Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/04/2020, 15:50 PM

Gương sáng 40 năm đi tìm đồng đội 

Ở Thừa Thiên Huế, có một người thương binh, cựu chiến binh đã lặng lẽ đi tìm hài cốt đồng đội suốt 40 năm qua đó là thương binh 3/4, Cựu chiến binh Mai Xuân Lụa (phường Hương Chữ - TX Hương Trà - TT Huế).

Thiện nguyện bằng cả tấm lòng của nhóm sinh viên Sài Gòn

Chiến tranh đi qua đã 45 năm nhưng nỗi đau do mất người thân trên khắp các chiến trường vẫn còn hiện diện trong hàng trăm ngàn gia đình Việt Nam cho đến ngày nay.

Ở Thừa Thiên Huế, có một người thương binh, cựu chiến binh đã lặng lẽ đi tìm hài cốt đồng đội suốt 40 năm qua như một hành động tri ân những người đã ngã xuống vì nghĩa lớn và góp phần xoa dịu nỗi đau thời hậu chiến của những gia đình liệt sĩ. Đó là thương binh 3/4, Cựu chiến binh (CCB) Mai Xuân Lụa (phường Hương Chữ - TX Hương Trà - TT Huế).

Thương binh - Cựu Chiến binh Mai Xuân Lụa.

Thương binh - Cựu Chiến binh Mai Xuân Lụa.

Phường Tứ Hạ (TX Hương Trà) là khu vực này đã từng là một giao thông hào nơi các chiến sĩ của ta tập kết để đánh vào đồn Tứ Hạ thuộc Trung đoàn 3 của địch. Đây cũng là nơi rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh. Ông Mai Xuân Lụa, một cựu chiến binh giàu tâm huyết đã tìm ra nơi các anh yên nghỉ nơi đây.

Ông Mai Xuân Lụa, tâm sự: “Tôi tham gia cách mạng năm 1968. Chúng tôi cũng đã từng dẫn anh em bộ đội đi đánh, về lấy gạo, làm công tác cơ sở. Chúng tôi cũng biết một số anh em đã hy sinh nên sau khi hòa bình lập lại thì chúng tôi cố gắng đi tìm kiếm đưa các anh về gia đình, về nghĩa trang liệt sĩ”.

Bước chân của người thương binh hạng 3/4 Mai Xuân Lụa vẫn còn bền bĩ đi qua những vùng rừng thời hậu chiến. Nơi đã từng là chiến địa ác liệt thì nay đã là đường sá, cầu cống, nhà cửa. Đâu đó nơi vùng ven đô thị xã Hương Trà này, những đồng đội của người cựu chiến binh hơn 70 tuổi vẫn còn nằm lại.

Cựu chiến binh phật tử hưởng ứng phong trào Tôi yêu Tổ quốc Việt Nam

Cách đây 3 năm, mô đất này (đường Kim Trà - P. Tứ Hạ) là nơi ông Mai Xuân Lụa tìm ra hài cốt liệt sĩ Trần Văn Bòng (quê Đô Lương, Nghệ An). Ông Lụa tìm ra dựa vào trí nhớ và cả linh tính. Chính tay ông đã đưa hài cốt liệt sĩ Bòng về với gia đình. Ông Mai Xuân Lụa, bồi hồi nhớ lại: “Họ đã ngã xuống cho quê hương chúng ta, dành lại độc lập tự do cho đất nước, mới có ngày hôm nay. Từ đó chúng tôi suy nghĩ ngày đêm, chúng tôi biết ở đâu thì chúng tôi đi đến đó để tích cực tham gia tìm kiếm để sớm đưa các anh về với đất mẹ”.

Đa số các liệt sĩ còn nằm lại ở chiến trường vùng ven phía Bắc thành phố Huế này đều hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Là tiểu đội trưởng du kích dân quân xã ở thời điểm đó nên ông Lụa nhớ rất nhiều các địa điểm hy sinh của đồng đội quanh cứ điểm An Hòa và đồn Hương Chữ. Nỗi ám ảnh khôn nguôi về đồng đội nằm lại nơi đồng không mông quạnh cứ thôi thúc ông lên đường. Từ những năm 1980 đến nay, ông đã tìm được hơn 120 hài cốt liệt sĩ có quê quán ở Nam Định, Gia Lai, Hưng Yên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Đặc biệt nhất là lần tìm kiếm kéo dài suốt hai năm để xác định được 16 bộ hài cốt chiến sĩ đặc công bên dưới một ruộng lúa ở Hương Trà.

Trong thời gian đến người thương binh, cựu chiến binh hơn 50 năm tuổi Đảng Mai Xuân Lụa lại ấp ủ kế hoạch lên đường vào những vùng rừng xa xôi phía Tây Bắc Hương Trà vì nơi ấy vẫn còn những đồng đội của ông chưa trở về.

Trong thời gian đến người thương binh, cựu chiến binh hơn 50 năm tuổi Đảng Mai Xuân Lụa lại ấp ủ kế hoạch lên đường vào những vùng rừng xa xôi phía Tây Bắc Hương Trà vì nơi ấy vẫn còn những đồng đội của ông chưa trở về.

Trung tá Hồ Đắc Quốc - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự thị xã Hương Trà: “Khi đi đến các địa điểm như Khe Trái, Khe Rờn, Khe Mè Tré hoặc là đến các địa danh mà trước đây các đơn vị quân đội đã đóng thì đồng chí Mai Xuân Lụa rất tích cực trong việc tìm kiếm và tri ân đồng đội đồng chí của mình”.

Ông Hoàng Tú Nam - Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh - xã hội thị xã Hương Trà, cho biết: “Thương binh, cựu chiến binh già Mai Xuân Lụa rất tâm huyết rất có tâm huyết với công tác tìm kiếm mộ liệt sĩ. Những người hy sinh đã từng là đồng đội chiến đấu hay người không cùng đơn vị cũng được ông tìm kiếm với tất cả trách nhiệm”.

Trong thời gian đến người thương binh, cựu chiến binh hơn 50 năm tuổi Đảng Mai Xuân Lụa lại ấp ủ kế hoạch lên đường vào những vùng rừng xa xôi phía Tây Bắc Hương Trà vì nơi ấy vẫn còn những đồng đội của ông chưa trở về. Với tinh thần quyết tâm hết mình vì việc nghĩa, ông tin tưởng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình.

Hàn Quốc: Cựu chiến binh Mỹ và Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm