Thứ sáu, 31/03/2023, 23:00 PM

Hộ niệm lúc lâm chung (Phần 4)

Đến lúc lâm chung, nguồn tự lực suy giảm cần được phụ giúp để hành giả giữ vững chánh niệm khi vãng sanh về cõi Phật. Nguồn tha lực phụ giúp này là sức hộ niệm, là nguồn Trợ lực cần thiết cho mọi chúng sanh khi lìa bỏ cõi trần.

Cuộc sống con Người là thọ nghiệp thế gian, mạch sống lưu thông vận hành do nghiệp lực dẫn dắt theo lý Luân hồi Quả báo. Nghiệp lực do Tha lực của chư Phật, chư Bồ-tát ban ân cứu độ chúng sanh và Tự lực của hành giả do công phu tự giác tự độ tạo nên. Đến lúc lâm chung, nguồn Tự lực suy giảm cần được phụ giúp để hành giả giữ vững Chánh Niệm khi vãng sanh về cõi Phật. Nguồn Tha lực phụ giúp này là sức hộ niệm, là nguồn Trợ lực cần thiết cho mọi chúng sanh khi lìa bỏ cõi trần.

Nguồn Trợ lực này có hay không, mạnh hay yếu tùy thuộc vào hai yếu tố: Chánh Nhân tức Tự lực của hành giả và Trợ Duyên tức Trợ lực của ban Hộ Niệm. Có Nhân và Duyên hội lại mới thành Nghiệp để chuyển vần theo Luân hồi Quả báo. Quán đầy đủ Nhân, Duyên và Quả báo tất hiểu tường tận vai trò và tầm quan trọng việc Hộ Niệm trong đời sống con Người vào giai đoạn chót ở thế gian.

Hộ niệm là hoằng pháp lợi sinh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phụ chú: 

Một trường hợp điển hình

Trích trong truyện Cận Đại Vãng Sanh truyện.

Ông Dương Liên Hàng người tỉnh Triết Giang, nhà nghèo, làm nghề buôn bán, ít học nhưng giải ngộ Phật pháp lại hơn người.

Tháng 9 năm Quý Hợi, ông theo các đạo hữu cùng nhau làm lễ phát nguyện Phát Bồ-đề tâm. Mùa xuân năm sau ông bị bệnh bèn lén phá giới bất sát và xa dần các đạo hữu.

Bệnh nặng thêm, ông tự biết không khỏi được. Ngày 8 tháng 7 ông lễ Phật, chí thành phát lộ, gieo mình sám hối và từ đó ông nhất tâm niệm Phật chờ chết. Các đạo hữu biết sự tình đến thăm và từ ngày rằm các đạo hữu luân phiên đến trợ niệm. Từ đó, tinh thần ông dần dần thanh sảng, thân thể mạnh khỏe.

Đến ngày 17, thấy ông vẫn tươi tinh khỏe mạnh như thường, tin rằng ông đã hết bệnh, các đạo hữu ngưng hộ niệm sắp sửa về nhà. Ông thấy yên lặng, hộ niệm đã dứt bèn kêu lên: Trong giấc mộng, tôi thấy quang minh như năm sáu ngọn đèn điện, tôi chưa đến được Tây phương, cần phải nhờ các đạo hữu hộ niệm suốt đêm nay.

Mọi người nghe nhận thấy có ý lạ bèn cùng nhau to tiếng niệm Phật. Nửa giờ sau, ông bỗng cười và nói: Tôi đã đến Cực Lạc. Ôi ! Hoa sen đẹp quá !. Ôi !. Ao báu rộng lớn quá. Quang minh sáng đẹp quá !. Sau đó, ông nằm yên không cử động trong khi các đạo hữu vẫn tiếp tục hộ niệm, hai mắt ông chăm chú nhìn tượng Phật đặt trên bàn trước giường bệnh. Đến sáng sớm ngày 18 hai mắt ông mới nhắm dần dần và trút hơi thở cuối cùng. Việc hộ niệm vẫn tiếp tục. Đến 10 giờ trưa, mọi người cùng khám thân xác ông thấy mọi chỗ đều lạnh, chỉ trên đỉnh đầu còn ấm nóng. Ông đang vãng sanh về nơi Cực Lạc ở tuổi 30. Đây là dấu hiệu được siêu phàm nhập Thánh.

Kết quả tốt đẹp này do hai điều kiện:

1. Trợ duyên 

– Giúp người lúc lâm chung dứt bặt hết tất cả sự bận tâm như gia cảnh, sự nghiệp, quyến thuộc khóc than...

– Ban hộ niệm phải chí thành tâm niệm đúng pháp.

2. Chánh nhân 

– Người sắp chết phải quên hết tất cả việc thể gian.

– Phải nhất tâm tha thiết niệm Phật như trẻ thơ rớt xuống hố sâu mong mẹ đến cứu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm