Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hãy biết "dừng lại" trước khi quả báo đến

Hồi trước một món ăn tôi rất thích đó là món mặn thịt gà, chúng khiến tôi mê muội và ăn với cơm ngon lành, nhưng nó là quá khứ rồi. Khi hình ảnh người dân cho gà ăn bằng cách tra tấn, ăn nhồi nhét… tôi đã có cái nhìn khác, thấy nghẹn ở cổ và rùng mình khi ngưng lại để nhìn các hình ảnh đó. 

Người bán hàng lấy từng chai cám với cái ống dài khoảng 25cm, dài tới mức có thể cho chỗ thức ăn đó vào cổ họng mấy chú gà... Một tay túm đầu gà, tay còn lại cầm cái chai cắm thẳng vào cổ họng, bơm mạnh lượng vừa đủ rồi quẳng mạnh vào cái lồng, túm các con khác liên tiếp và dây chuyền như thế... tôi không dám nghĩ lại hình ảnh đó.

Tôi liên tưởng tới việc đi khám nội soi, người ta cho cái ống nhỏ nhẹ nhàng vào cổ họng mình,sau đó bạn đã biểu hiện các trạng thái không ưa như khó chịu nôn ói… tôi giả sử nếu bác sĩ đóng vai người chủ gia cầm cũng mạnh tay một chút tôi đoán bạn sẽ kiện người ta hay làm mọi cách để xử lý họ... Vậy tại sao bạn lại đối xử như vậy với loài nhỏ hơn bạn? 
Ảnh minh họa cắt từ video trên mạng Internet
Lợi nhuận tiền bạc thật sự có sức hút và mang lại niềm an vui như vậy sao?

"Ý dẫn đầu các pháp, 
Ý làm chủ, ý tạo; 
Nếu với ý ô nhiễm, 
Nói lên hay hành động, 
Khổ não bước theo sau, 
Như xe, chân vật kéo "

Tôi nghĩ rằng rất nhiều người biết tới chữ nghiệp, từ đó cũng có một số vị tạm chấp nhận cái nghiệp đó, còn số khác thì do chưa được khai sáng nên còn chấp tướng. Mọi thứ đang diễn ra tốt, cuộc sống của bạn chưa có biến, sức khoẻ rất khoẻ... nhưng mai đây sẽ khác, bạn không thể điểu khiến chúng được, sức khoẻ yếu và bạn cũng không thể khẳng định những thứ của cải vật chất chúng theo bạn mãi mãi... Bạn làm mọi thứ phi pháp và miệng vẫn cười tươi như không hề có gì, có lẽ chữ nghiệp của bạn chỉ là chưa tới, một khi chúng tới thì bạn sẽ biết.

Kinh khủng lắm... có những người trước kia rất giàu có, nhà cao cửa rộng, tiền tài, đầy đủ mọi thứ vật chất tiện nghi chẳng phải bây giờ phải ở một nơi như túp lều đó thôi. Một vụ cháy thiêu rụi mọi thứ hay ham đầu tư chứng khoán, tham lợi, muốn rồi muốn có nữa, có nhiều nhiều nữa... rồi dẫn tới kết cục là phải xa chồng, xa con, suy nghĩ và tìm tới cái chết. Nhưng đó chưa hẳn đã xong, nó để lại nỗi đau cho người ở lại, còn người mất thì có khi vào một cảnh giới nào đó, có thể là cảnh giới tốt có khi lại là xấu, tôi và bạn đều không rõ... Vậy tại sao không sống một kiếp thiện tâm, biết đủ khi còn tại thế?

Khi bạn giàu sang có nhiều tài vật, bạn có nghĩ mình thật hạnh phúc? Vào chùa tôi thấy nhiều người cũng giàu có, họ đi xe sang, có người đón đưa... tôi tự hỏi đầy đủ vậy phải hạnh phúc chứ... Nhưng đó là lúc họ có tuổi cao rồi quay về chốn bình yên, họ chia sẻ sự khổ đau của mình nào là lo tài sản, lo con cái, ngày đêm sống trong sự lo nghĩ… có lẽ càng lên cao, càng giàu có, càng có địa vị người đó càng không an vui tự tại?

Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Ba nghiệp trong đạo Phật thân, khẩu, ý. Đó là ba nghiệp nói lên tất cả hành động của chúng ta: Thân nghiệp là những hành động về thân, như đi, đứng... Khẩu nghiệp là những lời nói phát từ nơi miệng của người, như khen, chê, nói ... và ý nghiệp là những ý tưởng, suy nghĩ, quán niệm. Có lẽ chúng ta cần phải tu học tinh tấn những điều này tuy dễ đơn giản nhưng lại rất khó…

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha. Lúc bấy giờ, tôn giả Lakkhana và tôn giả Moggallana trú ở núi Linh Thứu. Rồi tôn giả Moggallana từ trên núi bước xuống đi qua một chỗ liền mỉm cười. 

Thấy vậy, sau khi khất thực xong, hai vị đi đến đảnh lễ Thế Tôn, tôn giả Lakkhana hỏi tôn giả Moggallana: Do nhân duyên gì khi từ núi Linh Thứu bước xuống tôn giả lại mỉm cười?

Tôn giả Moggallana đáp: Khi tôi từ núi xuống tôi thấy một bộ xương đang đi trên trời. Các con kên kên, quạ và chim ưng đuổi theo cắn mổ nó và nó kêu lên đau đớn. Thấy vậy tôi suy ngẫm “Thật vi diệu thay! Một kẻ như vậy lại trở thành một chúng sinh như vậy, một dạ xoa, mộ tự ngã như vậy”.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỳ kheo: Chúng sinh ấy, này các Tỳ kheo là một đồ tể giết trâu bò ở Rajagaha. Do nghiệp của người đó thuần thục, sau khi bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm và với quả báo còn lại người đó cảm thọ với một tự ngã như vậy.

Qua đó để thấy rằng nhân quả của nghiệp giết hại rất rõ ràng. Nghiệp nhân giết hại không lớn đến nỗi phải yếu mạng thì thường phải chịu nhiều bệnh tật, đau đớn dai dẳng về thể xác. Vì thế mà có nhiều người, có cuộc đời luôn gắn liền với bệnh viện và thuốc thang.

Hoàn cảnh sống của mỗi người ra sao thì do chính mỗi người tự tạo lấy. Hành động có tác ý rất quan trọng, hoàn cảnh sống của mỗi người đều bị quy định bởi hành động có tác ý của chính mình. Hành động quá khứ nói lên hoàn cảnh hiện tại của bạn và hành động của con người bạn ở hiện tại nói lên con người hoàn cảnh của bạn mai sau.

Diệu Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Phật giáo thường thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Phật giáo thường thức 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Phật giáo thường thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Phật giáo thường thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm