Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/05/2019, 19:00 PM

Hạnh phúc tự thân

Hạnh phúc là trạng thái khinh an, hỷ lạc của tự thân, còn nếu nhờ vào cách đối đãi, cư xử làm hài lòng của người khác thì chỉ là thứ hạnh phúc dễ dẫn đến phiền muộn khổ đau, nhất là khi tình huống ứng xử bên ngoài thay đổi.

Càng nối kết gắn bó trong tham ái với quyến thuộc, đệ tử thì giao tiếp ứng xử càng tỏ ra tâng bốc khách sáo, xem mình có làm điều gì đó cho người khác phải phật ý, phật lòng hay không. Chính điều này làm cho mối quan hệ dần trở nên mất vô tư. Tạo mối quan hệ bằng cho tặng biếu xén quà cáp, ca ngợi tán tụng nhau, trở thành một mối quan hệ có đi có lại, bởi có đi có lại mới “toại” lòng nhau. Khi toại lòng nhau thì củ ấu cũng tròn, không toại lòng nhau thì bồ hòn cũng méo.

Nên ở đây đã xuất hiện những mầm mống ban đầu của tham sân si. Sở tham là sở hữu nhà, sở hữu xe, sở hữu tiền bạc, sở hữu quyến thuộc, sở hữu tình thân, cùng hội cùng thuyền, cùng tư tưởng chủ nghĩa... Sự sở hữu, bao chiếm này cũng có những niềm vui thoả mãn, thích thú nhưng cũng rất dễ dẫn đến khổ đau khi điều đó thay đổi hay mất đi.

Tạo mối quan hệ bằng cho tặng biếu xén quà cáp, ca ngợi tán tụng nhau, trở thành một mối quan hệ có đi có lại, bởi có đi có lại mới “toại” lòng nhau. Khi toại lòng nhau thì củ ấu cũng tròn, không toại lòng nhau thì bồ hòn cũng méo.

Tạo mối quan hệ bằng cho tặng biếu xén quà cáp, ca ngợi tán tụng nhau, trở thành một mối quan hệ có đi có lại, bởi có đi có lại mới “toại” lòng nhau. Khi toại lòng nhau thì củ ấu cũng tròn, không toại lòng nhau thì bồ hòn cũng méo.

Bài liên quan

Sợ hãi, xót xa, đau khổ, hối hận, căm tức, thù ghét, oán trách sẽ tăng lên khi tình thân ấy bị phản bội. Và đương nhiên khi các trạng thái tâm này xuất hiện thì nó cũng đồng thời gọi mời sở hữu si cùng đến góp vui. Si là trạng thái mê mờ, mù mịt, chìm đắm ngăn che không lối ra. Do đó khi tâm thù hận nổi lên, đôi lúc cũng nhìn ra hệ quả, nhưng do các trạng thái tâm bất thiện như triền cái, phóng dật, vô tàm vô quý xui khiến, thúc giục, động viên, và do tập khí nhiều đời thôi thúc nên thù oán quyết liệt tới mức gần như không còn đường lùi bước nữa. Vì thế tình thương của ái dục luôn đem đến dính mắc, khổ đau. Bởi vậy con cãi cha mẹ thì cha mẹ đau khổ, cha mẹ không quan tâm con cái thì con cái hờn trách.

Các mối quan hệ nối kết với nhau bằng tâm yêu ghét gì thì cho ra hình ảnh biểu hiện tương ứng. Con họ cưới gả mình đi mừng bạc triệu, đến khi con mình cưới gả, họ đi mừng bạc trăm. Thế là khởi lên so sánh hơn thua, phiền trách, từ đó rạn nứt mối quan hệ, nhẹ thì không giao du, nặng thì đàm tiếu, nói vụng, nói xấu nhau, và thế là đau khổ.

Trong giao tiếp ứng xử đời thường, đôi khi thân khẩu ý chúng ta cũng mất kiểm soát, nhưng khi biết dừng đúng lúc thì sẽ trở về trạng thái tự chủ sáng suốt, thân tâm xả bỏ nhẹ nhàng.

Trong giao tiếp ứng xử đời thường, đôi khi thân khẩu ý chúng ta cũng mất kiểm soát, nhưng khi biết dừng đúng lúc thì sẽ trở về trạng thái tự chủ sáng suốt, thân tâm xả bỏ nhẹ nhàng.

Bài liên quan

Trước mình nâng đỡ giúp nó bước vào đời, nay nó quên ơn, thật là đáng khinh đáng giận. Rõ ràng thân tâm chúng ta bị dẫn dắt bởi các trạng thái tâm như vậy trong từng giờ từng phút. Cho nên khởi lên niềm an lạc và hạnh phúc tự thân là để điều hướng các trạng thái tâm bất thiện khi chúng không ngừng đem đến sự bực bội, lo lắng, hoài nghi, bất an, đối phó, hơn thua cho ta.

Bất cứ trạng thái hiện khởi nào của tâm cũng dẫn đến sự xung đột trong vận hành của tứ đại nơi thân, giận lên thì đầu óc mất bình tĩnh, nói hơn phần người ta một chút thì hỉ hả... Vì vui buồn quá đà, thất thường mà dẫn đến mất ăn mất ngủ, bỏ bê thời khoá công phu và việc làm. Khi tinh tấn cần chuyên hàng ngày mất đi thì định tuệ cũng vì thế giảm sút.

Trong giao tiếp ứng xử đời thường, đôi khi thân khẩu ý chúng ta cũng mất kiểm soát, nhưng khi biết dừng đúng lúc thì sẽ trở về trạng thái tự chủ sáng suốt, thân tâm xả bỏ nhẹ nhàng. Bằng không, có khi chỉ vì một câu nói, một lời bình không vuốt ve bản ngã của mình, chúng ta sẽ cay cú và để tâm hơn thua đeo đẳng, nhập sâu tàng thức, đánh mất thiện căn thuần khiết.

Các tâm ma trong chuỗi “tham sân si” bao giờ cũng mong mỏi người khác tán thành kết nối với điều mình nói và làm chưa cần biết là đúng hay sai, nên khiến cho mình tưởng mình cao vút, tưởng mình là đạo sư cứu khổ, tưởng mình là chân lý, đạo đức sáng ngời... Sự lừa phỉnh của ác ma vẫn luôn ngọt ngào quyến rũ như thế. Nên đôi khi đang cứu chữa cho quyến thuộc của ma chứ không phải cứu người mà ta vẫn không hề hay biết. Nhưng dù có cứu bệnh cho người cũng không bằng làm sáng cái thiện ở nơi người, mở cái lòng bao dung ở nơi người.

Ở đời cứ cư xử chừng mực, học Phật giữ được thái độ khách quan nhiều chừng nào tốt chừng ấy, và nếu giữ tâm không vụ lợi thì đối đãi tốt nhưng cũng đừng nặng lòng với ai cả, vì nặng lòng quá sẽ dẫn đến ái nhiễm, uế nhiễm

Ở đời cứ cư xử chừng mực, học Phật giữ được thái độ khách quan nhiều chừng nào tốt chừng ấy, và nếu giữ tâm không vụ lợi thì đối đãi tốt nhưng cũng đừng nặng lòng với ai cả, vì nặng lòng quá sẽ dẫn đến ái nhiễm, uế nhiễm

Ác ma chẳng phải khi nào cũng phải xuất hiện với khuôn mặt dữ tợn, bởi rõ ràng có những kẻ giết chết bạn mình với lý do rất đơn giản là mời rượu mà không uống, hay do nói khác ý mình... Có thể nói, những niềm vui thú hỷ lạc ái nhiễm quyến thuộc của thế gian có lực chiêu dụ rất mạnh. Do đó, sự tiết chế trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi chúng ta bị các trạng thái tâm bất thiện thôi thúc, xui khiến, đưa đường chỉ lối.

Đôi khi tâm vừa khởi điều thiện thì điều ác chen vào thôi thúc, cũng chỉ đếm bằng sát na thôi mà vết trượt đã dài lắm rồi. Đó cũng là hình bóng của ác ma. Vì vậy ở đời cứ cư xử chừng mực, học Phật giữ được thái độ khách quan nhiều chừng nào tốt chừng ấy, và nếu giữ tâm không vụ lợi thì đối đãi tốt nhưng cũng đừng nặng lòng với ai cả, vì nặng lòng quá sẽ dẫn đến ái nhiễm, uế nhiễm.

Vậy trở về với hạnh phúc tự thân cũng là trở về với chân tâm thường trú, thiện ác khởi lên thấy biết rõ ràng!

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm