Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/08/2019, 10:18 AM

Giữa đời vô thường, ta đang là ai?

Thời nay, mấy ai chịu nhàm chán thế gian, xuôi theo dòng đời đắm chìm trong mê muội, dành giật phiền não của người về làm gánh nặng cho bản thân, gây đau khổ cho người, tạo ác nghiệp cho mình… Thật đáng tiếc, kiếp này ta được làm người, được gặp Phật pháp tại sao không chịu sám nguyện và tu tâm sửa tính…

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Ở đời “biết đủ thường vui”, nhưng tâm ta tham lam lắm, bao nhiêu thì đủ, bao giờ niềm vui mới trọn vẹn và dài lâu? Ảnh minh họa

Ở đời “biết đủ thường vui”, nhưng tâm ta tham lam lắm, bao nhiêu thì đủ, bao giờ niềm vui mới trọn vẹn và dài lâu? Ảnh minh họa

Bài liên quan

Hàng ngày đối mặt với Cơm – Áo – Gạo – Tiền, mang đủ mọi lo toan chất lên vai, trăm vạn thứ muốn dù đạt được cũng chưa bao giờ thấy thỏa lòng, chân ta chạy ngược chạy xuôi, tay ta khua khoắng hết việc nọ sang việc kia, tâm trí ta cũng ngang dọc theo đó không biết mệt mỏi, cuối cùng thì… để làm gì? Để phục vụ cái thân vô thường này ư? Bon chen thật nhiều, gây bao nhiêu nghiệp cũng chỉ vì cái thân giả tạm này sao?

Ở đời “biết đủ thường vui”,  nhưng tâm ta tham lam lắm, bao nhiêu thì đủ, bao giờ niềm vui mới trọn vẹn và dài lâu? Quan niệm: sống là để hưởng thụ, nhưng than ôi ta thử làm một phép tính đơn giản xem sống là gì nào: giống như việc ta bỏ tiền ra mua pháo hoa về đốt chơi nhân dịp lễ gì đó, tiền kiếm ra mất bao công sức và thời gian, đốt pháo chỉ vui mắt, vui tai trong chốc lát, thoáng cái bầu trời lại tối đen như cũ và những âm thanh vui tai biến mất, tiền bạc ra đi một cách vô ích… nếu ta chợt nhận ra điều vô nghĩa đó thì mới mong có sự thay đổi.

Sống là để trả nghiệp, sống để làm lợi ích cho tha nhân, sống phải biết chọn con đường giải thoát là tất yếu.

Thời nay, mấy ai chịu nhàm chán thế gian, xuôi theo dòng đời đắm chìm trong mê muội, dành giật phiền não của người về làm gánh nặng cho bản thân, gây đau khổ cho người, tạo ác nghiệp cho mình… Thật đáng tiếc, kiếp này ta được làm người, được gặp Phật pháp tại sao không chịu sám nguyện và tu tâm sửa tính…

Nhanh hay chậm cũng không thể vượt ra khỏi quy luật của vũ trụ, chi bằng ta hãy dừng lại nghỉ ngơi một chút, tự thưởng cho mình giây phút tự tại giữa cái bộn bề, giữa vòng xoáy của cuộc đời thì phút dừng lại này sẽ giúp ta định hình lại mình là ai? Ảnh minh họa

Nhanh hay chậm cũng không thể vượt ra khỏi quy luật của vũ trụ, chi bằng ta hãy dừng lại nghỉ ngơi một chút, tự thưởng cho mình giây phút tự tại giữa cái bộn bề, giữa vòng xoáy của cuộc đời thì phút dừng lại này sẽ giúp ta định hình lại mình là ai? Ảnh minh họa

Bài liên quan

Đường về “chân tâm” thật chẳng dễ chút nào, bởi ta đã đi quá xa, mê man trong muôn kiếp. Nẻo chánh thật khó phân biệt khi tâm trí còn mê mờ, bản thân không giác ngộ chân lý thì lối đi của cuộc đời làm sao tránh khỏi luân hồi sinh tử. Phải chăng ta niệm Phật – tâm còn lăng xăng, ta lễ Phật – tâm chưa chí thành, ta cúng dường Tam bảo – tâm chưa hoan hỷ, ta phục vụ – chỉ nghĩ về lợi ích của bản thân, ta làm việc này – tâm để vào việc khác… cũng giống như khi ta nấu ăn nếu cho gia vị không phù hợp thì sẽ làm hỏng món ăn đó. Bởi thế nên tâm khó khai mở, trí tuệ khó phát sinh. Nếu làm việc gì cũng thư thả thì ta mới cảm nhận được cái thảnh thơi, có thảnh thơi mới có chỗ cho sự sáng tạo phát huy, từ sự sáng suốt đó hiệu quả công việc cũng cao hơn dự kiến.

Nhanh hay chậm cũng không thể vượt ra khỏi quy luật của vũ trụ, chi bằng ta hãy dừng lại nghỉ ngơi một chút, tự thưởng cho mình giây phút tự tại giữa cái bộn bề, giữa vòng xoáy của cuộc đời thì phút dừng lại này sẽ giúp ta định hình lại mình là ai? Mình đang làm gì? Được – Mất có ích gì? Và quyết định đi tiếp hay tìm một lối rẽ khác phù hợp với mình hơn chăng? Chỉ cần ta chịu dừng lại một chút, suy ngẫm một chút rồi dần dần trí tuệ sẽ đưa ta đến với con đường giải thoát, đó mới là chân hạnh phúc, sự an nhiên tự tại chỉ đến với ai biết dừng lại, tâm an lạc chính là Niết bàn.

Xin nhắn nhủ một lời chân thành, câu này tôi viết – dán lên tường để tự nhắc nhở mình: “Nếu đã kết duyên với Phật, xin hãy gác Kiếm.”

*BTB đã đặt lại Title

Nguồn: Tuyển tập Tri thức Phật giáo số 2, 2011

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm