Thứ, 26/10/2020, 14:28 PM

Giới luật - một bầu trời lấp lánh những vì sao trí tuệ

Tôn giả Ưu Ba Ly quỳ lên chắp tay bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, từ lúc Thế Tôn thành chánh giác tới nay, Thế Tôn đem chánh pháp giảng dạy khiến cho vô số chúng sinh cõi trời cõi người đều được an lạc, lợi ích.

Giới luật - một bầu trời lấp lánh những vì sao trí tuệ 1

Đã quy y Tam Bảo, thọ và hứa giữ gìn Ngũ giới.

Chúng con chỉ nghe giáo pháp, hiểu giáo pháp và tự biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Chỉ bằng giáo pháp, chúng con có trí tuệ tạo ra được các quy tắc hành động của mình, chúng con biết nên nói điều gì, nên đi theo lối nào, nên im lặng lúc nào, nên bước đi lúc nào,...

Các quy tắc chuẩn mực đó tự hình thành trong tâm hồn của chúng con không cần Thế Tôn phải nhắc nhở. Các quy tắc chuẩn mực đó cũng tự nhiên giống nhau nơi tất cả huynh đệ chúng con. Điều gì con nghĩ là nên làm hay không nên làm thì các sư huynh, sư đệ của con cũng nghĩ là nên làm hoặc không nên làm.

Các quy tắc chuẩn mực đó như là một lẽ phải chung đồng chứ không phải do ý kiến cá nhân của chúng con tự đặt ra. Chúng con âm thầm mặc nhiên sống an vui, hòa hợp với nhau theo các quy tắc chuẩn mực vô hình đó.

Nhưng bạch Thế Tôn, càng về sau này có những Tỳ kheo không đạt được trí tuệ đó. Không biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm khiến cho dân chúng nhìn vào ngôn hạnh kém cỏi của các Tỳ kheo đó mà bất bình chỉ trích lây cả Tăng đoàn vừa làm mất uy tín Tăng đoàn, vừa khiến cho các cư sĩ tại gia tạo thành khẩu nghiệp nguy hiểm.

Như trường hợp chư Tăng xứ Kosambi, một số vị hiểu giáo pháp thì không đủ sức hiểu quy tắc, một số vị ưa thích quy tắc thì không hiểu giáo pháp. Cả hai tạo nên sự chia rẽ trầm trọng mà sự chia rẽ Tăng đoàn mới chính là sự tan vỡ của cả giáo pháp lẫn quy tắc luật nghi.

Bạch Thế Tôn, hôm nay huynh đệ chúng con kính thỉnh Thế Tôn tuyên bố thành lập hệ thống giới luật chính thức cho Tăng đoàn. Các quy tắc chuẩn mực sẽ không còn là vô hình, mặc nhiên nữa mà sẽ là một giỏ xách chính đi kèm bên cạnh giỏ xách của giáo pháp. Bên này là giỏ giáo pháp, bên này là giỏ giới luật. Hai giỏ xách này đồng hành tạo nên sức mạnh của Tăng đoàn muôn đời về sau.

Giới luật - một bầu trời lấp lánh những vì sao trí tuệ 2

Là người Phật tử rồi, ta nên tỉnh giác và dùng tâm từ của mình để nghiêm túc xem xét về vấn đề giới luật.

Bạch Thế Tôn, một Tỳ kheo còn non trẻ chưa hiểu việc gì nên làm, việc gì không nên làm thì hệ thống giới luật sẽ xác định rõ ngay từ đầu là việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Nhờ thế các Tỳ kheo trẻ sẽ an tâm sống trong Tăng đoàn, an tâm đi khất thực, an tâm tiếp xúc với cư sĩ vì biết rõ chuẩn mực rồi, không được phép làm sai quấy.

Bạch Thế Tôn, giáo pháp là sự khai mở, sự gợi ý và tùy theo năng lực trí tuệ riêng của mỗi người mà hiểu sâu cạn khác nhau. Tu càng lâu thì càng hiểu giáo pháp sâu xa dần. Không ai trách mắng một Tỳ kheo vì chưa đủ sức hiểu hết giáo pháp nhưng giới luật thì ngược lại. Giới luật là quy tắc sống, rõ ràng như hai với hai là bốn không được phép không hiểu và cũng không được phép làm khác đi. Giới luật có tính cưỡng bách, bắt buộc. Giáo pháp là sự tự giác, là sự dẫn dắt từ bi nhưng giới luật là khôn phép cứng rắn, lạnh lùng.

Các Tỳ kheo phải vừa học đạo lý từ bi nhưng cũng phải chấp nhận khuôn phép của Tăng đoàn để không được phép sống càn làm bậy.

Bạch Thế Tôn, huynh đệ chúng con kính thỉnh Thế Tôn mở bày giỏ giới luật cho muôn đời sau...

Trích tập 31 “Giới luật”, truyện tranh Đỉnh núi tuyết

Thượng tọa Thích Chân Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Bố thí cúng dường rồi, đừng sinh tâm hối tiếc

Kiến thức 16:22 22/04/2025

Hối hận hay sự truy hối của tâm là tính chất của tâm sở ố tác. Ố tác tức là đối với những việc đã làm, khi nhìn lại, nhớ lại, cảm thấy đáng ghét, đáng khinh, khả ố.

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Kiến thức 08:30 22/04/2025

Đức Phật khai thị một dạng thức chung nhất: Ác giả, ác báo. Nó không thiên vị một ai, không ngoại trừ một ai cả.

An tĩnh trước cơn giận

Kiến thức 10:00 13/04/2025

Đức Phật đưa ra dụ ngôn về một trận chiến giữa chư Thiên và loài A-tu-la. Trận chiến này xảy ra rất khốc liệt. Cuối cùng, chư Thiên thắng trận và loài A-tu-la bị đánh bại. Vua A-tu-la là Vepacitti bị bắt trói hai tay, hai chân và cổ, rồi dẫn đến trước vua của chư thiên là Sakka

Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất

Kiến thức 19:00 11/04/2025

Kinh Địa Tạng là bản kinh rất phổ biến của Phật giáo được truyền tụng hàng ngày. Dưới đây là cách, nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện các Phật tử có thể tham khảo.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo