Thứ ba, 19/03/2019, 15:11 PM

Giúp người tính toán làm chi…

Hơn 4 năm nay, người nghèo ở quận Cái Răng (TP Cần Thơ), các bệnh nhân nghèo cùng thân nhân đang trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP Cần Thơ và các bệnh viện khác đã quá quen thuộc với việc nhận cơm, bún chay miễn phí vào các ngày 15, 29 (hoặc mùng 1 âm lịch hàng tháng) với lời động viên chân tình.

 >>Gieo mầm thiện

Ông Võ Văn Thế, hành nghề xe honda khách tại chợ nổi Cái Răng vui vẻ kể: “Mỗi tháng tôi đều được nhận bún hay cơm chay miễn phí. Mỗi phần tuy không nhiều tiền nhưng mang theo nhiều tấm lòng nhân ái chia sẻ một phần khó khăn cho người lao động, trong đó có tôi. Tôi rất cảm động và mang ơn”.

Người khởi xướng mô hình này là chị Hồ Thị Thu Oanh, 41 tuổi hiện ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng.

Bài liên quan

Chia sẻ về điều này, chị Oanh nói rất vui: “Hồi đó mình cũng khó khăn lắm, giờ đã ổn định nên đã nghĩ đến chuyện giúp đỡ người nghèo. Mới đó đã trên 4 năm rồi. Vui lắm khi thấy cơm, bún mình làm ra được bà con nghèo đón nhận nhiệt tình. Cạnh đó ngày càng có nhiều tình nguyện viên đến chung tay giúp mình về kinh phí, về các công đoạn nấu ăn, phân phát. Chúng tôi dự kiến sẽ tăng cường số lần nấu mỗi tháng và cả số lượng phân phát. Cực thêm nhưng vui và hạnh phúc vô cùng”.

Để có được những suất, cơm, bún nghĩa tình này,  Chị Oanh đã tự bỏ kinh phí gia đình cùng với sự tự nguyện đóng góp của nhiều tiểu thương mua bán tại chợ Cái Răng, từ những tấm lòng vàng trong và ngoài quận…Theo ước tính sơ bộ mỗi lần phát là 1.000 suất ( mỗi tháng 2 lần), mỗi suất trị giá 10.000 đồng, tính ra mỗi năm số tiền chị Oanh đã vận động lên trên 240.000.000 đồng để nấu những phần cơm, bún nghĩa tình này.

Em Phú Lộc Quang, 12 tuổi hành nghề bán vé số dạo tại phường Lê Bình xúc động kể: “Hơn 4 năm rồi cứ tới ngày rằm và 30, con lại tới nhà cô Oanh để nhận cơm, bún miễn phí cho con và mẹ. Đồ ăn ở đây nấu rất ngon. Cô Oanh còn dặn con sống trung thực, hiếu thảo với mẹ và sống tốt với mọi người xung quanh; cảnh giác với cái xấu xung quanh mình. Con rất mang ơn cô Oanh”.

Tiếng lành đồn xa. Ngày càng có nhiều người tìm đến mô hình này để ủng hộ vật chất lẫn tinh thần với mong muốn góp phần mình xoa dịu phần nào khó khăn cho người nghèo.

Chị Oanh đang phân phát bún chay cho trẻ em nghèo (ảnh chụp ngày 19/3/2019)

Chị Oanh đang phân phát bún chay cho trẻ em nghèo (ảnh chụp ngày 19/3/2019)

Mỗi lượt phát, tất cả thành viên tự nguyện đã có mặt từ 2 giờ sáng để tiến hành các công đoạn chế biến tại ngôi nhà trong hẻm số 5, khu vực Yên Thượng ( phường Lê Bình). Sau khi hoàn tất, đội ngũ TNV bắt đầu phân phát “ quà biếu” cho các tiểu thương, các mạnh thường quân tại khu vực chợ, sau đó là các điểm phân phát tập trung cho người lao động nghèo. Từ khoảng 10 trở đi, các TNV sẽ chuyển cơm, bún miễn phí đến các bệnh viện. Công việc tất bật là vậy nhưng nụ cười luôn nở trên môi của hàng chục TNV dưới sự điều hành của chị Oanh.

Bài liên quan

Anh Lê Quốc Thái, 43 tuổi người bạn đời của chị Oanh kể vui: “ Hồi đầu thấy “ bả” làm chuyện này tôi phản đối dữ lắm. Sau vài lần theo “ bả” phát cơm tôi thay đổi suy nghĩ của mình liền và trở thành TNV tích cực nhất. Hôm nào phát cơm, bún, tôi cũng tranh thủ làm tài xế “ miễn phí” để chở quà đi phân phát khắp nơi. Thấy người ta vui, mình cũng vui theo. Vợ chồng tôi còn dạy các con biết làm việc thiện, quan tâm giúp đỡ người nghèo xung quanh nữa đó”.

Không chỉ làm từ thiện tại địa bàn quận Cái Răng, TP Cần Thơ, chị Oanh còn thường xuyên thăm viếng, tặng quà cho trẻ em nghèo, người già neo đơn đang được nuôi dưỡng tại các chùa, các trung tâm bảo trợ xã hội, các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khi chúng tôi hỏi về số tiền làm việc nhân ái, chị Oanh trả lời rất vô tư: “ Giúp người ta mà tính toán làm chi. Tôi không có ghi chép sổ sách gì đâu. Còn địa phương kêu tôi báo cáo thành tích để khen thưởng tôi “né” liền. Làm từ thiện để giúp người thôi, khen thưởng làm chi cho nó “lu xu bu”. Sắp tới tôi sẽ mở rộng thêm nhiều hoạt động nhân ái trong khả năng cho phép của mình”. Chị Oanh khẳng định.

Theo quan điểm của Phật giáo: "Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không bị đi lạc"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm