Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 24/10/2022, 11:35 AM

Hai hạng người đến chùa

Đây là bài học giá trị dành cho tất cả những người đệ tử Phật, không luận là xuất gia hay tại gia được đức Phật dạy trong kinh Thiện pháp, nhất là các vị có trách nhiệm giáo hóa đồ chúng tại các chùa viện nên suy nghĩ kỹ.

Audio

Làm thế nào để những Phật tử cư sĩ, thiện nam tín nữ đến chùa có lợi ích nhiều hơn. 

Đây là bài học giá trị dành cho tất cả những người đệ tử Phật, không luận là xuất gia hay tại gia được đức Phật dạy trong kinh Thiện pháp, nhất là các vị có trách nhiệm giáo hóa đồ chúng tại các chùa viện nên suy nghĩ kỹ. 

Thông thường những thiện nam tín nữ cư sĩ Phật tử đến chùa viện có các hạng sau: 

Những vị trú trì, tri sự, tri khách phải biết rõ có hai hạng người đến chùa: 1 là có niềm tin và 2 là không có niềm tin với Tam Bảo. Người có tín là hơn, người bất tín Tam Bảo là kém.

Người có niềm tin với Tam Bảo lại có hai hạng: thường đến gặp chư Tăng, tỳ kheo, trú trì và không thường đến gặp chư Tăng, tỳ kheo, trú trì

Người đến gặp thấy tỳ kheo là hơn, người không thường đến gặp tỳ kheo là kém.

Người thường đến gặp các vị tỳ kheo trú trì lại có hai hạng: là có tâm lễ kính và không có lễ kính. Người có tâm lễ kính là hơn; người không lễ kính là kém.

Người có lễ kính lại có hai hạng: có học hỏi kinh điển và không học hỏi kinh điển. Người có hỏi kinh là hơn, người không hỏi kinh là kém.

Người Phật tử đến chùa bằng cái tâm nào?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người có hỏi kinh lại có hai hạng: là nhất tâm nghe kinh và không nhất tâm nghe kinh. Người nhất tâm nghe kinh là hơn, người không nhất tâm nghe kinh là kém. Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì thực hành Phật pháp và nghe rồi không chịu thọ trì thực hành Phật pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.

Người nghe rồi thọ trì pháp lại có hai hạng: nghe pháp có chiêm nghiệm, quán sát suy nghĩ nghĩa lý của kinh và nghe pháp mà không chịu tư duy quán sát nghĩa lý. Người nghe pháp có tư duy quán sát nghĩa là hơn, người nghe pháp không tư duy quán sát nghĩa là kém.

Hạng nghe pháp suy tư quán sát nghĩa lý lại có hai: biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp; và hạng không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, không tùy thuận pháp và không thực hành đúng như pháp. Người biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp là hơn; người không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, không tùy thuận pháp, không thực hành đúng như pháp là thấp kém.

Hạng biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành như pháp lại có hai hạng: Tự làm ích lợi cho mình và cũng làm ích lợi cho người khác, làm ích lợi cho mọi người, cho Phật pháp xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người; và hạng không tự làm lợi ích cho mình và cũng không làm lợi ích cho người, không xót thương thế gian không cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người.

Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người, làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn và khoái lạc cho trời người. Người ấy là bậc nhất là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quý, là tuyệt diệu giữa hàng vạn, hàng triệu, hàng tỉ người khác

Những điều được trình bày trên đây giúp cho các vị có trách vụ giáo hóa tại các cơ sở chùa viện nhận biết được những người đến chùa quy y Tam Bảo thuộc thành phần nào nên khuyến khích, thành phần nào nên chỉ bảo hướng dẫn kỹ hơn để hoằng dương chánh pháp, phước lợi chúng sanh

Các phật tử, cư sĩ đến chùa cũng biết mình nên có lòng kính tin Tam Bảo, thân cận gần gũi chư Tăng Ni đức hạnh, hộ trì Phật pháp, học hỏi kinh điển, thực hành lời Phật dạy, chia sẻ Phật pháp tình thương đến mọi người để Phật pháp lưu bố rộng ra làm ích lợi muôn loài chúng sanh mới là tốt, là có ích cho bản thân và Phật pháp đúng tinh thần của Phật

Hi vọng các phật tử trong các đạo tràng nói chung, đạo tràng Minh Trần nói riêng sẽ thực hành theo lời dạy của Phật, để đời sống ngày càng tốt hơn, đến chùa có ích hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người niệm Phật phải biết rõ tất cả sắc tướng đều như huyễn

Kiến thức 19:00 16/05/2024

Cho đến các vị tu mà còn đắm ưa chuỗi tốt; tượng đẹp, hoặc cảnh giới lành, cũng thuộc về tâm tham nhiễm. Phải nên xem đó là những phương tiện, hoặc cảnh nhân duyên như huyễn, chớ sanh lòng tham trước.

Đau khổ có nguyên nhân là tham ái

Kiến thức 16:42 16/05/2024

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh.

Người cư sĩ có 6 nghề không nên làm

Kiến thức 15:26 16/05/2024

Trong kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật đã ngăn cấm người cư sĩ không nên hành sáu nghề ác, vì sáu nghề này không phù hợp với tâm từ bi của Đạo Phật. Sáu nghề ác đó như sau:

Hãy giữ tâm trí thanh tịnh

Kiến thức 15:03 16/05/2024

Đức Phật khuyên chúng ta trên bước đường tu cần phải tịnh hóa tự tâm; tâm này là tâm sở. Tâm của chúng ta có hai loại: tâm vương và tâm sở. Chính tâm sở mới gây ra nhiều việc rắc rối, khổ đau cho con người.

Xem thêm