Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/08/2022, 12:33 PM

Giúp người sau được đỗ đạt

Tôi đây tuy nghèo nhưng vẫn còn có thể tự sinh sống, sao có thể để cho cha con ông phải chia lìa? Ông mau mau mang tiền đến chuộc con về.” Nhưng người chủ đã mua đứa con lại không đồng ý cho chuộc lại...

Hoa Đình có người nho sĩ là Lý Đăng Doanh, nhà nghèo chỉ có 2 mẫu ruộng. Người thuê ruộng ấy bị bệnh nên ruộng bỏ hoang, buộc phải bán đứa con để có thể nộp tiền thuê ruộng cho Đăng Doanh. Đăng Doanh nghe biết chuyện động lòng thương, nói với người ấy: “Ông vì bị bệnh nên mới không cày ruộng được, chẳng có lỗi gì.

Tôi đây tuy nghèo nhưng vẫn còn có thể tự sinh sống, sao có thể để cho cha con ông phải chia lìa? Ông mau mau mang tiền đến chuộc con về.” Nhưng người chủ đã mua đứa con lại không đồng ý cho chuộc lại. Đăng Doanh liền nói: “Tôi chỉ là nhà nho nghèo túng mà còn có thể không lấy tiền thuê ruộng; nhà ấy giàu có ắt phải biết chuyện tu nhân tích đức, tôi sẽ vì ông mà đến đó thuyết phục.” Nói rồi cùng đi với người thuê ruộng đến nhà chủ đã mua đứa con, liền giúp chuộc được về, cha con đoàn tụ.

Thiện có thiện báo: Người thầy giáo hết lòng cứu người được phúc báo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người thuê ruộng cảm ơn đức ấy, ngày đêm thành tâm cầu trời khẩn Phật gia hộ cho Lý Đăng Doanh. Trong khoảng niên hiệu Khang Hy, vào năm Giáp Tý (1684), Lý Đăng Doanh trúng tuyển khoa thi Hương, sang năm Ất Sửu (1685) lại đỗ tiếp luôn kỳ thi Hội.

Xưa có Chư Cảnh Dương, mỗi lần nghe nhà tá điền có tang sự đều rơi nước mắt, lập tức xuất tiền giúp đỡ. Đinh Thanh Huệ Công đối đãi với tá điền làm ruộng của mình như tình cha con. Tiên sinh Lục Bình Tuyền mỗi năm đến ngày sinh nhật đều cho tá điền được giảm rất nhiều số thóc phải nộp, hoặc mỗi khi được thăng quan tiến chức, hoặc sinh con đẻ cháu, cũng đều có lệnh miễn tô cho tá điền.

Những tá điền thuê ruộng cảm ơn đức ấy của tiên sinh nên không khi nào để bê trễ, thiếu hụt các khoản phải nộp. Những điền chủ nhỏ nhen so tính từng ly từng tý với tá điền, trước mắt cứ ngỡ mình thu lợi được nhiều, đâu biết rằng trong chỗ mờ mịt kia còn có sự tính toán cực kỳ tinh vi chính xác của nhân quả, lẽ nào lại không vì thế mà dứt sạch đi bao phước lộc của họ? Xem lại như trường hợp của Lý Đăng Doanh, tuy trước mắt không thu số tiền tô của 2 mẫu ruộng mà về sau lại thu hoạch được quá nhiều hơn số ấy.

Trích An Sĩ Toàn Thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển thượng 

Tác giả: Chu An Sĩ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm