Hiểu đúng về tứ vô lượng tâm
Tứ vô lượng tâm Từ-Bi-Hỷ-Xả định nghĩa theo hướng xác định thường không chính xác, và dễ nhầm lẫn với tình thương yêu thế tục hữu vi hữu ngã, có định hướng tới đối tượng cụ thể.
Tình thương chuyển hoá hận thù và khổ đau
Theo Thầy các tâm Từ-Bi-Hỷ-Xả nên định nghĩa theo cách phủ định sẽ chính xác hơn, vì các tâm này đều là tâm vô hướng:
Tâm Từ: là tâm không sân hận. Khi ai nói gì mình thì tâm mình vẫn bình thản, khi đối diện với nghịch cảnh, hay khi thấy mọi sự đang xảy ra mà tâm sân không khởi lên thì đó là tâm từ.
Tâm Bi: là tâm không hại. Thí dụ khi mình thấy con gián, con muỗi thì mình không ghét, không muốn dẹp nó đi. Đó là tâm không muốn làm hại bất cứ chúng sinh nào, là tâm hoàn toàn vô hướng, khác xa với tình thương yêu thế tục xuất phát từ bản ngã mang tính định hướng đến một hay nhiều đối tượng cụ thể nào đó nên luôn dính mắc.
Tâm Hỷ: là tâm không đố kỵ, không ganh tỵ. Thí dụ khi thấy ai thành công hơn mình, giỏi hơn mình thì mình không có ganh ghét, đố kỵ mà vẫn nhẹ nhàng. Hỷ không có nghĩa là phải vui mừng.
Tâm Xả: là tâm không cố chấp, chuyện gì đã qua cho qua, không chứa chấp trong lòng.
Trong đời sống hàng ngày, bốn yếu tố Từ-Bi-Hỷ-Xả sẽ tự ứng ra từ thái độ tâm rỗng lặng trong sáng một cách tự nhiên khi đối diện với ngoại cảnh. Bốn yếu tố này chỉ tự ứng khi tâm mình sáng suốt và trong lành chứ không phải đạt được do "rèn luyện" hay "thực hành".

Tứ vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn đức tính tiềm tàng trong lòng mỗi người chúng ta.
Tâm cận tử khi chết bất ngờ
Khi một người chết do tự tử vì vô cùng bất mãn về chuyện gì đó, và tâm cố bám chấp vào điều đó nên dù thân đã chết, nhưng tâm thức vẫn bám dính vào nỗi oán hận ấy, vào đối tượng ấy và sẽ phải ở trong cảnh giới đó, ảo tưởng đó rất lâu và rất đau khổ. Như vậy tự tử vốn là để trốn tránh sự thật, tưởng chết đi là hết cho khỏe nhưng trên thực tế thì tâm thức đau khổ ấy vẫn còn nguyên vẹn. Dù thân có chết đi, người ấy vẫn phải trải qua nỗi đau khổ nơi tâm thức mà học ra bài học cho mình.
Khi một người chết bất đắc kỳ tử, tức bị chết bất ngờ, như khi đụng xe thì thân người ấy chết liền. Nhưng dù thân đã chết lâm sàng, thì tâm vẫn trải qua quá trình cận tử (cận tử nghiệp) như bình thường. Lúc đó cuốn phim cuộc đời vẫn sẽ được chiếu lại trọn vẹn. Có khi trải nghiệm này, giấc mơ này trong tâm rất dài, nhưng thời gian vật lý bên ngoài thì có thể chỉ xảy ra trong tích tắc. Nên đừng cho rằng người chết bất đắc kỳ tử là họ không biết gì.
Trong cuộc sống hàng ngày cũng thường xảy ra điều này, có khi mơ giấc mơ rất dài, nhưng tỉnh dậy thì mới qua có mấy phút. Sự thật này cho chúng ta thấy cảm nhận thời gian tâm lý chỉ là tương đối...

Ai đã phát triển được tứ vô lượng tâm trong lòng mình, người ấy đã tạo được trạng thái tinh thần hòa và bình giữa mình và nhân loại, hòa mình được với tất cả vạn vật.
Thầy Viên Minh
Trả lời hỏi và đáp trong khóa thiền số 19 tại chùa Bửu Long năm 2019
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm