Gợi ý mâm cơm chay đầy đủ cúng Rằm tháng Chạp, dễ làm tại nhà
Vào ngày Rằm tháng Chạp, các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến tổ tiên, tạ ơn các vị thần linh, cầu may mắn, an lành. Mâm cơm chay cúng Rằm tháng Chạp không cần cầu kỳ nhưng phải được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất.
Hãy khám phá thực đơn các món ngon dưới đây, giúp bạn làm mâm cơm cúng một cách đơn giản, hương vị ngon lành, sắp xếp mâm cúng với lòng thành kính nhất.
1. Bánh mì nhồi nấm đậu chiên giòn
Nguyên liệu:
• 1 chiếc bánh mì dài (hoặc 2- 3 ổ bánh mì). Nên chọn bánh nhỏ đặc ruột
• 3 miếng đậu nhỏ (200g)
• 5 cái nấm hương tươi (hoặc nấm hương khô ngâm mềm)
• Hạt tiêu
• Hạt nêm chay
Cách làm:
Đậu phụ bóp nhuyễn. Nấm rửa sạch, cắt thật nhỏ
Trộn đều các nguyên liệu: đậu, nấm với hạt nêm, hạt tiêu. Nhồi kỹ
Bánh mì cắt thành từng lát dày khoảng 3 - 4 cm. Lấy tay ấn nhẹ giữa lát bánh mì. Nhồi đậu vào từng lát bánh, ấn chặt để nhân dính kết với bánh mì
Cho bánh mì vào chiên vàng giòn 2 mặt. Khi ăn chấm với tương ớt
Lưu ý: Để đậu kết dính tốt, nên chọn đậu ngon mềm mịn, cho vào vải màn vắt hết nước hoặc để đậu trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm rồi mới chế biến.
2. Cải thảo xốt dầu hào
Nguyên liệu:
300g rau cải thảo2 mc dầu hào chay (nếu không có thì thay bằng nước tương)
Hạt nêm chay
2 mcf bột năng
Cách làm:
Cải thảo rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 5 cm
Luộc chín cải trong nước có bỏ chút muối và 1 xíu dầu ăn. Khi rau chín vớt ra đĩa (các bạn luộc chín tới sẽ ngon hơn)
Nước xốt: Pha dầu hào với 20 ml nước + bột năng + hạt nêm chay + 1 chút dầu ăn. Đổ hỗn hợp vào nồi đun sôi vài phút rồi rưới lên rau.
Các bạn làm nước xốt đậm đà một chút thì rau vừa ăn, không bị nhạt
3. Canh củ quả thập cẩm
Tận dụng nước luộc rau củ quả và các nguyên liệu của món trên, các bạn có thể nấu một nồi canh củ quả thập cẩm ngon mắt, bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
100g khoai tây 50g cà rốt
50g củ dền, bắp trái
50g bông cải xanh/trắng (súp lơ)
50g su su
Hạt nêm chay, muối (đường tùy thích)
Cách làm:
Tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, thái nhỏ như con xúc xắc
Cho lần lượt: củ dền, cà rốt, khoai tây vào nấu tới khi chín mềm. Nêm hạt nêm, muối vừa ăn
Cho tiếp các loại củ còn lại vào nấu chín
Rắc thêm 1 ít rau mùi và hạt tiêu nếu thích.
4. Đậu phụ non xốt nấm kim châm
Nguyên liệu:
• 150g đậu hũ non
• 100g nấm kim châm
• 1 mc nước tương (xì dầu)
• 3 mcf hạt nêm
• 1 mcf hạt tiêu
• 2 mcf bột năng
Cách làm:
Đậu hũ non để nguyên miếng, trụng qua nước sôi, sau đó đặt lên đĩa sâu, lấy dao cắt miếng dày cỡ 1.5 - 2 cm
Nấm kim châm cắt bỏ chân, rửa nhanh qua nước muối pha loãng, rồi cắt ngắn khoảng 2 cm.
Cho nấm vào xào cùng nước tương, hạt nêm khoảng 5 - 7 phút.
Thêm bột năng (đã hoà cùng 30ml nước) để tạo độ sánh. Chờ nấm sôi lại thì tắt bếp, rưới xốt lên đậu.
5. Nấm bào ngư hấp sả chấm mắm gừng
Nguyên liệu:
300g nấm bào ngư (nấm sò)
3 cây sả
Nước mắm chay, muối
Gừng, quất (tắc), ớt, đường; lá chanh
Cách làm:
Củ sả rửa sạch, phần non thái mỏng chéo, phần già đập dập xếp vào đĩa. Đặt vào xửng hấp
Khi xửng hấp đã nóng, cho nấm vào đĩa, thêm sả và lá chanh, rắc thêm 1 xíu muối.
Đậy vung, hấp khoảng 10 phút, nấm chín tới thì lấy ra khỏi xửng. Khi ăn chấm với nước mắm gừng
Pha nước chấm: Nước mắm chay + đường + trái tắc + gừng đập dập + ớt + lá chanh thái sợi
Lưu ý: Các bạn có thể dùng nấm bào ngư trắng nhưng bào ngư nâu sẽ ngon hơn. Nên mua nấm thật tươi thì sẽ giòn ngọt, nấm để lâu sẽ có mùi ngái ăn không ngon.
6. Nấm đùi gà kho gừng
Nguyên liệu:
300g nấm đùi gà
4 mc nước tương
1 ít gừng tươi, ớt tươi
2 mcf đường
Cách làm:
Gừng gọt vỏ, xắt sợi cùng ớt
Nấm đùi gà cắt miếng vừa ăn
Chiên nấm với lửa to thì nấm sẽ không bị ra nhiều nước. Khi nấm hơi vàng thì vớt ra đĩa
Cho một chút dầu ăn vào nồi, phi gừng lên cho thơm. Tiếp theo cho nước tương, đường, ớt vào chưng cho hơi sánh lại.
Sau đó, cho nấm vào đảo đều khoảng 5 - 10 phút. Thêm tiêu vào đảo đều rồi tắt bếp
7. Xôi nấm
Nguyên liệu:
Gạo nếp
Nấm đông cô tươi hoặc nấm hương khô đã ngâm mềm
Nước tương
Hạt nêm chay, hạt tiêu
Cách làm:
Món này chúng ta có thể dùng nồi cơm điện nấu nên không cần ngâm gạo lâu, chỉ cần ngâm gạo khoảng 30 phút rồi nấu. Các bạn có thể chọn cách hấp bằng xửng hấp.
Gạo vo sạch, để ráo khoảng 20 - 30 phút rồi cho vào nồi cơm điện, đổ nước xăm xắp mặt gạo, cho thêm 1 ít muối. Bật nấc nấu cơm (tuỳ vào loại gạo để tăng giảm lượng nước).
Nấm rửa sạch, cắt nhỏ như hạt lựu
Cho nấm vào xào với nước mắm chay, nước tương, hạt nêm. Xào lửa vừa khoảng 10 phút. Các nguyên liệu khô 1 chút thì tắt bếp. Cho nấm ra đĩa hay tô.
Khi xôi chín thì cho nấm vào trộn đều lên sau đó bật nấc nấu thêm 10 phút nữa là được
Món này có thể để nguội, khi ăn hấp lại một lần nữa thì sẽ ngon hơn.
Văn khấn (cúng) rằm tháng Chạp tại gia chuẩn nhất, đúng nghi lễ thờ cúng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ăn chay tốt cho sức khỏe ra sao?
Thuần chay 11:21 25/11/2024Nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, trong đó có đem đến lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát chỉ số cholesterol.
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Thuần chay 16:50 22/11/2024Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.
Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe
Thuần chay 13:30 21/11/2024Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.
7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe
Thuần chay 16:40 20/11/2024Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.
Xem thêm