Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hãy bao dung nhưng đừng bao che

Bao dung là một trong những đức tính cần tu tập của một vị Bồ-tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, ta cần có trí tuệ để phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của ta không những sẽ gây bất lợi cho người mà cả cho mình.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Bao dung người khác thật không dễ dàng, nó cần sự nhẫn nại, bởi khi chúng ta bị đả kích hoặc bị phê bình sẽ luôn luôn cảm thấy vô lý và bất công. Nếu đối phương là người thân của ta, người bạn tốt hoặc bạn tâm giao càng khiến cho ta không thể chấp nhận. Tuy nhiên, dù có xảy ra thật chúng ta vẫn cần phải khoan dung. 

Khoan dung là một bộ phận của bao dung, nghĩa là cần chấp nhận người đó, hơn nữa cần phải tiếp tục chấp nhận người đó, nếu như  người đó vẫn tiếp tục chống lại ta, ta vẫn phải tiếp tục chấp nhận. Vì vậy, khoan dung là một điều khó thực hiện, nhưng khoan dung hợp lý không những bảo vệ được ta mà còn bảo vệ cho người khác, không những ta không bị đối phương hãm hại ta hoặc khiến ta phải hy sinh mà cón ngăn chặn được những việc mà đối phương sẽ làm để hại người khác, sau này họ sẽ cảm ơn ta. 

Bao dung người khác thật không dễ dàng, nó cần sự nhẫn nại, bởi khi chúng ta bị đả kích hoặc bị phê bình sẽ luôn luôn cảm thấy vô lý và bất công.

Bao dung người khác thật không dễ dàng, nó cần sự nhẫn nại, bởi khi chúng ta bị đả kích hoặc bị phê bình sẽ luôn luôn cảm thấy vô lý và bất công.

Bài liên quan

Giống như con dao chặt lên đá, bề mặt của đá có thể sứt mẻ, tuy nhiên nếu chặt trên một chiếc bông mềm hoặc những vật khác có tính đàn hồi, bề mặt của vật thể sẽ không bị vết xước, con dao cũng sẽ không bị hư hỏng, đó chính là việc lấy “nhu” để chịu đựng sự mất cân bằng của đối phương hoặc sự đả kích khác thường. 

“Nhu” có hai cách, một là sự xoay chuyển, hai là nhượng bộ. Ví như khi người khác muốn đấm ta, ta có thể xoay người hoặc lùi bước, khiến cho họ không chạm vào người ta được. Nhưng có được công phu như vậy cần phải trải qua sự luyện tập, giống như khi tập thái cực quyền, người khác tấn công ta, nếu ta có thể dùng bốn lạng để đẩy được ngàn cân, ta sẽ không cần phải đối diện trực tiếp với đối phương, cũng sẽ không bị đánh đến toàn thân đau đớn. 

Vì vậy, khi bị đối phương tấn công, trước tiên cần nhẫn nại, không nên phản công tức thì, tốt nhất là né tránh, phân tán sự chú ý của đối phương, sau đó mới tìm cách đối phó. Ta có thể tìm cơ hội khác để giải quyết hoặc để cho người đó nhận ra được hành vi đó là sai, khi có sự cách ly về không gian, sự việc trôi đi hoặc có thời cơ để thay đổi tình hình, thậm chí hai bên có thể chuyển thù thành bạn. 

Khoan dung cũng là một trong những đức tính cần tu tập của một vị Bồ-tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, ta cần có trí tuệ để phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của ta không những sẽ gây bất lợi cho người mà cả cho mình.

Khoan dung cũng là một trong những đức tính cần tu tập của một vị Bồ-tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, ta cần có trí tuệ để phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của ta không những sẽ gây bất lợi cho người mà cả cho mình.

Bài liên quan

Chữ “biến” ở trong “biến địch thành bạn” rất quan trọng, bởi vì một khi sự bao dung đến cuối cùng rất dễ biến thành “bao che”. Sau khi ta đã nhường nhịn đối phương một thời gian, dần dần người đó cũng cảm thấy hình như mình đã đánh nhầm người, làm sai việc, cảm thấy có lỗi với ta, quan niệm của người đó có thể bắt đầu có sự thay đổi. Khi cách nghĩ đã thay đổi, ta có thể từng bước nói chuyện để hiểu nhau hơn, hỏi người đó, lúc đó nếu đối xử với người đó như vậy thì sẽ cảm thấy thế nào, hoặc cũng có thể tỏ rõ thiện ý của ta thực sự muốn giúp người đó, không có ý muốn hại, nếu người đó đồng ý nói chuyện, vui vẻ chấp nhận thì ta đã giúp cho đối phương từ bỏ đi sự thù hận trong lòng. 

Khoan dung cũng là một trong những đức tính cần tu tập của một vị Bồ-tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, ta cần có trí tuệ để phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của ta không những sẽ gây bất lợi cho người mà cả cho mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lắng nghe những lời thị phi

Phật pháp và cuộc sống 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Phật pháp và cuộc sống 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Phật pháp và cuộc sống 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Phật pháp và cuộc sống 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Xem thêm