Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/02/2020, 07:58 AM

Hạn chế của tư duy chính niệm trong Phật giáo với nhân sinh

Hạn chế của Tư duy chính niệm là một khái niệm khó nhận thức, khó tiếp thu, khó ứng dụng đối với người mới tiếp cận, kể cả nhiều người đã tu tập lâu không đủ duyên cũng khó bề hiểu cặn kẽ. Nếu không đến nơi cho mình là giác ngộ hành đạo bừa bãi ảnh hưởng tới đạo pháp và dân tộc.

> Vai trò của Chánh niệm trong quá trình tu tập

Tác dụng hay ý nghĩa của tư duy chính niệm ảnh hưởng tích cực tới đời sống con người nói chung. Người xưa nói, sai một li đi vạn dặm. Sai ở đây là sai về tư duy chính niệm, dẫn tới hành động sai kết quả xấu khó lường. Trong cuộc sống mà chúng ta đang sống, với thời đại công nghiệp 4.0, con người phải đối mặt với nhiều thử thách khó khăn: làm thể nào để kích cầu kinh tế phát triển, làm thế nào để ổn định văn hóa xã hội, làm thế nào để có hạnh phúc gia đình? Đó là những vấn đề cần đặt ra, là trách nhiệm chung của con người trên thế giới.

Tác dụng hay ý nghĩa của tư duy chính niệm ảnh hưởng tích cực tới đời sống con người nói chung.

Tác dụng hay ý nghĩa của tư duy chính niệm ảnh hưởng tích cực tới đời sống con người nói chung.

Tư duy chính niệm với người tu hành theo Phật giáo, cần có một bổn phận trách nhiệm duy trì, “trụ pháp vương gia trì Như Lai tạng”, ở trong nhà của Phật thì phải tư duy chính niệm cho thông tỏ mọi lý lẽ mới có thể tự độ, giác tha, giác hạnh viên mãn. Theo đức Phật mọi pháp luôn liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau. Do vậy chúng ta không nên cố chấp, không nên chia rẽ, miệt thị tư tưởng này tốt tư tưởng kia không tốt dẫn đến bất đồng quan điểm về nhận thức mà chuộc lợi về mình dẫn tới mâu thuẫn chiến tranh, khổ đau cho nhau. Người tu hành cần chất tu sáng, có khái niệm rõ ràng về tư duy chính niệm: tư duy là suy nghĩ, thiền định, định tâm tại một điểm, biết điểm đó là chân thật tính, là chân thật đạo đức, là do duyên sinh, thực tính vốn là không tính, dựa vào đó mà tĩnh được tâm, sinh trí tuệ, tâm thanh thản, ý nghĩ làm lành mới có thể dẫn tới thân tâm tự tại. Trần Nhân Tông đã giải thích về tư duy chính niệm rất quan trọng, tu không chính niệm thì ắt bị quả báo, xuất gia tại gia quả không sai khác:

“Miệng như bồn huyết chê bai Phật,

Răng tựa cây gươm bổ cửa Thiền

Một sớm chết rồi sa địa ngục

Nực cười “Bồ tát” niệm huyên thiên”.

Tư duy chính niệm với người tu hành theo Phật giáo, cần có một bổn phận trách nhiệm duy trì, “trụ pháp vương gia trì Như Lai tạng”, ở trong nhà của Phật thì phải tư duy chính niệm cho thông tỏ mọi lý lẽ mới có thể tự độ, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Tư duy chính niệm với người tu hành theo Phật giáo, cần có một bổn phận trách nhiệm duy trì, “trụ pháp vương gia trì Như Lai tạng”, ở trong nhà của Phật thì phải tư duy chính niệm cho thông tỏ mọi lý lẽ mới có thể tự độ, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Người tu hành chính niệm tư duy chính niệm rõ ràng, khi khởi ra vấn đề gì người đó thực hành theo chính niệm đó, người đó kiểm tra lại bằng sự hiểu biết của mình, kiểm tra lại thông qua người khác, cứ làm như thế sẽ hạn chế được sự sai lầm, niềm đau. Ví dụ một văn bản của một tổ chức khoa học nào đó, nếu chúng ta không ứng dụng tư duy chính niệm, không kiểm tra đi kiểm tra lại, không kế thừa tiếp thu sửa đổi thì chúng ta sẽ dễ bị sai lầm. Vừa qua tôi có nghe thông tin một nhà khoa học nữ nước ngoài đang nghiên cứu cá sấu, bị chính cá sấu ăn thịt. Việc làm nào cũng ẩu như thế thì ta đều bị thất bại.

Tại sao thế, vì quá trình tư duy chính niệm diễn ra hai quá trình, tư duy chính niệm trong tâm thật và tư duy chính niệm biểu hiện hành động tâm giả tạo có phần sai biệt, ý thức và thực hành. Có khi cùng có khi khác, bởi thế chúng ta cần tư duy chính niệm kỹ lưỡng để dung thông mọi pháp qua triết lý Tính Không để ứng dụng vào cuộc sống tu hành có kết quả tốt đẹp. Người tu hành dung thông được tư duy chính niệm trong thiền định sẽ điều khiển được oai nghi tế hạnh của mình, trao đổi chia sẻ tam học “giới - định - tuệ” dung thông, bình đẳng, quán chiếu biết rõ “Tham – sân – si” là vô ngã, nên không cố chấp sẽ tự tại trong mọi hoàn cảnh, tiến tới quả vị là Phật, Bồ tát phương tiện giúp đỡ chúng sinh biết khổ vui.

Theo đức Phật mọi pháp luôn liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau.

Theo đức Phật mọi pháp luôn liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau.

Tư duy chính niệm ảnh hưởng tới nhà nghiên cứu khoa học: Tư duy chính niệm giúp cho nhà khoa học có thể thực tập, có thể nghiên cứu nhận thức mục tiêu dễ dành, khả năng sẽ đạt được, vấn đề một cách chuẩn xác hơn. Bởi vì Phật thuyết vạn pháp do duyên sinh, vạn pháp do duyên chuyển, đủ duyên thì thành, sự việc không có cố định, trơ trơ. Nếu một nhà khoa học nào mà chỉ tìm tòi trích cú tầm chương, không chiêm nghiệm, không thực hành thiền định, không quán chiếu theo triết lý duyên sinh thì không thể nào đạt được mục đích, không thể nào có sự an lạc, hạnh phúc như người Phật tử.

Một triết gia Rơ-nê Đề-các (1596-1650) từng nói, “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”, do vậy tư duy là quan trọng, đúng lại quan trọng hơn nhiều. Tư duy chính niệm giúp cho nhà khoa học gần gũi được với thế giới, với chúng sinh, tiếp cận bằng lòng chân chính liên hệ trực tiếp, gián tiếp với vũ trụ hiện thực này. Do vậy, làm khoa học, nhà khoa học có thể giải quyết được mọi việc trong cuộc sống đem lại bình an cho con người, thế giới.

Chúng ta không nên cố chấp, không nên chia rẽ, miệt thị tư tưởng này tốt tư tưởng kia không tốt dẫn đến bất đồng quan điểm về nhận thức mà chuộc lợi về mình dẫn tới mâu thuẫn chiến tranh, khổ đau cho nhau.

Chúng ta không nên cố chấp, không nên chia rẽ, miệt thị tư tưởng này tốt tư tưởng kia không tốt dẫn đến bất đồng quan điểm về nhận thức mà chuộc lợi về mình dẫn tới mâu thuẫn chiến tranh, khổ đau cho nhau.

Tư duy chính niệm với phương pháp sư phạm: có thể định hướng mục tiêu chính xác, đưa ra phương pháp, cách thức logic khoa học, nhanh gọn đúng. Tư duy chính niệm là một phương pháp ứng dụng vào thực tiễn để giúp con người thực tập thiền, thực tập giảng dạy, thực tập cảm giác có kết quả để so sánh với phương pháp cũng như công cụ thô sơ máy móc xưa. Giả thiết, một tâm người có thể tư duy một giây có thể biết được vạn thế giới vô thường, một máy móc gõ đợi cập nhật mãi mới có thể biết được thế giới vô thường. Tư duy chính niệm vừa là khách thể tham gia, vừa có thể là chủ trì điều khiển tìm ra phương pháp mới của một bộ môn nào đó. Theo dõi tư duy của con người có hiểu biết trong quá trình đó, đồng thời nó còn chứa đựng một triết lý duyên sinh, vô ngã của mọi sự vật, hiện tượng. Nếu như trong khi nghiên cứu phương pháp sư phạm, người nghiên cứu muốn tìm ra mục tiêu hay mục đích tốt nhất thì cần phải có chính niệm trước tiên. Vì chính niệm về phương pháp, cách thức rõ ràng để diễn tả, theo dõi, đều chỉnh, vận dụng theo logic nhằm đạt mục tiêu tốt nhất.

Tư duy chính niệm đối với gia đình, Phật tử tại gia: Phật tử tại gia hơn người bình thường là họ đã được tiếp cận với nền giáo lý tu học thiền học, biết tư duy chính niệm, biết thở ra ta biết ta đang thở ra ta chính niệm, thở vào ta ý thức chính niệm thở vào. Thở ra thở vào ta đều quán chiếu thấy hơi thở ra vào theo một dòng hơi thở duyên sinh vô ngã, dòng hơi thở này trong mát, như xúc tác xóa niềm đau biến thành hạnh phúc, nên thở ra thở vào ta nương vào đó để tu tập, gạn bỏ tâm tham - sân - si, để có được tâm thư thái, tự tại.

Người tu hành cần chất tu sáng, có khái niệm rõ ràng về tư duy chính niệm: tư duy là suy nghĩ, thiền định, định tâm tại một điểm, biết điểm đó là chân thật tính, là chân thật đạo đức, là do duyên sinh, thực tính vốn là không tính, dựa vào đó mà tĩnh được tâm, sinh trí tuệ, tâm thanh thản, ý nghĩ làm lành mới có thể dẫn tới thân tâm tự tại.

Người tu hành cần chất tu sáng, có khái niệm rõ ràng về tư duy chính niệm: tư duy là suy nghĩ, thiền định, định tâm tại một điểm, biết điểm đó là chân thật tính, là chân thật đạo đức, là do duyên sinh, thực tính vốn là không tính, dựa vào đó mà tĩnh được tâm, sinh trí tuệ, tâm thanh thản, ý nghĩ làm lành mới có thể dẫn tới thân tâm tự tại.

Tư duy chính niệm giúp cho mọi người luôn tỉnh thức, sống yêu thương lẫn nhau, gần gũi nhau, khi ốm cũng như khi khỏe. Người ta nói khi nghèo nhờ điều kiện hợp lý thành tri thức, người giàu về vật chất, kém về tinh thần – văn hóa là hay quên mất bản chất của con người, nhiều khi quên đi cái đạo hiếu làm con, cái tình làng nghĩa xóm, đặc biệt quên đi hạnh phúc của một gia đình bé nhỏ của mình. Mỗi ngày, mỗi chúng ta học hành nghiên cứu, thực hành chính niệm tư duy kỹ lưỡng thì chúng ta cảm nhận được năng lượng trong ta dồi dào, ta khỏe mạnh, minh mẫn, gắn kết gia đình.

Ví dụ: ta tập lắng nghe lời của người thân trong gia đình nói, ta suy nghĩ thật kỹ, thật lâu, ta phân tích có lý có tình, nếu ta trả lời câu này mà không có lợi không làm cho người vui vẻ, lời đó không đúng ta sẽ không trả lời. Nếu lời nói ra mà dài không đem lại sự đúng đắn thì ta nên nói gọn lại sẽ đem lại an vui cho mọi người. Nếu câu trả lời của ta mà làm cho mọi người tức giận, ta nên xin lỗi, hoặc ghi lại, có cơ hội ta chia sẻ để mọi người thông hiểu, đồng cảm với ta. Có thể nói chính niệm giúp ta nhìn nhận rõ con người của mình cần gì, muốn gì, để tư duy, hành động hợp lý với mọi người trong gia đình, đem lại lời hay, ý đẹp, hành động văn hóa tốt, giúp ta có một gia đình, một xã hội hạnh phúc, hoàn hảo theo triết lý duyên sinh. Thế nên Phật tử cần hiểu tầm quan trọng của tư duy chính niệm như:

“Sám hối nương duyên đồng vạn kiếp

Tâm từ trí tuệ phá tâm tà

Chính niệm tư duy tam muội ấn

Xả tu tu xả mới là tu”.

Tư duy chính niệm giúp cho mọi người luôn tỉnh thức, sống yêu thương lẫn nhau, gần gũi nhau, khi ốm cũng như khi khỏe.

Tư duy chính niệm giúp cho mọi người luôn tỉnh thức, sống yêu thương lẫn nhau, gần gũi nhau, khi ốm cũng như khi khỏe.

Hạn chế của Tư duy chính niệm là một khái niệm khó nhận thức, khó tiếp thu, khó ứng dụng đối với người mới tiếp cận, kể cả nhiều người đã tu tập lâu không đủ duyên cũng khó bề hiểu cặn kẽ. Nếu không đến nơi cho mình là giác ngộ hành đạo bừa bãi ảnh hưởng tới đạo pháp và dân tộc. Như nói xấu chư tăng, phá giới, buôn thần bán thánh, hủy hoại tam bảo... ảnh hưởng tới an sinh toàn cầu.

Giải pháp giảm mặt hạn chế của tư duy chính niệm với thế giới hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng thấm nhuần tư tưởng triết lý Phật giáo. Vấn đề tư duy chính niệm của Phật qua Từ - bi - hỷ - xả, Vô ngã vị tha, Cứu khổ cứu nạn. Từ giáo lý đó, Hồ Chí Minh nói: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng… Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”1. Đó là một phát biểu ảnh hưởng sâu nặng về cách tư duy chính niệm.

Người ta nói khi nghèo nhờ điều kiện hợp lý thành tri thức, người giàu về vật chất, kém về tinh thần – văn hóa là hay quên mất bản chất của con người, nhiều khi quên đi cái đạo hiếu làm con, cái tình làng nghĩa xóm, đặc biệt quên đi hạnh phúc của một gia đình bé nhỏ của mình.

Người ta nói khi nghèo nhờ điều kiện hợp lý thành tri thức, người giàu về vật chất, kém về tinh thần – văn hóa là hay quên mất bản chất của con người, nhiều khi quên đi cái đạo hiếu làm con, cái tình làng nghĩa xóm, đặc biệt quên đi hạnh phúc của một gia đình bé nhỏ của mình.

Mỗi con người chúng ta cần xem xét kỹ, trao đổi, chia sẻ học tập, nghiên cứu, thực hành về tư duy chính niệm của Phật giáo thông qua nhiều ngành, ứng dụng các khoa học công nghệ vào để nhận biết rõ về giá trị của tư duy chính niệm hơn, ta biết có thể hướng dẫn cho người khác hiểu, chúng ta biết ta đang tư duy đúng đắn, suy nghĩ đúng việc ta đã tư duy, làm việc ta đang làm, một cách rành mạch, luôn biết tiếp thu ý kiến hay, xóa bỏ những ý kiến lỗi thời (chấp thủ), luôn tinh tiến rèn luyện cử chỉ hành động đẹp, làm những việc có lợi cho mọi người, phù hợp với lối sống đạo đức con người trong xu thế toàn cầu hóa, biết giúp đỡ lẫn nhau, thông cảm tha thứ cho nhau, cùng sống cùng làm việc với trách nhiệm chung của xã hội, tôn trọng ý kiến tập thể, được vậy sẽ góp phần cho đạo đức con người cao hơn, giảm nguy cơ chiến tranh, bớt ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng giảm, nhận thức đúng đắn cao, tư duy trong sáng hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm