Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/02/2021, 15:16 PM

Hiểu và thương được mình trước khi hiểu và thương được người khác

Trước hết, ta phải hiểu được mình là ai. Ta phải hiểu được những yếu kém, những khổ đau, những bế tắc của mình. Ta cũng phải hiểu được luôn những yếu tố tích cực mà ta chưa bao giờ thấy trong ta.

Sống vui sống khỏe - Nghe sâu, hiểu thấu, thương nhiều

Muốn hiểu được, ta cần phải có rất nhiều công phu. Ta tưởng ta hiểu được mình rồi nhưng thực ra ta chưa hiểu được mình nhiều, hơn nữa đôi khi ta còn hiểu lầm. Ta chưa biết mình là ai. Ta chưa hiểu được nỗi khổ niềm đau, ta chưa thấy được giá trị của mình. Những điều Bụt dạy giúp cho ta hiểu được chính mình. Hiểu được thì ta sẽ chấp nhận được mình. Trong chúng ta có những người không chấp nhận được cha mẹ, dòng họ và không chấp nhận được chính bản thân mình tại vì họ không có khả năng hiểu.

Yêu thương nghĩa là hiểu và thương.

Yêu thương nghĩa là hiểu và thương.

Bụt dạy những phương pháp quán chiếu để chúng ta có thể hiểu được chính mình, để chúng ta có thể chấp nhận và thương được chính bản thân mình. Hiểu được mình, chấp nhận và thương được mình thì mới có thể nghĩ tới chuyện hiểu người khác, chấp nhận và thương người khác. Nếu không thì càng thương ta càng làm cho người kia khổ. Đáng lý ra thì tình thương phải mang lại hạnh phúc, nhưng trong phần lớn các trường hợp thì càng thương ta lại càng làm cho người kia khổ và ta cũng khổ theo. Đó không phải là tình thương. Vì vậy ta cần một vị thầy dạy ta thương. Bụt là một vị thầy rất thực tế. Ngài dạy trước tiên ta phải hiểu, chấp nhận và thương được mình. Sau đó ta mới có thể hiểu, chấp nhận và thương được người khác.

Hiểu về tình yêu qua góc nhìn Phật Pháp

Là một người xuất gia, ta có chí hướng muốn giúp đời. Nhưng nếu trong tâm ta còn nhiều khổ đau, bức xúc, bất mãn, cô đơn thì ta sẽ không có hạnh phúc. Ta không hiểu được mình, ta không chuyển hóa, không thương được ta thì làm sao sau này ta có thể giúp được cho người khác? Vì vậy trong những ngày tháng tu tập, ta phải làm thế nào để hiểu, chấp nhận và thương được chính mình.

Chúng ta thường than rằng: “Không ai hiểu tôi, không ai thương tôi!“ Trong khi đó thì ta không hiểu ta và ta cũng không thương được ta. Ta không hiểu, ta không thương được ta thì làm sao ta làm cho người khác hạnh phúc? Người xuất gia cũng như người tại gia, nếu ta không có hạnh phúc thì ta cũng không có khả năng giúp được cho ai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẹ không cần hoàn hảo

Sống an vui 10:35 19/03/2024

Hai lần lột xác, trời thương vẫn giữ cho mẹ gương mặt vẹn nguyên một nét hiền, nhưng thân thể không còn vẹn nguyên và ngón tay bẻ cong hình dấu hỏi thi thoảng vẫn gọi con gái lội ngược dòng, lặng lẽ.

Bạn có hạnh phúc không?

Sống an vui 09:13 19/03/2024

Nếu hiểu hạnh phúc là niềm vui thì đằng sau niềm hạnh phúc đó chắc chắn sẽ có khổ đau. Trong thực hành Phật giáo của chúng ta, hạnh phúc có nghĩa là thoát khỏi đau khổ.

Học hay làm việc cũng là thiền

Sống an vui 16:36 18/03/2024

Công việc ít hay nhiều, cần suy nghĩ hay không, không phải là vấn đề, vấn đề là có trọn vẹn với công việc một cách sáng suốt trầm tĩnh hay không mà thôi. 

Hạt giống hạnh phúc

Sống an vui 14:15 18/03/2024

Cuộc sống chúng ta không do cơ thể làm chủ mà phần nhiều ảnh hưởng bởi tâm tình. Một người vui vẻ hay buồn rầu là do tâm quyết định, đôi khi chỉ cần thay đổi tâm trạng một chút, bạn sẽ thấy vui hơn.

Xem thêm