Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/05/2020, 09:42 AM

Hạnh phúc đích thực từ trái tim chân thành

Mục đích của con người khi tồn tại trong cuộc sống đó là việc tìm kiếm giá trị hạnh phúc. Bởi hạnh phúc mang đến cho con người sự thanh bình, an nhiên, tự tại. Con người có thể hạnh phúc với điều mình nghĩ, điều mình làm. Nhưng đó có phải là hạnh phúc đích thực mà con người muốn hướng đến hay chưa?

Hạnh phúc và phước đức trong thiền quán

Nhìn nhận về hạnh phúc đích thực

Khi tồn tại, con người đều có nhu cầu và mong muốn được hạnh phúc. Thế nên con người luôn tìm kiếm giá trị hạnh phúc trong chính cuộc sống của mình. Nhiều người từng quan niệm, hạnh phúc là phải có tiền, có địa vị, có tiếng nói trong xã hội. Cũng có người nghĩ, hạnh phúc đơn giản là làm điều mình yêu, làm điều mình thích. Hay hạnh phúc là sống một cuộc đời tự tại trong xã hội thiên biến này. 

Con người vẫn lầm tưởng khi đạt được một điều gì đó, bản thân mình sẽ hạnh phúc. Nhưng thật ra, đó lại là niềm hân hoan vui sướng, đan xen với xúc cảm của sự tự mãn. Hạnh phúc phải là những thứ vượt trên ngoại vi của niềm vui sướng ấy.

Hạnh phúc không chỉ là kết quả sự thành công. Mà nó phải có sự gắn kết với giá trị và ý nghĩa mang đến. Hạnh phúc đích thực phải xuất phát từ quan điểm, tư duy nhìn nhận và tiếp cận đời sống. Nó không chỉ làm con người vui sướng, thỏa mãn, mà nó phải mang đến sức mạnh lan tỏa cộng đồng. 

Hạnh phúc chân chính, đích thực phải giúp cho người thoát khỏi những đau khổ. Biết buông bỏ muộn phiền tham – sân – si, biết yêu thương và biết ban phát lòng từ bi bác ái. Hạnh phúc đích thực giúp con người hài lòng, mãn nguyện nhưng không mang đến khoái lạc cá nhân. 

Hạnh phúc đích thực không phải là những suy nghĩ xa vời, những hành động vĩ mô. Mà giá trị đích thực của hạnh phúc chính là việc làm xuất phát từ trái tim chân thành.

Hạnh phúc đích thực không phải là những suy nghĩ xa vời, những hành động vĩ mô. Mà giá trị đích thực của hạnh phúc chính là việc làm xuất phát từ trái tim chân thành.

Hạnh phúc và hạnh phúc đích thực

Hạnh phúc từ sự buông bỏ và hành động

Trong cuộc sống, để tìm kiếm hạnh phúc đích thực, con người phải biết buông bỏ và hành động. Sự buông bỏ khiến con người thoát khỏi những hỷ – nộ – ái – ố hồng trần. Sự buông bỏ giúp tâm con người thanh tĩnh, hanh thông để nhìn nhận giá trị cuộc sống. Và sự buông bỏ giúp con người có đủ ý chí, sức mạnh để hành động. 

Đức Phật đã dạy, cuộc đời là vô thường, hãy buông bỏ điều xa vời và hãy làm điều có ích. Những oán hờn, thù hằn, hờn ghét chỉ là xúc cảm nhất thời. Sống, hãy biết thứ tha, mở lòng từ bi, nhân ái của mình để thấy hạnh phúc hơn. Khi cho đi, con người không chỉ làm đời hạnh phúc mà còn làm cho chính mình hạnh phúc. Đó là hạnh phúc cao đẹp, hạnh phúc đích thực đáng để tìm kiếm. 

Hạnh phúc của mỗi người ra sao đều được quyết định bởi sự hành động cá nhân. Cuộc sống luôn đầy rẫy hạt mầm của sự đau khổ. Điều quan trọng là con người hành động như thế nào để tồn tại trong cuộc sống này. Những sự sân si, thờ ơ, vô cảm, thụ động sẽ tạo nên lộc non đau thương. Nhưng những sự tích cực, chủ động, quan tâm, sẻ chia sẽ tạo thành lộc non hạnh phúc. 

Chân thành từ chính việc trân trọng cuộc sống hiện tại. Hãy biết cố gắng làm những điều mình chưa làm được. Hãy biết cố gắng quan tâm những người xung quan mình nhiều hơn.

Chân thành từ chính việc trân trọng cuộc sống hiện tại. Hãy biết cố gắng làm những điều mình chưa làm được. Hãy biết cố gắng quan tâm những người xung quan mình nhiều hơn.

Cuộc đời hạnh phúc hay cuộc đời ý nghĩa

Hạnh phúc đích thực xuất phát từ trái tim chân thành

Hạnh phúc đích thực không phải là những suy nghĩ xa vời, những hành động vĩ mô. Mà giá trị đích thực của hạnh phúc chính là việc làm xuất phát từ trái tim chân thành. Sự chân thành sẽ mang đến cho con người những xúc cảm thăng hoa. Nó vượt lên niềm khát khao vui sướng hằng ngày. Nó làm cho lòng người thanh thản, lạc quan, an yên. 

Chân thành từ chính việc trân trọng cuộc sống hiện tại. Hãy biết cố gắng làm những điều mình chưa làm được. Hãy biết cố gắng quan tâm những người xung quan mình nhiều hơn. Hãy biết cố gắng sống hết mình, sống không chỉ cho mình mà còn sống cho người, cho đời. 

Chân thành từ chính trái tim và tấm lòng biết san sẻ với cộng đồng. Ở ngoài kia xã hội vẫn còn vô vàn những hoàn cảnh bất trắc, nghèo khổ. Họ cần những lời động viên, những chia sẻ và sức mạnh để vươn lên. Vì vậy, hãy mang trái tim yêu thương của mình để giúp họ có thêm tinh thần và động lực để vượt qua khó khăn.

Hạnh phúc đâu phải là những điều quá xa xôi. Hạnh phúc đơn giản là những suy nghĩ và hành động từ trái tim chân thành. Hạnh phúc đích thực chính là giá trị của việc con người nhìn nhận và cư xử với cuộc sống. 

> Xem thêm video Đức Phật dạy về phương pháp làm chủ bệnh tật:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm