Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/09/2024, 08:00 AM

Giữ giới giúp sống an vui và hạnh phúc

Hỏi: Nếu nói giữ giới có thể giúp cho ta hưởng được phước báu, ví dụ như phước báu giàu sang, thì tại sao chư vị Tỳ khưu giữ đến 227 giới mà không thấy quý Ngài giàu sang, trái lại còn phải đi khất thực?

458202259_481243288058481_2191125384006365926_n

Đáp:

Câu hỏi này cần phải chia ra làm nhiều đoạn giải thích cho dễ hiểu. Phạn ngữ "Bhoga" được dịch là tài sản hay là của cải có hai nghĩa là:

- Upabhoga, của cải là vật dụng.

- Paribhoga, của cải là vật thực.

Về phương diện thọ dụng có hai tính cách:

- Tạo của cải.

- Và dùng của cải đã có.

Mặc dầu thuộc loại một hay loại hai, hay là được tạo ra hoặc được sử dụng bằng cách nào, chung quy cứu cánh của tài sản (của cải) là phải đem lại sự an vui, thỏa thích và hạnh phúc đến cho con người.

Trên đời này có nhiều cách làm ra của cải, nhưng cũng không ngoài hai lối Thiện và Ác. Ðề cập đến sự Thiện ác, lành dữ, ta mới thấy điều lợi ích thực tiễn của sự trì giới. Thử hỏi, một người không biết giữ giới, hàng ngày tạo ra của cải tài sản bằng lối sát sinh, trộm cắp, lường gạt, tà dâm,v. v... mặc dầu có giàu sang chăng nữa thì người như vậy có hoàn toàn an vui, sung sướng không? Hay mãi lo âu sợ sệt, một ngày nào đó mưu mô thủ đoạn xảo trá của mình bị khám phá rồi sẽ bị truy tố, bắt bớ, giam cầm khổ thân. Người sống với một tâm trạng như vậy thật không yên vui chút nào.

Lại nữa, người không thông hiểu đạo đức, không giữ giới, thì không biết tham lam là tai hại, thường là người làm nô lệ cho lòng ham muốn vô bờ bến của mình. Khi có của cải nhiều rồi càng muốn cho có nhiều hơn nữa, vì lòng tham nên bao giờ cũng thấy thiếu thốn, rồi mãi chạy theo dục vọng, lo thu góp tài sản cho thật nhiều, không còn thì giờ, rảnh đâu mà an hưởng. Một đời sống như vậy, dù có của cải nhiều đến đâu cũng vô bổ vì nó không đem đến an vui và hạnh phúc bao giờ.

Sao bằng người trì giới biết chắc chắn là tài sản của cải của mình có đây là nhờ chính nghiệp, chính mạng, nên lúc nào tâm trí cũng thảnh thơi thỏa thích, yên vui và được hạnh phúc.

Cũng có thể hiểu câu nói trên dạy về quả báo của sự trì giới. Hiện tại được giàu sang là do nhờ từ trước đã có giữ giới. Do nhân giữ giới hiện tại, sau này sẽ được quả vui, có nhiều của cải. Nhưng ngay bây giờ người giữ giới trong sạch tinh nghiêm có lợi ích là được nhiều người khen ngợi yêu mến, tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ. Và người có giới như vậy sẽ được dễ dàng hành theo bốn pháp:

1. Siêng năng làm việc.

2. Biết cách giữ gìn tài sản của mình.

3. Có bạn lành.

4. Nuôi mạng chân chính.

Chính nhờ bốn pháp này mà làm cho con người trở nên khá giả nếu không nói là giàu có.

Tóm lại, trì giới là nhân, của cải là quả. Một người trì giới cho trong sạch dù chưa giàu sang nhưng cũng được an vui, hạnh phúc.

Còn như ông hỏi tại sao vị Tỳ khưu thọ 227 giới mà không có vị nào giàu sang, là tại vì ông chưa hiểu rõ giới hạnh, nguyện vọng và nhất là của cải hay tài sản của một vị xuất gia.

Trì giới đối với các Ngài cũng có nghĩa là tự nguyện từ bỏ của cải thế gian, các Ngài đã tỉnh ngộ. Ðối với các Ngài, vinh hoa phú quý tài sản danh vọng ở cõi trần gian này không khác nào miếng mồi thơm móc ở lưỡi câu. Người nào chạy theo bả danh lợi không khác nào cá đớp mồi. Càng nuốt vô sâu, càng bị lưỡi câu móc chắc vào miệng, vào bao tử thì càng thêm khổ.

Ðối với quý Ngài, tài sản ví như món thuốc độc có hòa vào một chút mật ong, khi mới nếm thì ngon thật đấy, nhưng khi đã thấm thuốc rồi thì sẽ biết chất độc ấy hành hạ thế nào. Người ham mê tài sản cũng vậy, khi được thì cũng vui thật, khi bị mất cũng như bị cháy, trôi hay bị người cướp giật thì mới thấy cái buồn thấm thía, hay biết rằng có người muốn cướp giật nhưng ta không thể nào giao cho họ được, chừng ấy mới thấy rõ của cải là chuốc thêm khổ. Khi các Ngài (Tỳ khưu) hiểu rõ thật như vậy, các Ngài càng thêm chán nản, ghê sợ, không vị nào dám mong cầu giàu sang phú quý bao giờ. Trái lại các Ngài lo hành pháp tri túc, tức là biết vừa đủ và giảm thiểu nhu cầu của mình đến mức tối thiểu, chỉ còn có Tam y và quả bát là của cải.

Giới hạnh cao quý nhất của các Ngài là càng xa lánh của cải chừng nào hay chừng ấy. Các Ngài có một nguyện vọng và xa lánh những gì mà người thế gian có, Ngài chỉ muốn một cuộc đời thanh bạch cho đúng câu "Hạnh phúc là thoát ly trần tục".

Nói thế không phải phủ nhận tất cả tài sản của cải của các bậc xuất gia. Chính nhờ các Ngài giữ giới hạnh thanh cao tinh khiết mà các Ngài được người đời và hàng thiện nam tín nữ tôn trọng lễ bái cúng dường. Các Ngài là phước điền của nhân loại. Vị nào trì giới được trong sạch tinh nghiêm thì suốt đời không sợ thiếu thốn Tứ vật dụng. Ðiều này cũng có thể gọi là tài sản vô tận của các Ngài.

Ngoài hai thứ vật chất kể trên, các Ngài còn có một tài sản thứ ba còn cao quí hơn, tuy khó nhận thấy được vì nó là vật vô hình, đó là duyên lành hay gọi là phước báu, hay cũng gọi là vật thực dành để ăn khi đi đến Niết bàn. Trong Tam giới này không có tài sản nào quý báu bằng quả phước thiện, người đi đường trong cõi Sa bà này phải mang theo. Nhưng của quý này khỏi phải mang gánh hay chở chuyên chi hết, mà chính nó chạy theo mình, đây mới là đặc điểm quý báu nhất khó mà có vật nào sánh bằng. Vì lý do này nên các bậc trí thức hay xuất gia chân chính bỏ cả cái giàu sang hạnh phúc cõi này để tạo cái hạnh phúc cao quý hơn. Các Ngài coi giới luật còn quý hơn mạng sống của mình.

Còn một điều nữa xin đừng hiểu lầm vì nghèo khổ mà các Ngài phải đi xin ăn. Trì bình khất thực là một hạnh cao thượng của các bậc xuất gia. Nếu nói vì nghèo quá nên mới đi xin? Vậy xưa kia Thái tử Siddhattha (Sĩ Ðạt Ta) xuất gia đi trì bình khất thực độ nhật cũng vì quá nghèo hay sao? Điều này là không đúng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành ở nhà có thể tự tại vãng sanh không?

Hỏi - Đáp 17:00 16/09/2024

Hỏi: Chúng con y theo giáo huấn của lão Pháp sư, lấy bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một câu Phật hiệu, mỗi ngày nghe giảng kinh 4 giờ, dùng phương pháp như vậy để học tập. Nhưng chúng con tự tu ở trong nhà, thiếu ngoại duyên đến chùa cộng tu, liệu có thể tự tại vãng sanh không?

Làm sao có thể hình dung ra cha khi con chưa từng gặp mặt?

Hỏi - Đáp 12:40 15/09/2024

Câu hỏi của một bạn trẻ: Làm sao con có thể hình dung ra cha của con khi con chưa bao giờ được gặp ông ấy?

Thai nhi hình thành trong 45 ngày có thể nạo phá không?

Hỏi - Đáp 10:46 15/09/2024

Hỏi: Có rất nhiều phụ nữ trong thiên hạ đều cho rằng, sau khi vừa phát hiện mình có thai liền hấp tấp tranh thủ trong 45 ngày vội vàng đem nó nạo bỏ. Bởi vì lúc ấy họ cho rằng 45 ngày nó còn chưa thành hình người cho nên không gọi đó là giết người, cách nghĩ kia của họ có đúng không?

Cư xử thế nào với người xấu?

Hỏi - Đáp 13:28 14/09/2024

Bạch Thầy. Người ta đối xử xấu với mình, mình có nên dùng cách đó để đáp trả lại không? Là đệ tử Phật, chúng ta không nên ăn miếng trả miếng. 

Xem thêm