Nguyện ước trong hành trình dấn thân phụng sự Đạo Pháp
Vì sự nghiệp xiển dương chánh Pháp, trong nhiều năm qua, Ban Biên tập luôn nỗ lực tạo lập và vận hành Cổng thông tin nhằm cung cấp nguồn tài liệu phong phú về Phật pháp đã được xác thực và được trình bày một cách thực tiễn và miễn phí đến độc giả và Phật tử trong và ngoài nước.
Để thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp lợi sinh, luân chuyển bánh xe Pháp, truyền tải giáo lý Phật giáo, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đối với nhân sinh và sự nhiệm màu trong giáo pháp của Đức Phật đến với đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân, những người yêu mến đạo Phật trong thời đại công nghệ 4.0. Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tên miền Phatgiao.org.vn là cơ quan ngôn luận chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh được bề dày lịch sử của Phật giáo Việt Nam cũng như chiều sâu về tâm linh, tu tập, văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung, đồng thời phục vụ công tác truyền thông Phật giáo, hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và lan tỏa Chánh pháp, cung cấp nguồn tài liệu phong phú về Phật pháp, đã được xác thực và được trình bày một cách thực tiễn, giúp cho Phật tử, Tăng Ni và bạn đọc trong nước và quốc tế tiếp cận với trí tuệ của Đức Phật một cách thuận lợi, dễ dàng, miễn phí.
Tại đây, ngoài việc được tiếp cận với trí tuệ của Đức Phật, với giáo lý của của Ngài để lại, với những thông tin Phật sự trong nước và quốc tế, quý Phật tử, cá nhân, du khách còn được sống trong niềm vui hỷ lạc của những câu chuyện gieo mầm thiện, tinh thần dấn thân vì đạo pháp và sẻ chia vì cộng đồng Phật tử và xã hội.
Cổng thông tin được Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng cùng sự nỗ lực của Trưởng Ban biên tập – cư sĩ Thiện Đức và đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng như sự cộng tác nhiệt tình của Chư Tôn đức Tăng, Ni trong và ngoài nước đã có bước đột phá đáng kể về nội dung, trải nghiệm của bạn đọc, tốc độ tải trang và lan truyền thông tin từ bi, vô uý thí an lành trên internet.
Phật dạy về Phước báu thù thắng của việc bố thí
Theo dữ liệu thống kê từ comScore - công ty hàng đầu trong việc đo lường đối tượng, nhãn hiệu và hành vi người tiêu dùng internet, Cổng thông tin Phật giáo - Phatgiao.org.vn đứng thứ 3 trong top 5 website có lượng người dùng nhiều nhất trong lĩnh vực đời sống tính đến tháng 8/2019. Theo Google Analytics – công cụ giúp đánh giá tình trạng tổng thể của website, Cổng thông tin Phatgiao.org.vn đã tạo được gần 50 triệu lượt truy cập trong năm 2019, và trong năm 2020, trang nhà tiếp tục đón 45 triệu lượt độc giả, vẫn giữ vị trí website chuyên biệt về thông tin Phật giáo có lượng bạn đọc lớn nhất Việt Nam.
Đây là lượng độc giả lớn nhất từ trước đến nay, và cũng là kênh lan toả hữu hiệu hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Chư Tôn đức Tăng, Ni, việc Phật sự, cũng như thẩm thấu giáo lý Phật đà tới hàng chục triệu Phật tử và người mến mộ đạo Phật, góp một phần khiêm tốn cho công cuộc hoằng dương Chánh Pháp.
Báo cáo của comScore về trang Phật giáo
Ban Biên tập nhận thấy đây là nguồn khích lệ rất lớn đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất, biên tập và phát hành tin tức. Đây chính là sự tăng trưởng của trang nhà Phatgiao.org.vn trong suốt thời gian qua, dựa trên những nỗ lực bài bản, chuyên nghiệp và có phong cách. Đặc biệt, với tinh thần dấn thân phụng sự vì sự nghiệp xiển dương chánh Pháp, trong nhiều năm qua, Ban Biên tập luôn nỗ lực tạo lập và vận hành Cổng thông tin nhằm cung cấp nguồn tài liệu phong phú về Phật pháp đã được xác thực và được trình bày một cách thực tiễn và miễn phí.
Trang nhà hoạt động phi lợi nhuận từ nhiều năm nay. Trưởng Ban biên tập trang nhà từ khi hoan hỉ đón nhận trang vào tháng 10/2018 đến nay không nhận một đồng thù lao nào. Nguồn tài chính được tài trợ bởi cư sĩ Từ Vân được dùng để duy trì hệ thống, lập trình phần mềm và chi trả cho thuê văn phòng, hành chính, thù lao cho anh chị em phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên và một số ít ỏi khiêm tốn cho cộng tác viên từ cả nước. Tất cả vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, giữ gìn và lan truyền hình ảnh của Đạo Phật. Đây chính là nguồn năng lượng để Ban Biên tập tiếp tục biên tập và làm việc và cũng là nguyện vọng chính đáng của các Phật tử.
Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động số 09/GP-TTĐT ngày 04/04/2014, là Cổng thông tin chính thức của HĐTS và Ban TTTT TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là tiếng nói của giới Phật tử cả nước. Cơ quan chủ quản của Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam là Ban TTTT TW; người chịu trách nhiệm nội dung là HT.TS Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TTTT TW, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nói với Phật
Góc nhìn Phật tử 10:37 15/11/2024Tôi đã từng là một người chạy theo tham vọng. Mỗi ngày, tôi vùi đầu vào công việc, luôn tin rằng hạnh phúc và thành công chỉ có thể đến từ tiền bạc và địa vị. Cuộc sống cứ trôi qua như một dòng chảy hối hả, không chờ đợi ai, và càng lao về phía trước, tôi lại càng thấy mình kiệt quệ.
Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất
Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.
Mẹ là chính một kỳ quan
Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình
Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Xem thêm