Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/06/2023, 12:00 PM

Hãy giữ chánh niệm lúc cận tử

Trong đời sống thường nhật hằng ngày, mình hay tu tập cái pháp môn gì thì thời cận tử, mình hãy để tâm tới pháp môn đó. Ra đi với chánh niệm thì tương lai của mình sẽ rất là thù thắng, rất cao thượng. Ra đi với cái tâm tán loạn thì rất là nguy hiểm, bị đoạ vào cõi khổ đau.

Giữ chánh niệm lúc cận tử, cái lúc mà sắp chết thì cần giữ chánh niệm. Nếu như một người mà trong đời sống thường nhật hằng ngày, người đó hay làm những việc như là bố thí, thì lúc cận tử hãy nghĩ đến việc bố thí của mình, và nguyện sinh thiên hoặc nguyện sinh làm người , trở thành người như thế nào trong tương lai, lúc đó mình nguyện thì nó trở thành tín.

Hay là người ấy hay tụng kinh, lúc cận tử thì hãy nhớ đến những bài kinh. Đang niệm Phật thì lúc cận tử hãy nhớ đến hình ảnh của Đức Phật. Người ấy thường hay giữ giới: năm giới, bát quan trai giới … thì lúc cận tử hãy nhớ đến giới.

Hiểu thế nào về cận tử nghiệp

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người ấy hay ngồi thiền, thì lúc cận tử hãy nhớ đến các pháp thiền. Ví dụ như là từ trước tới giờ mình hành thiền hơi thở, sung mãn rất là lâu năm, thì bây giờ lúc cận tử, mình hãy để tâm vào hơi thở, mình giữ Chánh Niệm và ra đi với cái hơi thở đó.. Thì đấy là mình nhớ lại những thiện nghiệp của mình , nhớ lại những cái pháp môn tu thiện pháp của mình .

Cố gắng duy trì cái tâm tỉnh giác chánh niệm đó đến cái lúc mà mình tắt thở, đừng để nó tán loạn. Vậy cái lúc đấy mình muốn giữ được chánh niệm thì đừng để cái tâm nó loạn xạ, lăng xăng. Những người thân ở xung quanh, người ta phải biết hộ trì. Người ta đừng có gào thét hay đừng có náo loạn lên thì cái tâm của mình luôn hướng về cái thiện nghiệp, cái thiện pháp mình đã làm đấy một cách vững chắc. Mình sẽ ra đi với chánh niệm. Ra đi với chánh niệm thì tương lai của mình sẽ rất là thù thắng, rất cao thượng. Ra đi với cái tâm tán loạn thì rất là nguy hiểm, bị đoạ vào cõi khổ đau .

Bây giờ mình chưa chết thì hãy huấn luyện cái tâm của mình. Tức là thực hành một pháp môn gì đấy rất là sung mãn, rất là mạnh mẽ , rất là thường xuyên. Ví dụ như mình giữ giới hay hành thiền, thì bây giờ mình phải chuyên tâm vào cái pháp thiện đấy hằng ngày, hằng ngày.. Ngày nào cũng dành ra một vài giờ để hành thiền và cố gắng duy trì cái thiện pháp ấy đến lúc chết. Cái thiện nghiệp đấy nó rất là mạnh và mình chết với cái thiện nghiệp đấy thì nó rất là thù thắng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bốn thứ che tâm

Kiến thức 07:56 07/05/2024

Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, dù đã hết sức cố gắng nhưng tâm mình thì lúc tịnh lúc không, trí mình thì khi sáng khi tối.

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Kiến thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Xem thêm