánh. Đây sẽ là nhân tố đưa hành giả đi đến giải thoát, thành tựa thánh đạo.
Gieo trồng hạnh phúc: Cẩm nang thiền cho bất cứ ai
Tại sao những nhân tố rất đơn giản, rất đời thường trong đời sống thường nhật lại là hạt giống đưa đến thánh đạo? Lý giải cho vấn đề này, các vị luận sư nổi tiếng của Đại thừa Phật giáo, trong tác phẩm “ A tỳ đạt ma đại tỳ bà sa luận” của mình, đã đưa ra tám yếu tố. Thứ nhất , bốn pháp này là thiện pháp, là vô lậu nên gọi là thánh, và từ trong pháp ấy luôn sinh ra tất cả các công đức không bị đoạn dứt, nên gọi là chủng. Thứ hai, do vì những pháp này là chủng tử của thánh, nên gọi là thánh chủng. Hơn nữa, những pháp này là thiện pháp không phải tà pháp nên gọi là thánh, bốn pháp này có thể sinh trưởng công đức liên tục không bị đoạn mất nên gọi là chủng. Thứ ba, thánh giả y vào các thiện pháp trên thực hành liên tục không bị gián đoạn, nên gọi là thánh chủng.
Thứ tư, thánh giả y vào thiện pháp tu tập chứng đắc giải thoát, mà không bị gián đoạn nên goi là thánh chủng. Thứ năm, thánh có nghĩa là khả ái, khả hỷ, khả lạc,khả ý quả, những nhân tố này có khả năng sinh trưởng công đức liên tục không bị gián đoạn nên gọi là thánh chủng, đây là cách lí giải dựa theo ý nghĩa của “ Đẳng lưu quả”. Thứ sáu, thánh có nghĩa là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý dị thục, những pháp này có khả năng sinh trưởng công đức liên tục không bị gián đoạn nên gọi là thánh chủng, đây là cách lí giải theo ý nghĩa “ Dị thục quả”. Thứ bảy, thánh giả tức là Phật, Độc giác, Thanh văn. Các vị thánh giả nương vào thiện pháp này sinh trưởng công đức liên tục không bị gián đoạn, nên gọi là thánh chủng. Thứ tám, những pháp này là chánh pháp, nên pháp này có thể làm cho Phật pháp cửu trụ, chính vì thế nên được xưng gọi thánh chủng. Bên cạnh đó, chánh pháp được cửu trụ nơi đời, trãi qua thời gian hằng nghìn năm mà không bị hủy hoại là do những năng lực của thánh chủng. Cũng giống như ngôi nhà có cột, kèo kiên cố, sẽ không bị tán hoại. Vì nhân duyên đó nên gọi là thánh chủng.[3] Với những luận giải trên, chúng ta có thể hiểu được rằng, bốn hạt giống đó là thiện pháp sinh trưởng tất cả thiện pháp, nếu hành giả nào thực tập đúng với chánh pháp như vậy, thì dẫn đến kết quả viên mãn Phật đạo.
Gieo trồng ba hạt giống lành cho tuổi trẻ Phật giáo
Có thể nói đây là mô hình giáo dục, là phương pháp thực tập tiêu biểu trong thời kỳ đầu của Phật giáo, mà Đức Phật đã giảng dạy với những hành giả tu tập thời bấy giờ. Hãy thực tập đời sống chánh niệm của bậc thánh, bằng cách chánh niệm tỉnh giác trong từng hành động, như ăn uống, ngủ nghỉ, đắp y…Hơn nữa, hãy buông xả tâm niệm tham lam, hãy đoạn trừ tâm đắm nhiễm thế gian, hãy đặt tâm chấp thủ của ngã và ngã sở xuống, hãy hoan hỷ an trú trong chánh pháp, hãy nổ lực tu tập chứng đắc an lạc ngay trong cuộc đời này.
Thiết nghĩ, trong cuộc sống này, sở dĩ có sự đấu tranh lẫn nhau giữa các quốc gia, sự đấu tố giữa cha với con, sự cạnh tranh giữa thị trường buôn bán, sự hủy báng của các tôn giáo, sự hà hiếp giữa con người với con người, sự phá hoại của con người đối với môi trường sống xung quanh, thậm chí đau khổ hay hạnh phúc đều có liên quan đến vấn đề quyền lợi của cơm ăn, áo mặc, ngủ nghỉ. Chính vì thế nếu chúng ta biết thai ngắn và nuôi dưỡng bốn hạt giống trên, theo tinh thần tri túc, nổ lực đoạn trừ phiền não, thông qua sự tu tập, chúng ta sẽ đón nhận được hoa trái của hạnh phúc, và hạnh phúc ấy hiện hữu ngay chính cuộc đời này.
Chú thích:
[1] “A tỳ đạt ma pháp uẩn túc luận” quyển 3, phẩm thánh chủng, Đại chánh tạng 26, trang 466.
[2] Hòa Thượng Minh Châu dịch, “Trường Bộ Kinh”, Kinh Phúng Tụng, trang 588-589.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm:
“Trung A Hàm Kinh” quyển 21, Đại chánh tạng 1, trang 563.
“A tỳ đạt ma đại tỳ bà sa luận” quyển 181, Đại chánh tạng 27, trang 258.
“A tỳ đạt ma tập dị túc môn luận” quyển 6, Đại chánh tạng 26, trang 392.
“Đại trí độ luận” quyển 27, trang 258.
“Du già sư địa luận” quyển 14, Đại chánh tạng 30, trang 350.
[3] “A tỳ đạt ma đại tỳ bà sa luận” quyển 181, Đại chánh tạng 27, trang 907.
Ngoài ra có thể xem thêm “A tỳ đàm tỳ bà sa luận”quyển 27, trang 165.
> Xem thêm video Tam tự tánh trong Phật giáo:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền và tập tạ
Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Xem thêm