Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/01/2019, 07:00 AM

Hài cốt Thầy trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm được đưa về sau hơn 70 năm lưu lạc

Dù bị thực dân Pháp dùng nhục hình tra tấn dã man và hành hình nhưng người chiến sỹ cách mạng kiên trung, liệt sỹ Thích Thanh Tân, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) không để lộ một dòng thông tin. Sau hơn 70 năm lưu lạc, hài cốt liệt sỹ đã được rước và truy điệu trang trọng tại chùa Vĩnh Nghiêm.

>TIN TỨC

Vừa qua, vào tháng 9/2018, tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang trọng thể tổ chức Lễ truy điệu liệt sỹ Thích Thanh Tân.

Liệt sỹ Thích Thanh Tân có tên tục là Nguyễn Bá Thế (SN 1883), quê quán thôn Quế Tân,  xã Quế Tân,  huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Liệt sỹ Thích Thanh Tân sinh ra trong một gia đình nho giáo có truyền thống cách mạng. Năm 15 tuổi, thầy được mẹ đưa lên chùa Vĩnh Nghiêm tu học, đến năm 1939, thầy được cử làm Trưởng chốn tổ Trúc Lâm Vĩnh Nghiêm.

Lễ rước hài cốt liệt sỹ Thích Thanh Tâm được tổ chức trang trọng.

Lễ rước hài cốt liệt sỹ Thích Thanh Tâm được tổ chức trang trọng.

Trong thời gian tu tại chùa, thầy đã sớm hoạt động cách mạng. Thầy tham gia thành lập Uỷ ban Việt Minh liên Việt, trụ sở tại chùa Nội Bò (xã Đức Giang, Yên Dũng, Bắc Giang). Thầy tích cực vận động nhân dân chống Pháp, tham gia vào nhiều phong trào cứu đói, chữa bệnh cho nhân dân và trực tiếp tham gia nhiều trận chặn đánh càn quét của thực dân Pháp như: Đánh bốt Chợ Xa tại xã Thái Đào (Bắc Giang), Bốt Nam Tào tại huyện Chí Linh (Hải Dương).

Năm 1944, thầy được bầu giữ chức Chủ tịch Hội phật giáo Bắc kỳ. Tháng 12 năm 1946 thầy được bầu giữ chức Chủ tịch Hội phật giáo cứu quốc Bắc Kỳ. Ông đã kêu gọi, dìu dắt nhiều nhà sư tham gia hoạt động kháng chiến, thành lập Đội du kích Phật giáo.

Liệt sỹ Thích Thanh Tâm đã được an táng tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Liệt sỹ Thích Thanh Tâm đã được an táng tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Đêm ngày 24 tháng 9 năm 1947, thực dân Pháp đã đưa 300 binh lính bao vây chùa Nội Bò và bắt được thầy. Khi bị bắt, trên người thầy còn giữ nhiều giấy tờ bí mật phục vụ kháng chiến, có thẻ Việt Minh và thẻ Đảng. Giặc Pháp dùng nhục hình tra tấn để ép thầy khai hoạt động của tổ chức. Nhưng với lòng yêu nước kiên trung và sự dũng cảm của người chiến sỹ cách mạng, ông đã kiên quyết không khai. Đến ngày mùng 7 tháng 12 âm lịch năm 1947, giặc Pháp đưa thầy ra ngã ba Phượng Nhãn hành hình.

Sau khi thầy hy sinh, gia đình cùng các nhà sư đã tổ chức tìm kiếm thi hài trong nhiều năm nhưng không có kết quả. Đến ngày 10/12/2011 qua tìm kiếm, xác minh đã xác định hài cốt của thầy hiện đang nằm trong lòng đê đoạn bị vỡ năm 1971 thuộc thôn Nam Sơn, xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Gia đình, con cháu cùng Giáo hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang đã kết hợp với chính quyền địa phương, ban quản lý thôn Nam Sơn, xã Đồng Phúc tổ chức khai quật tìm được hài cốt của thầy.

Ngày 26/7/2018, thầy đã được Đảng và nhà nước truy tặng Bằng tổ Quốc ghi công.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm