Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/11/2019, 08:52 AM

Hạng mục đặc biệt ở các ngôi chùa Phật giáo

"Hạng mục" - dùng từ của ngành xây dựng, kiến trúc, dấu ngoặc kép có ý tứ nhấn mạnh sự thiêng liêng thay cho từ hạng mục quá ư vật chất. 

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chùa Việt

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đấy chính các tháp – nơi bậc tôn túc, khai sơn tạo tự, chư tôn thiền đức và quý tăng ni, cư sĩ hữu công có công hạnh và đóng góp lớn cho phật giáo và ngôi già lam lúc sinh tiền, khi vãng sanh nhập vào tháp để tồn tại cùng ngôi chùa trong một khối kiến trúc hoàn chỉnh. Chuyện về tháp, các ngôi tháp ở các ngôi chùa, khó viết trong vài dòng …

Cơ sở Phật giáo, bất luận thuộc hệ phái (Bắc Tông, Nam Tông, Khất Sĩ…), tháp ở vị trí đặc biệt, được chăm sóc đặc biệt, và khách hành hương đặc biệt kính ngưỡng lễ vọng khi viếng chùa.

Phật giáo Nam tông Khmer có cả vườn tháp đôi khi tập hợp rất nhiều tháp, chiếm không gian rộng trong khuôn viên chùa.

Các ngôi chùa ngoài  Nam tông Khmer các ngôi tháp, đôi khi chỉ một ngôi  tháp, nơi bậc khai sơn tạo tự nhập niết bàn - không thành một vườn tháp như bên Nam Tông Khmer.

Bài liên quan

Chùa Long Phước (nơi đặt văn phòng ban trị sự phật giáo tỉnh Bạc Liêu) ở phường 5 – thành phố Bạc Liêu, các tháp được xây dựng lớn, cao, công phu, theo mô típ kiến trúc Huế, ở bên tả chính điện, dành cho cố hòa thượng thích huệ hà, và các vị hòa thượng hữu công…Viếng tháp, hành lễ và suy ngẫm về sự nghiệp, công đức các vị tôn túc, một trải nghiệm tâm linh đặc biệt.

Chùa cùng tên Long Phước ở Long Điền - Đông  Hải - Bạc Liêu, bên tả chính điện bề thế là tháp vị Hòa thượng khai sơn, cũ mòn vết thời gian, vây bọc máy phía bởi đồng cây nước mặn. Xa xa bên hữu chính điện tháp còn mới màu vôi với di ảnh sư bà Diệu Pháp – bậc trú trì vừa viên tịch chưa lâu. 

Chùa Hang (Hay còn gọi là Chùa Phước Điền) trên Núi Sam – An Giang, leo núi, trước khi vào chính điện, bên hữu có tháp bậc khai sơn rất kiên cố, trầm mặc, thiêng.

Chùa Thiên Châu ở Tân An, Long An cơi nới xây dựng hoàn thiện  mới chưa lâu, các tháp bên hữu chính điện lại là nơi nhập niết bàn của bậc cư sĩ. Hòa thượng Thích Minh Thiện chia sẻ về công hạnh quý cư sĩ hữu công đã đóng góp rất nhiều cho chùa, những tấm gương tu học nghiêm cẩn. Trường hợp này không phổ biến.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chùa An Thạnh Linh ở thị trấn Hòa Bình, Bạc Liêu, các tháp cũng ở khu bên hữu, bậc khai sơn nhập niết bàn từ rất lâu, bia cũ mòn vẹt chữ song công hạnh vẫn còn đậm nét trong lời kể của sư cô trú trì.

Trong sương mù sớm mai dày che kín tầm máy ảnh, leo từng bậc thang bên dòng suối mát lạnh, men theo rừng trúc lên đỉnh ngọa vân, trải nghiệm tháp thiêng bậc thiền sư vĩ đại thực khó quên, Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và tháp được lập ở đây.

Bài liên quan

Tháp một “hạng mục” đặc biệt của các ngôi chùa. Khi đến viếng cõi thiêng trang nghiêm thanh tịnh, sau khi hành lễ ở tam bảo nơi chính điện, lễ các ban thờ, thành tâm lễ thánh tượng ngoài trời, đương nhiên viếng tháp để tri ân bậc khai sơn tạo tự hay bậc truyền  thừa hay bậc có công hạnh tu học đóng góp cho ngôi già lam trong nhiều thời kỳ, và sau đấy đảnh lễ bậc trú trì đương thời- một phép tắc hoàn mãn trải nghiệm tâm linh nơi cửa thiền.

Tháp là nét đặc trưng về kiến trúc công trình Phật giáo, có tính thiêng liêng. Không duy mỗi chuyện nhập niết bàn, nơi an nghỉ nhục thân bậc tu hành, tháp còn mang tính biểu tượng như tháp thờ y bát của lục tổ huệ năng bên tào khê hay như mới đây Hòa thượng Thích Minh Thiện có chia sẻ với người viết về tâm nguyện lập tháp tại chùa Thiên Châu (Tân An) cho ân sư vốn đã nhập tháp bên chùa cũ cũng trong thành phố này, “tháp vọng”- một công trình tượng trưng. Đấy cũng lại một nét riêng.

Viếng chùa, viết đôi nét về tháp, như một thu hoạch trên đường học Phật…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm