Người Phật tử đến chùa bằng cái tâm nào?
Đức Phật đã từng dạy tứ chúng rằng tâm chúng sanh nói phức tạp thì nó phức tạp vô cùng, mà nói đơn giản thì nó cũng đơn giản vô cùng. Phức tạp ở chỗ tâm là cái gì không ai thấy, không ai biết. Nó không lớn, không nhỏ, không dài, không ngắn.
Tâm ở trong ta hay ở ngoài ta, chỉ có chư Phật mới hiểu nỗi. Thế nhưng không một tạo tác nào ở trên cõi đời nầy mà không do tâm gây ra. Tuy nhiên, nó đơn giản ở chỗ trên đời nầy chỉ có hay thứ tâm: Từ và Tà.
Người Phật tử đến chùa cũng chỉ duy với hai thứ tâm nầy mà thôi, hoặc từ hoặc tà. Cho dù đến chùa với cái tâm nào đi nữa, trong một chút chiều sâu tâm hồn, họ vẫn muốn tìm hình ảnh một vị Phật, chân lý, hướng thượng, phục thiện, hoặc giả họ cũng muốn tìm cách vén bức màn vô minh tăm tối để thấy được chơn tâm. Có nhiều người bắt chước Đức Từ Phụ mà cắt ái ly gia, hy sinh thân thế, gia đình, tiền bạc, danh vọng... những mong cải thiện cuộc sống, hoặc xa hơn nữa, là tìm lại cái Phật tánh mà mình đã một lần dại dột bỏ quên. Hoặc có người đến chùa vì đau khổ não phiền, vì mất người thân yêu, mất địa vị, mất việc, hoặc vì sự độc ác của người đời mà ra nông nỗi. Hoặc có người vì muốn tìm tòi tham biện Phật kinh mà đến chùa...
Tại sao người nữ đi chùa nhiều hơn người nam?
Phật dạy dù đến chùa với bất cứ lý do gì cũng nên, miễn sao người ấy đến chùa với cái tâm từ, chứ không phải là tâm ác. Trong Kinh Thiện Ác Nhân Quả, Phật dạy: "Người đến chùa với cái tâm từ, hễ thấy Phật thì lễ bái, thỉnh kinh hỏi nghĩa và thọ giới sám hối, bỏ công bỏ của ra xây đắp chùa chiền, kiến lập Tam Bảo và hộ trì chánh pháp. Những người như thế, từng bước chân đi là sen nở· trong lòng họ và lòng người. Những người như thế, đi đâu đến đâu, ai cũng quí mến. Ngược lại, những kẻ đến chùa không phải với cái tâm từ, lúc nào cũng chờ chực hoặc mượn, hoặc ăn cắp của Tam Bảo, của đàn na tín thí, vạch lá tìm sâu, chủ chuyên phá hoại Tam Bảo, hoặc ăn của tăng ni không còn hổ thẹn chi cả. Đã thế mà họ còn tìm coi cái nào có thể mang về nhà được là sẳn sàng hạ thủ. Những người như vậy, từng bước chân đi là từng bước họ đi gần về địa ngục." Phật tử chân chánh nên luôn nhớ lời Phật dạy để nếu không làm được một đại hóa chủ, xây cất chùa tháp hoặc tịnh xá, cũng ít nhất làm được một cái gì phụ lực với quý sư hoằng hóa, ít nhất cũng giúp quý sư trùng tu Tam Bảo và Phật pháp, chứ không tới chùa vấn nan đạo pháp với quý sư và làm mất đi sự trang nghiêm thanh tịnh của Tam Bảo.
Xin hãy thầm thầm mà tiến tu, thầm thầm mà đến chùa giúp quý thầy. Quý thầy cần gì mà ta giúp được, xin giúp một cách tận tình tận lực. Xin hãy đến chùa và làm bất cứ gì mình có thể làm được với cái từ tâm, từ quét chùa, nấu nướng, đến in kinh dịch sách... ấy là những tấm lòng từ rãi khắp vô cùng rộng lớn, ấy là những con người thật cao đẹp. Những người ấy đang làm gì nếu không là đang hành trì chánh pháp một cách rốt ráo? Hành trì Phật pháp là như vậy đó, chứ không phải dùng đến những tư tưởng cao siêu vĩ đại, hoặc phải cần đến những tài năng xuất chúng.
Hành trì Phật pháp là đi thẳng vào chùa, xoắn tay áo lên mà rửa chén phụ với các sư cô, quét chùa phụ với chú tiểu, in kinh hoằng pháp phụ với quý thầy, hoặc soạn sách giúp cho quý huynh trưởng hướng dẫn con em gia đình Phật tử... Phật pháp là như vậy đó, chứ không phải là những lý thuyết suông, hoặc một mớ danh từ trừu tượng trống rỗng, rắc rối hoặc mờ mờ ảo ảo. Phật pháp là như vậy đó, là thiết thực, là đi thẳng vào thực hành. Hỡi những người con Phật, hỡi những ai mong muốn tiến tu giải thoát, hãy đến chùa với cái tâm từ và hành động thực tiển. Được như vậy, chúng ta mới có cơ thoát ra khỏi vũng lầy Ta Bà và tiến lần về cõi giác ngộ và giải thoát của vô sanh. Hãy cố gắng lên hỡi những người con Phật! Tất cả chúng ta đều làm được điều ấy mà!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm